Malaysia cho phép 11 lĩnh vực kinh doanh được mở cửa trở lại
Ngày 14/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ không còn coi việc phong tỏa là một biện pháp thích hợp để kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho rằng những hành động như vậy có thể dẫn đến những hệ lụy khác.
Do vậy, chính phủ đã quyết định mở cửa trở lại một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, Giai đoạn 1 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn, sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các lĩnh vực kinh doanh được đề cập là dịch vụ rửa xe ô tô; siêu thị điện máy; cửa hàng đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp; cửa hàng nội thất; cửa hàng dụng cụ thể thao; cửa hàng phụ kiện xe hơi; trung tâm phân phối và bán xe ô tô; chợ sáng và chợ nông sản; cửa hàng quần áo, thời trang và phụ kiện; cửa hàng trang sức cũng như tiệm cắt tóc và trung tâm làm đẹp.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội cùng ngày, Thủ tướng Ismail cho biết chính phủ lo ngại rằng việc phong tỏa kéo dài có thể tác động tiêu cực đến người dân, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe tâm thần. Ông nhấn mạnh việc mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế, mà còn cung cấp không gian và cơ hội để người dân cải thiện cuộc sống của họ.
Ông cho biết quyết định được đưa ra sau khi Bộ Y tế đã đánh giá rủi ro và cân nhắc về tỷ lệ tiêm chủng. Đến thời điểm hiện tại, 74,7% dân số trưởng thành của Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Đề cập đến những lưu ý khi quy định giãn cách dần được dỡ bỏ đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng, Thủ tướng Ismail cho rằng mặc dù một số lĩnh vực được phép mở cửa trở lại song phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, xuất trình chứng nhận tiêm chủng đủ 14 ngày.
* Tại Australia, Thống đốc Ngân hàng dự trữ Australia (RBA) Philip Lowe ngày 14/9 nhận định việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa phòng chống đại dịch COVID-19 càng sớm càng tốt một cách an toàn là hết sức cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang trong tình trạng rất khó khăn.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong bối cảnh hai bang lớn nhất ở Australia là New South Wales và Victoria đang nới lỏng dần các hạn chế phòng chống chủng Delta và hướng tới ngưỡng tiêm chủng đầy đủ 70% trong tháng tới, Tiến sĩ Lowe cho biết các doanh nghiệp lớn đang ứng phó tương đối tốt với tác động của đại dịch COVID-19, nhưng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với các điều kiện rất khó khăn, chỉ có thể hoạt động trong trạng thái “chờ đợi, tồn tại” do doanh thu sụt giảm mạnh.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Australia cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ đang giúp nhiều cho các doanh nghiệp, nhưng việc kéo dài các lệnh phong tỏa sẽ khiến mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn và gây thiệt hại ngày càng lớn hơn cho các các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đối với một số doanh nghiệp, thời gian chờ đợi là có giới hạn và do đó chính phủ cần mở cửa trở lại nền kinh tế càng sớm càng tốt một cách an toàn.
Số tiệu từ công ty cung cấp phần mềm kế toán MYOB cho thấy quỹ tiền mặt của các doanh nghiệp nhỏ trong các ngành kinh doanh trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở các bang đang áp dụng lệnh phong tỏa đã sụt giảm nghiêm trọng 30 – 50%. Về tình hình kinh tế Australia nói chung, Thống đốc RBA dự báo nền kinh tế sẽ “thu hẹp đáng kể” trong quý III năm nay, có khả năng sụt giảm ít nhất là 2%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong ngắn hạn so với mức 4,6% vào tháng 7.
Video đang HOT
Tiến sĩ Lowe nhận định tiêm chủng là “lối thoát rõ ràng” cho nền kinh tế Australia khỏi những khó khăn hiện nay. Ông hy vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong quý cuối cùng của năm và tiếp tục đà phục hồi trong năm 2022.
WHO cảnh báo Covax thiếu vaccine
WHO cho biết nguy cơ thiếu vaccine vào tháng 6 và tháng 7 có thể làm giảm hiệu quả chương trình Covax, trong bối cảnh Covid-19 khiến hơn 3,7 triệu người chết.
Thế giới ghi nhận 173.286.047 ca nhiễm nCoV và 3.726.251 ca tử vong, tăng lần lượt 391.321 và 9.368, trong khi 154.536.381 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/6 cảnh báo việc Chương trình Tiếp cận vaccine Toàn cầu (Covax) thiếu vaccine Covid-19 trong tháng 6 và 7 có thể làm giảm hiệu quả việc triển khai chương trình.
Bruce Aylward, người đứng đầu Covax, cho biết chương trình còn thiếu "khoảng 200 triệu mũi vaccine so với mục tiêu đặt ra". "Chúng ta sẽ thất bại nếu không sớm nhận được vaccine. Chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng, không sớm có đủ số vaccine từ các quốc gia để đưa thế giới thoát khỏi tình hình hiện tại", Aylward nói.
Nhân viên y tế Áo cầm hộp và lọ đựng vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở thủ đô Vienna ngày 18/5. Ảnh: Reuters .
Aylward cho biết việc các quốc gia giàu có cam kết tài trợ 150 triệu mũi vaccine thông qua Covax là "khởi đầu tuyệt vời", song vẫn còn tồn tại "hai vấn đề lớn".
"Đầu tiên là có rất ít cam kết cho tháng 6 và 7, chúng ta vẫn còn khoảng trống này", Aylward nói. "Vấn đề còn lại là số lượng. Nếu chúng ta muốn tiêm vaccine Covid-19 cho ít nhất 30-40% dân số trong năm nay, phải tiêm cho thêm 250 triệu người từ nay tới tháng 9".
Covax dự tính cung cấp vaccine cho 30% dân số ở 92 quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất tham gia chương trình, song bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất bình đẳng và chậm trễ trong phân phối. Vaccine AstraZeneca chiếm 97% lượng phân phối bởi Covax, số còn lại là sản phẩm của Pfizer-BioNTech.
Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất vaccine AstraZeneca, từng là trụ cột trong chuỗi cung ứng của Covax. Tuy nhiên, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu vaccine để đối phó với đợt bùng phát nghiêm trọng trong nước.
Tính đến ngày 4/6, 2,05 tỷ mũi vaccine đã được tiêm trên khắp thế giới, theo dữ liệu của Our World in Data, song 37% số này nằm ở các nước có thu nhập cao chiếm 16% dân số toàn cầu và chỉ 0,3% được tiêm ở 29 quốc gia thu nhập thấp nhất thế giới.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.190.145 ca nhiễm và 612.158 ca tử vong do nCoV, tăng 15.227 ca nhiễm và 492 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Chính quyền Joe Biden ngày 3/6 công bố kế hoạch tặng 25 triệu liều vaccine đầu tiên, trong tổng số 80 triệu liều được công bố. Ít nhất 75% số vaccine đợt đầu sẽ được chia sẻ thông qua chương trình Covax và 25% gửi trực tiếp tới các nước cần, theo Nhà Trắng.
Trong gần 19 triệu liều qua Covax, khoảng 6 triệu cho khu vực Mỹ Latinh và Carribe, 7 triệu liều cho Nam Á và Đông Nam Á, khoảng 5 triệu liều cho châu Phi. Hơn 6 triệu liều còn lại được chia sẻ với các nước đang gặp khủng hoảng, láng giềng và một số đối tác khác, như Canada, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc.
51% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi khoảng 41,5% tiêm đủ mũi. Hiện 297 triệu liều vaccine đã được phân phối ở Mỹ. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nhận định tất cả trẻ em Mỹ có thể được tiêm vaccine trước cuối năm nay.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.693.816 ca nhiễm và 344.101 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 121.457 và 3.382 ca.
Ấn Độ đặt hàng 300 triệu liều vaccine Covid-19 chưa được phê duyệt, sau khi Tòa án Tối cao nước này chỉ trích chính phủ phá vỡ chương trình tiêm chủng. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết chính phủ sẽ trả trước 205,6 triệu USD cho công ty địa phương Biological-E để mua vaccine. Ứng viên vaccine mà công ty này phát triển đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đang đối phó với đợt bùng phát Covid-19 thứ hai với khoảng 170.000 người chết được ghi nhận trong hai tháng qua.
Chưa tới 5% trong 950 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ tiêm đủ hai liều vaccine. Chương trình tiêm chủng của quốc gia này sử dụng vaccine AstraZeneca do Viện Huyến thanh sản xuất, cũng như Covaxin do công ty Bharat Biotech địa phương phát triển. Họ dự kiến sản xuất vaccine Sputnik V của Nga vào giữa tháng 6.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 16.841.408 ca nhiễm và 470.842 ca tử vong, tăng lần lượt 37.936 và 1.058.
Ngày 2/6, Brazil ghi nhận hơn 95.000 ca nhiễm mới, mức cao thứ hai kể từ khi dịch bùng phát. Chỉ 10% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Khi Brazil đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 thứ ba, các cuộc biểu tình và kêu gọi luận tội Tổng thống Jair Bolsonaro về cách xử lý đại dịch ngày càng tăng. Hôm 2/6, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra trong lúc Tổng thống Bolsonaro phát biểu trước toàn quốc.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.701.029 ca nhiễm và 109.916 ca tử vong, tăng lần lượt 6.953 và 84.
Số ca tử vong trung bình 7 ngày ở Pháp làn đầu tiên giảm xuống dưới 100 kể từ 27/10 năm ngoái. Số ca nhiễm mới hàng ngày lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 9.000 kể từ từ tháng 9 năm ngoái. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Pháp báo cáo số ca nhiễm dưới 10.000.
Anh , vùng dịch lớn thứ 7 thế giới, ghi nhận 4.506.016 ca nhiễm và 127.823 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 6.238 và 11 ca trong 24 giờ qua.
Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Anh ngày 4/6 cho biết tỷ lệ nhiễm nCoV vào tuần cuối tháng 5 tại nước này là 1/640, gần gấp đôi so với tỷ lệ 1/1.120 một tuần trước đó và cao nhất kể từ tháng 4. ONS cho biết biến chủng nCoV phát hiện lần đầu ở Anh không còn là chủng phổ biến ở quốc gia châu Âu này.
"Trong tuần kết thúc vào hôm 29/5, chúng tôi phát hiện sự gia tăng các ca Covid-19 không nhiễm biến chủng ở Anh. Đây có thể là biến chủng được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ", ONS cho biết trong thông cáo.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 2/6 cho biết sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế vì chưa rõ dân chúng sẽ được bảo vệ thế nào trước đợt tăng ca nhiễm mới. Lệnh phong tỏa tại Anh dự kiến kết thúc vào cuối tháng 6.
Anh đã tiêm 65,7 triệu liều vaccine Covid-19. 26,1 triệu người ở Anh đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, chiếm hơn 39% dân số nước này, theo Our World in Data.
Tại Đông Nam Á, Malaysia báo cáo 603.122 ca nhiễm và 3.182 ca tử vong vì Covid-19, tăng 7.748 và 86 trong 24 giờ qua.
Giáo sư Adeeba Kamarulzaman, thành viên Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington phát hiện số ca tử vong liên quan tới Covid-19 ở Malaysia có thể lên đến 26.000 người vào tháng 9, gấp 9 lần số người chết hiện tại.
Nghiên cứu của IHME cũng ước tính tỷ lệ tử vong hàng ngày ở quốc gia Đông Nam Á sẽ ở mức 200 ca vào cuối tháng 8.
Thái Lan báo cáo 2.631 ca nhiễm mới và 31 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 171.979 và 1.177.
Gần 100 ca nhiễm nCoV được ghi nhận tại một cụm dịch mới ở nhà máy nước đá tại Bang Phli, phía đông Bangkok, sau khi được giới chức xác nhận vào tối 2/6. Giới chức địa phương cho biết nhà máy có 190 nhân viên Thái Lan và người nước ngoài.
Thái Lan đã tiêm 3,61 triệu liều vaccine. Trong gần 70 triệu dân của quốc gia này, hơn 1,1 triệu triệu người tiêm đủ hai mũi vaccine, chiếm khoảng 1,6% dân số, theo Our World in Data.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 173 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 4/6 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 173.036.310 ca mắc COVID-19 và 3.719.867 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 155.797.286 ca. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Nhờ chiến dịch tiêm chủng phát huy hiệu quả, Mỹ - tâm...