Malaysia: Chính quyền bang Malacca gắn biển bảo vệ cây xanh
Chính quyền bang Malacca, Malaysia, sẽ gắn biển tương tự như thẻ nhận dạng “MyKad” trên tất cả các cây xanh nằm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương nhằm mục đích bảo vệ.
Chủ tịch Ủy ban Nhà ở, Chính quyền và Môi trường của bang, ông Ismail Othman cho biết các hội đồng của bang đang hoàn tất việc gắn biển nhận dạng cây xanh. Các biển sẽ được gắn trên thân cây, kể cả các cây mới trồng, ghi rõ các chi tiết về loài cây, vị trí trồng, kích thước và độ tuổi của cây.
Những cây phượng vàng tại thành phố Malacca.
Ông nói thêm rằng việc gắn biển cho cây do Hội đồng lịch sử thành phố Malacca và Hội đồng đô thị Hang Tuah Jaya thực hiện trong khu vực đô thị và ngoại ô thành phố.
Theo ông Ismail, thành phố lịch sử Malacca có 69 cây lim sét (hay còn gọi là phượng vàng), trong đó có 47 cây nằm trong vùng lõi Di sản thế giới UNESCO.
Video đang HOT
Các biển nhận dạng sẽ tạo điều kiện kiểm tra sức khỏe của cây thường xuyên để ngăn chặn gỗ mục nát, thối rữa và nghiêng nặng. Từ những thông tin này, chính quyền sẽ cắt tỉa và thực hiện những chăm sóc cần thiết để tránh bất kỳ sự hư hỏng, đặc biệt là do nhiễm trùng mối mọt.
“Tất cả các cây được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và nếu cần thiết, chúng sẽ được xén tỉa bớt,” ông Ismail cho biết, thêm rằng chỉ những cây được coi là không an toàn hoặc nguy cơ bị bật gốc trong cơn bão sẽ được chặt để ngăn ngừa tai nạn.
Chặt đốn cây chỉ nên được thực hiện như là một phương sách cuối cùng.
Ông nhấn mạnh rằng biển MyKad của cây sẽ ngăn chặn sự tái xuất hiện sự cố vừa qua khi một khách sạn đã thuê công nhân chặt 17 cây đinh hương và cọ có độ tuổi khoảng 30 năm ở khu Banda Hilir mà không được phép.
Trước vụ việc này, Thống đốc bang Idris Haron đã thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với khách sạn trên, trong đó buộc khách sạn phải trồng lại những cây cùng chủng loại vào những vị trí đã bị đốn chặt.
Kim Dung (Theo Vietnam )
Tiết lộ 'đường Nguyễn Trãi không cần chặt cây' gây sốc cộng đồng
"400 cây xà cừ bị chặt oan thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai, khi dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không có nội dung chặt cây xanh?".
Độc giả Nguyễn Khắc Thiện bức xúc như trên sau khi nghe Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết dự án trên không hề đề cập tới nội dung chặt cây xanh đường Nguyễn Trãi, nhưng Sở Xây dựng Hà Nội vẫn cho chặt hạ toàn bộ cây cổ thụ trên tuyến đường này.
Trước đó, tại hội thảo về cây xanh ở Hà Nội, giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cũng đã khẳng định, đề án xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không nói tới việc chặt hạ hàng cây xà cừ hai bên đường Nguyễn Trãi. Theo đó, hàng cây bị chặt ở đường Nguyễn Trãi, Cổ Nhuế, Bưởi là sai với Luật Bảo vệ môi trường, Luật đầu tư.
Sự việc trên ngay lập tức nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của độc giả gửi VnExpress đau xót, bức xúc trước tình trạng hàng loạn cây xanh trên đường Nguyễn Trãi đã bị đốn hạ và ai phải đứng ra chịu trách nhiệm?
"Nói thật, tôi rất xót xa khi nhìn thấy những hình ảnh này. Trong khi đó, nhiều thành phố hiện đại trên thế giới đang muốn xanh hóa thì ta lại đi đốn hạ dần dần những hàng cây thuộc dạng cổ thủ, lá phổi của thành phố", bạn đọc Dương Thịnh tâm sự.
Đầu tháng 11/2014, hàng chục cây xà cừ ở đường Nguyễn Trãi đã được chặt hạ để phục vụ xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Phương Sơn.
"Tôi chẳng biết nói sao nữa, chỉ thấy đau lòng khi đã mất đi hàng cây xanh. Nếu chính quyền Hà Nội cứ phong cách làm việc như thế này sẽ chẳng bao giờ có được hàng cây như thế nữa", bạn đọc Lương Thị Thu Trang tâm sự.
Còn độc giả Nguyễn Thu Hương chia sẻ: "Tuổi thơ của tôi có rất nhiều kỷ niệm với hàng cây xà cừ này. Hôm nhìn hàng cây bị chặt tôi đã hụt hẫng như bị mất đi một cái gì đó rất quý giá, nước mắt rơi và sống mũi cay cay. Giờ đi trên đường Nguyễn Trãi rộng thênh thang mà lòng mình trống trải, nhói đau quá. Vĩnh biệt hàng cây yêu dấu của tôi".
Bức xúc trước sự việc Sở Xây dựng Hà Nội đã chặt hạ hơn 400 cây xà cừ và hàng chục cây khác trên tuyến đường Nguyễn Trãi, bạn đọc nick name Cayxanh nói: "Cây chặt ầm ầm ban ngày ban mặt, báo chí đăng tin rầm rộ làm gì có chuyện các ông không biết mà phải căn cứ theo mấy đề án báo cáo. Giờ tóe loe ra thì đổ cho trong báo cáo đề án không có ghi. Vậy là sao?".
"Chặt hết cây rồi mới nói không có trong đề án là sao? Sao các ông không phản bác ngay lúc bắt đầu chặt cây, để chuyện đã rồi mới nói ra? Phải chăng không có dư luận mạnh thì ông không đủ dũng cảm để phản bác? Chúng tôi muốn biết ai sẽ phải chịu tránh nhiệm về sự việc này?", độc giả Đinh Bằng nói.
"Cây thì đã chặt rồi, giờ lôi ra nói thì giải quyết được cái gì. Vấn đề bây giờ là ai sẽ là người chịu trách nhiệm hay cuối cùng là rút kinh nghiệm và tự kiểm điểm sâu sắc và trách nhiệm thuộc về tập thể, rồi không ai bị sa thải cả", bạn đọc Vũ Tú Na nói.
Trần Hưng (Theo Vnexpress)
Vì sao người dân bức xúc với đề án thay thế cây xanh đô thị? Những ngày qua, chuyện Hà Nội chặt bỏ hàng loạt cây để thay thế cây đô thị đúng chủng loại đã gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thiếu thông tin, đánh giá tác động môi trường có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân... Cây xanh phát triển luôn gắn với đất đai, khí hậu,...