Malaysia chật vật kéo dài hoạt động tàu ngầm Scorpene
Hải quân Hoàng gia Malaysia đang phải chật vật kéo dài khả năng hoạt động của các tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene trước khi chúng được đưa đi bảo dưỡng.
Navyrecognition đưa tin cho hay, Chính phủ Malaysia vừa ký kết một hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật mới với công ty hàng hải Boustead DCNS Corporation Naval (BDNC) nhằm cải thiện vòng đời của hai tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene đang đóng tại căn cứ hải quân Sepanggar, thuộc bang Sabah miền Đông nước này.
Hợp đồng này sẽ được ký kết vào cuối tháng 4 năm nay và có thời gian triển khai trong vòng hai năm. Thỏa thuận mới này được cho là sẽ giúp các tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene của Malaysia kéo dài thêm thời gian hoạt động trong biên chế trước khi chúng trải qua lần bảo dưỡng định kỳ đầu tiên vào cuối năm 2015 với tàu KD Tunku Abdul Rahman và vào tháng 6/2017 với tàu KD Tun Abdul Razak.
Lớp tàu ngầm Scorpene của Hải quân Malaysia được trang bị động cơ AIP tiên tiến.
Hợp đồng này cũng bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp hàng hải hàng riêng cho việc duy trì khả năng hoạt động của các tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene tại căn cứ hải quân Sepanggar, cũng như tạo nền tảng cho hoạt động bảo dưỡng tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Malaysia trong tương lai.
Video đang HOT
Liên doanh BDNC được thành lập bởi hãng đóng tàu DCNS của Pháp và công ty công nghiệp hàng hải Boustead Heavy Industries Corp Bhd (BHIC) của Malaysia vào năm 2009. Mục tiêu ban đầu là nhằm tạo cơ hội cho các công ty hàng hải nội địa của Malaysia tham gia vào các chương trình đấu thầu quốc tế do chính phủ Malaysia tổ chức, mặt khác cũng giúp Malaysia có được các công nghệ hành hải tiên tiến từ bên ngoài. Chính sách này bước đầu đã giúp các công ty của Malaysia có thể tham gia trực tiếp vào quá trình bảo dưỡng tàu ngầm tại nước này.
Tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene KD Tun Abdul Razak của Hải quân Hoàng gia Malaysia đóng ở căn cứ hải quân Sepanggar.
Mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Hoàng gia Malaysia và BDNC có vai trò khá quan trọng trong việc giúp Malaysia duy trì lực lượng tàu ngầm của nước này. Bên cạnh đó, BDNC cũng cam kết hỗ trợ Malaysia trong việc duy trì khả năng hoạt động của lực lượng tàu ngầm nước này.
Hai tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene được DCNS bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Malaysia lần lượt vào tháng 1/2009 và tháng 12/2009.
Biến thể tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia có chiều dài 66.4m với lượng giãn nước khi nổi là 1.577 tấn và khi lặn 1.711 tấn với vận tốc di chuyển tối đa khi lặn là hơn 20 hải lý/giờ. Nó có thủy thủ đoàn gồm 32 người và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Hệ thống vũ khí của tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene gồm: 6 ống phóng ngư lôi 533mm và tên lửa chống hạm Exocet hoặc thủy lôi các loại.
Theo Kiến Thức
Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm Scorpene hợp tác sản xuất với Pháp
Tân Hoa xã đưa tin, theo trang tin điện tử của tờ nhật báo The Hindu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã giám sát quá trình hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Scorpene cùng hợp tác sản xuất với Pháp tại một quân cảng ở Mumbai.
Lễ hạ thủy tàu ngầm Scorpene. (Nguồn: thehindu.com)
Ông Parrikar cho biết New Delhi sẽ hoàn thành yêu cầu về (số lượng) tàu ngầm để bảo vệ các vùng biển của nước này trước năm 2022.
Tin cho biết sau khi tiến hành hạ thủy tàu ngầm trên vào ngày 6/4, buổi ra mắt con tàu này sẽ diễn ra vào tháng 9.
Đến tháng 9/2016, tàu ngầm này sẽ trải qua các quá trình thử nghiệm khắt khe, cả ở cảng và dưới biển, khi nổi trên mặt nước và dưới mặt nước. Sau đó, tàu ngầm Scorpene sẽ được đưa vào phiên chế của lực lượng Hải quân Ấn Độ.
Tàu Scorpene được thiết kế để có thể hoạt động trong tất cả mọi điều kiện thời tiết, kể cả vùng nhiệt đới.
Tất cả các phương tiện và hệ thống liên lạc được cung cấp nhằm đảm bảo hiệp đồng tác chiến với các thành phần của một biệt đội hải quân.
Tàu có thể tác chiến ở các cuộc chiến khác nhau, chống tàu ngầm, thu thập thông tin tình báo và giám sát khu vực./.
Theo Vietnam
Nga có gì để đối phó với tàu ngầm Scorpene? - Ba Lan đang có kế hoạch mua tàu ngầm Scorpene của Pháp, nếu kế hoạch được thực hiện thì đây thực sự là mối đe dọa lớn với Nga tại Biển Baltic. Thông tin trên được Tạp chí Navyrecognition cho biết, theo đó việc Ba Lan quyết định mua các tàu ngầm Scorpene là biển Baltic mà nơi Hải quân Ba Lan...