Malaysia cấp phép có điều kiện hỗn hợp kháng thể Ronapreve
Ngày 14/12, Bộ Y tế Malaysia cho biết đã phê duyệt có điều kiện cho việc sử dụng liệu pháp hỗn hợp kháng thể (cocktail) Ronapreve với một liều duy nhất trong điều trị COVID-19.
Hỗn hợp này do Regeneron và Roche phát triển.
Thuốc Ronapreve do công ty công nghệ sinh học Regeneron và tập đoàn dược phẩm Thụy Sĩ Roche hợp tác phát triển. Ảnh: AFP
Theo thông báo, Bộ trên cũng đã chấp thuận yêu cầu của hãng Merck & Co của Mỹ cấp giấy phép nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong khuôn khổ các nghiên cứu đang được thực hiện tại Malaysia.
Cùng ngày, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh-Thụy Điển cho biết Samsung Biologics Co. – công ty con chuyên về công nghệ sinh học của Tập đoàn Samsung, sẽ sản xuất thuốc hỗn hợp ngừa COVID-19 của hãng theo một thỏa thuận trị giá khoảng 380 triệu USD.
Thuốc AZD7442 do AstraZeneca bào chế là sự kết hợp giữa hai kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab có tác dụng lâu dài đang được phát triển để điều trị bệnh nhân COVID-19. Căn cứ thỏa thuận, Samsung Biologics sẽ sản xuất loại thuốc này tại nhà máy ở Songdo ở thành phố Incheon, cách Seoul 40 km về phía Tây. Giá trị hợp đồng này tăng mạnh so với thỏa thuận cung ứng thuốc dài hạn trị giá 331 triệu USD được hai bên ký kết hồi tháng 9 năm nay.
AZD7442 là liệu pháp kháng thể điều trị COVID-19 đầu tiên đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Tổ hợp kháng thể này cũng đã được các cơ quan quản lý dược phẩm tại nhiều quốc gia khác, như Pháp và Italy, phê duyệt sử dụng.
Cũng theo thỏa thuận trên, Samsung Bioglogics sẽ sản xuất thuốc Imfinzi điều trị ung thư của AstraZeneca tại nhà máy của công ty này bắt đầu từ năm sau. Imfinzi đã được nhiều quốc gia, trong đó có cả Hàn Quốc cấp phép sử dụng để điều trị ung thư phổi. Thuốc hiện đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh ung thư khác.
Video đang HOT
Phong tỏa không hiệu quả, Sydney gia hạn 14 ngày
Thành phố Sydney (Úc) ngày 14-7 gia hạn phong tỏa ít nhất 14 ngày do các biện phán hạn chế trong 3 tuần trước đó không dập tắt được đợt bùng phát COVID-19 mới nhất.
Bảng hiệu tuyên truyền giữ khoảng cách phòng dịch COVID-19 ở Sydney - Ảnh: REUTERS
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian cho biết các hạn chế sẽ duy trì cho đến ít nhất ngày 30-7.
"Thật đau lòng khi phải nói ra điều này, nhưng chúng ta cần phải kéo dài thời gian phong tỏa thêm ít nhất 2 tuần nữa", bà Gladys nói.
Bà Gladys nhiều lần nói rằng sẽ chỉ ngưng phong tỏa khi số ca bệnh mới trong cộng đồng giảm xuống gần bằng 0. Sydney vừa ghi nhận 97 ca bệnh mới trong 24 giờ qua, trong đó có 24 ca cộng đồng.
Theo Hãng tin Reuters, thành phố 5 triệu dân của Úc đã phong tỏa từ ngày 26-6 khi biến thể Delta bắt đầu lây lan. Nhiều cơ sở kinh doanh không thiết yếu đã đóng cửa, học sinh phải ở nhà và người dân chỉ được ra ngoài tham gia các hoạt động thiết yếu và tập thể dục.
Số ca bệnh bùng phát đã bắt đầu gây áp lực cho hệ thống y tế. Ở Fairfield, phía tây nam Sydney, người dân phải xếp hàng dài đợi xét nghiệm COVID-19. Điều này là do yêu cầu người rời vùng ngoại ô đi làm phải được xét nghiệm thường xuyên.
Việc phong tỏa nhanh, truy vết nhanh và siết các quy tắc xã hội đã giúp Úc giữ số ca bệnh COVID-19 tương đối thấp so với các nước phát triển khác, chỉ hơn 31.300 ca bệnh và 912 ca tử vong.
Hàn Quốc
Thủ tướng Kim Boo Kyum cho biết kể từ ngày 15-7, chính phủ sẽ thắt chặt quy định về khoảng cách, tăng lên cấp 2 trên thang 4 cấp. Theo đó, cấm tụ tập trên 8 người, các nhà hàng và quán bar phải đóng cửa trước nửa đêm.
Trong ngày 13-7, số ca bệnh COVID-19 trong ngày tăng vượt qua mức đỉnh trước đó, lên tới 1.615 ca. Tổng số ca bệnh hiện tăng lên 171.911 ca
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết cụm lây nhiễm do biến thể Delta đã lây lan nhanh chóng ở thủ đô Seoul và các khu vực lân cận.
KDCA cho biết ca bệnh tăng nhanh một phần là do biến thể Delta và tiến độ tiêm vắc xin chậm. Ca bệnh do biến thể ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ chiếm 30,7% tổng số ca bệnh ghi nhận từ ngày 4 đến 10-7.
Chỉ 30,6% trong số 52 triệu dân Hàn được tiêm ít nhất một liều vắc xin, trong khi con số này ở các nước khác như Anh và Singapore cao trên 60%.
Malaysia
Trong ngày 13-7, Malaysia lần đầu ghi nhận số ca COVID-19 đạt mức 5 con số: 11.079 ca. Kỷ lục trước đó là 9.353 ca, ghi nhận ngày 10-7.
Theo Hãng tin Reuters, với 855.949 ca bệnh, Malaysia là một trong những quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm trên bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á.
Nguyên do, theo quan chức cấp cao Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah, là sự xuất hiện của biến thể Delta có thể lây qua không khí. Ông Noor cũng nói số ca bệnh sẽ tăng cao trong 2 tuần tới trước khi ổn định.
Bộ trưởng Y tế Adham Baba cho biết gần 11,8 triệu người Malaysia đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, tương đương 24,8% dân số. Trong đó có 3,68 người đã tiêm đủ 2 liều.
Indonesia
Cũng trong ngày 13-7, số ca bệnh COVID-19 của Indonesia tăng kỷ lục, thêm 47.899 ca bệnh mới, cao hơn 7 lần so với 1 tháng trước. Tổng số ca bệnh cả nước hiện là 2,6 triệu ca và 68.000 ca tử vong.
Các nhà chức trách đã công bố kế hoạch đặt mua oxy hóa lỏng và hàng chục ngàn máy tạo oxy từ nước ngoài để điều trị cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadai Sadikin cho biết công suất sử dụng giường bệnh ở 9 tỉnh đã đạt 80%, bao gồm thủ đô Jakarta.
Bắt đầu từ thứ 4, 14-7, chính phủ sẽ phân phát 300.000 gói thuốc và thực phẩm chức năng cho các bệnh nhân không triệu chứng và người có triệu chứng nhẹ không cần nhập viện.
Phá kỷ lục ca mắc mới, Malaysia nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19 Bất chấp nỗ lực phong tỏa toàn quốc, Malaysia vẫn ghi nhận số ca bệnh tăng vọt trong thời gian qua và lên mức cao chưa từng có, đẩy hệ thống y tế nước này vào nguy cơ "vỡ trận". Malaysia hiện là một trong những vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á (Ảnh: Reuters). Malaysia ngày 13/7 ghi nhận 11.079 ca Covid-19...