Malaysia cân nhắc mở cửa biên giới vào tháng 12
Malaysia có thể sẽ mở cửa biên giới vào tháng 12 tới khi 90% người trưởng thành tại nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19 đủ liều.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là khẳng định của Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob trong buổi trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương. “Vẫn quá sớm [để mở cửa] ở thời điểm hiện tại. Nhưng mốc thời gian trong tháng 12 là có thể. Chúng sẽ mở cửa đi lại liên bang trước, sau đó mới tính đến việc cho phép khách quốc tế nhập cảnh vào Malaysia”, ông Yaakob nói.
Đã có thời điểm chính phủ Malaysia bị dư luận trong nước chỉ trích mạnh về năng lực yếu kém về kiểm soát bệnh dịch, trong bối cảnh xuất hiện mâu thuẫn chính trị giữa các đảng phái. Nhưng sau thời điểm này, chính quyền đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, làm tiền đề để nới lỏng các biện pháp hạn chế di chuyển, tạo điều kiện để người tiêm đủ liều vaccine được tự do hơn trong đi lại, sinh hoạt và làm việc.
Tính đến ngày 2/10, có 87,2% người trưởng thành ở Malaysia đã được tiêm đủ liều và 94,3% tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Bước tiến về tiêm chủng giúp chính phủ đạt được mục tiêu về mở cửa trở lại toàn bộ các khu vực kinh tế, xã hội trong quý 4 năm nay.
Video đang HOT
Quốc hội Malaysia trong tuần thứ 2 của tháng 10 sẽ nhóm họp để thông qua quyết định tăng trần nợ công, từ mức 60% GDP hiện nay lên 65% GDP. Quỹ đầu tư cho hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa COVID-19, hỗ trợ sau đại dịch dự kiến cũng được tăng từ 15,3 tỉ USD hiện nay lên khoảng 26 tỉ USD.
Hiện Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện “bong bóng du lịch” ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19. Thủ tướng Yaakob cho biết việc dỡ hạn chế di chuyển giữa các bang dự kiến sẽ được thực hiện vào giữa tháng này.
Malaysia nêu điều kiện mở cửa biên giới đón du khách nước ngoài
Mọi quyết định mở cửa biên giới đón khách du lịch nước ngoài chỉ được đưa ra sau khi Malaysia chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay bệnh địa phương (endemic).
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu với báo giới tại lễ chuyển giao Cơ quan Kiểm soát biên giới (AKSEM) sang Cảnh sát Hoàng gia ngày 30/9, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hamzah Zainudin cho biết nước này vẫn đang ở giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và việc Malaysia có sẵn sàng chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu hay không dựa trên quyết định của Bộ Y tế.
Theo ông Hamzah Zainudin, Bộ Y tế sẽ tuyên bố khi nào đất nước sẵn sàng (cho việc chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu) và khi đó, Cục Di trú cùng Lực lượng Hành động Trung ương (GOF) sẽ sẵn sàng cho việc mở cửa biên giới trở lại.
Hiện Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện "bong bóng du lịch" ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19. Trong cuộc họp ngày 27/9, Chủ tịch Hội đồng Hồi phục quốc gia Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết chính phủ dự kiến vào đầu hoặc giữa tháng 10 sẽ cho phép người dân đi lại xuyên bang. Khi đó, tỉ lệ hoàn thành tiêm chủng ở nhóm người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 90%. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải tuân thủ Trình tự vận hành tiêu chuẩn (SOP).
* Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc tăng mạnh sau Trung thu, Chính phủ nước này đã kêu gọi người dân nên hạn chế đi du lịch và tụ tập trong 2 ngày lễ sắp tới là Ngày lập nước (3/10) và Ngày sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10).
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc công bố mức giãn cách xã hội áp dụng từ tuần tới, sau cuộc họp Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương ngày 1/10.
Nhiều khả năng nước này sẽ gia hạn mức giãn cách xã hội hiện nay, do quy mô lây nhiễm vẫn đang ở mức cao sau đợt nghỉ lễ Tết Trung thu và khó để điều chỉnh mức độ phòng dịch một cách vội vàng trước thềm chuyển đổi hệ thống phòng dịch, khôi phục dần đời sống thường nhật cho người dân vào đầu tháng 11 tới.
Mặt khác, cơ quan phòng dịch một lần nữa kêu gọi người dân tích cực tham gia tiêm chủng, bởi việc tiêm chủng đang chứng minh hiệu quả lớn trong việc giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong bất chấp số ca nhiễm mới tăng. Số bệnh nhân nguy kịch và tỷ lệ tử vong tháng 8 đã giảm 0,35% so với tỷ lệ tử vong vào thời điểm làn sóng lây nhiễm thứ ba bùng phát hồi tháng 12 năm ngoái (2,7%).
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định duy trì hoạt động của các trạm xét nghiệm tạm thời đang đặt tại 17 nút giao thông trên cả nước đến cuối tháng 10. Cân nhắc đến tỷ lệ người nước ngoài nhiễm bệnh chiếm tới 16,2% số ca nhiễm mới trong 2 tuần gần đây, cơ quan phòng dịch Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ nơi làm việc có tuyển dụng lao động người nước ngoài. Những người nước ngoài chưa đăng ký cư trú sẽ được cấp số quản lý tạm thời nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia tiêm chủng vaccin phòng COVID-19.
Liên quan đến thẻ thông hành vaccine nhằm khôi phục cuộc sống thường nhật theo từng bước, Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét phương án hạn chế người chưa tiêm vaccine mà không có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoạt động ngoài trời và đến khu vực tập trung đông người.
Hàn Quốc sáng 30/9 phát hiện thêm 2.564 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất trong các thứ Tư từ đầu dịch. Số ca nhiễm mới đã ở mức 4 con số trong 86 ngày liên tiếp kể từ ngày 7/7.
Thế giới một tuần chống chọi với biến thể Delta Tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới trong tuần qua vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới tại nhiều khu vực từng khống chế được các đợt dịch trước đây đã tăng trở lại do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện...