Malaysia biên chế 6 tàu tuần duyên siêu đắt vào năm 2018
Bộ Quốc phòng Malaysia đã soạn thảo kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của nước này, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là kế hoạch mua sắm 6 khinh hạm đắt nhất đông nam Á lớp Gowind để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tác chiến ven bờ.
Ngày 10-10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, 6 chiếc tàu chiến duyên hải (LCS) mới của Malaysia sẽ bắt đầu được biên chế hoạt động vào năm 2018 và là phương tiện chiến đấu chính của Hải quân Hoàng gia Malaysia trong việc bảo vệ chủ quyền và các vùng biển của nước này.
Theo ông Hishammuddin Tun Hussein, 6 chiếc tàu chiến duyên hải lớp Gowind mà Malaysia đang triển khai chế tạo theo điều khoản đặt mua từ Pháp, sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng biển của nước này, đặc biệt là tại những khu vực có hoạt động kinh tế cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia còn cho biết rằng, Malaysia cũng sẽ đồng thời mua các phương tiện quân sự quan trọng từ các quốc gia có quan hệ thân thiết với Malaysia trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
“Mua sắm các phương tiện phòng thủ theo cách này là hiệu quả về chi phí hơn và nhanh hơn, với rủi ro thấp hơn so với phát triển một ngành công nghiệp quốc phòng trong nước”, ông cho biết trong khi đi thăm hai chiếc tàu chiến là KD Kelantan và KD Laksamana Tun Abdul Jamil tại Cảng Klang.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Malaysia cũng đã soạn thảo kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của nước này, trong đó có kết hoạch thiết lập một lực lượng tác chiến hải quân đánh bộ và xây dựng một căn cứ hải quân mới tại Bintulu, Sarawak. Ngoài ra, họ cũng sẽ nỗ lực để mua sắm các phương tiện quan trọng như các tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu và xe tăng.
Malaysia đã đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind
Theo đó, ông Hishammuddin Tun Hussein cho biết, trong ngân sách năm 2014, bộ này sẽ nỗ lực phân bổ cao hơn để tạo điều kiện cho việc mua sắm phương tiện và trang thiết bị quân sự mới, cũng như nâng cấp các phương tiện hiện có tại tất cả 3 quân chủng của quân đội.
Tháng 5 vừa qua, Malaysia đã đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind từ Cục công nghiệp đóng tàu Pháp, trị giá mỗi chiếc khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD, cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của lớp tàu này.
Khinh hạm lớp Gowind do Cục công nghiệp đóng tàu Pháp thiết kế, nhiệm vụ đóng tàu do Công ty DCNS chế tạo. Nó có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ như: tuần tiễu ven bờ, chi viện tác chiến, tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm địch.
Khinh hạm lớp Gowind có 3 kiểu thiết kế giống nhau nhưng kích thước và lượng giãn nước khác nhau, gồm loại 1.270 tấn, 1.700 tấn và 1.950 tấn, mỗi loại phục vụ cho một nhiệm vụ khác nhau. Khách hàng có thể tùy theo nhu cầu sử dụng để mua 1 trong 3 thiết kế này, đồng thời, cũng có thể chọn mua các hệ thống thiết bị và vũ khí, thậm chí có thể đề ra phương án cải tạo nâng cấp.
Nhìn chung, tàu được trang bị vũ khí khá toàn diện với 1 trong 2 loại tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Exocet, tên lửa phòng không Mica hoặc Aster, cùng với các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra tàu được tang bị máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.
Đặc biệt, Gowind có khả năng tàng hình nhờ thiết kế vỏ tàu có tác dụng làm giảm diện tích phản xạ radar và tản nhiệt động cơ. Ngoài ra, hệ thống radar và cảm ứng được lắp đặt trong một cột thẳng đứng ở giữa tàu giúp tăng góc nhìn lên 360 độ.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc bị tố rượt đuổi tàu cá Nhật
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 22-2 đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi 3 tàu hải giám Trung Quốc tới gần một tàu cá Nhật Bản ở vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông hồi đầu tuần này.
Theo JCG, các tàu Hải giám 46, Hải giám 50 và Hải giám 66 của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển trên gần Senkaku/Điếu Ngư lúc 8h55 sáng 18-2 và ở lại đó trong khoảng 5 giờ bất chấp những cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật Bản. JCG khẳng định, trong thời gian lưu lại đây, các tàu Trung Quốc đã tìm cách tiếp cận một tàu cá Nhật Bản.
Theo ông Zensho Naka, 54 tuổi, thuyền trưởng tàu cá Nhật Bản, tàu của ông đã bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, có thời điểm hai bên chỉ cách nhau khoảng 60m. Sau khoảng 1 giờ 30 phút, các tàu Trung Quốc đã biến mất khỏi màn hình radar. JCG cho biết, đây là vụ việc chưa từng có tiền lệ và họ chưa rõ ý định của phía tàu Trung Quốc.
Theo ANTD
Vì sao Nhật mua F-35A với giá cắt cổ? Tạp chí quốc phòng Anh Jane's Defence Weekly ngày 09-10 cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật đã quyết định mua sắm máy bay chiến đấu F-35 với mức giá cắt cổ. Jane's cho biết, mức giá mà Bộ Quốc phòng Nhật mới đưa ra cao hơn rất nhiều, so với mức giá ấn định được xây dựng trong ngân sách quốc phòng 2...