Malaysia bán cho Đông Timor 50 xe tải quân sự
Ngày 10-6, Bộ Quốc phòng Đông Timor đã ký kết với công ty Global Komited, một chi nhánh của Tập đoàn Weststar của Malaysia, một hợp đồng cung cấp 10 chiếc xe vận tải quân sự Weststar GS cho các lực lượng vũ trang quốc gia Đông Nam Á non trẻ nhất này.
Theo Global Komited, số xe tải quân sự này sẽ được bàn giao trong vòng 4 tháng tới, và hai bên đang đàm phán để bàn giao thêm 40 chiếc xe nữa vào cuối năm 2014, với tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 11 triệu ringgit Malaysia (khoảng hơn 3,35 triệu USD).
Loại xe vận tải quân sự hạng nhẹ 4×4 bánh Weststar GS này được thiết kế để đảm nhiệm một loạt vai trò an ninh và quốc phòng.
Xe vận tải quân sự Weststar GS
Xe nặng 750kg với nhiều cấu hình khác nhau bao gồm cả mui cứng và mui mềm cũng như hộp số tự động và điều khiển bằng tay, và có thể chở được 10 lính với đầy đủ trang thiết bị và hàng hóa.
Video đang HOT
Xe tải Weststar GS, có thể vận chuyển bằng máy bay, được thiết kế để hoạt động hiệu quả trên các loại đường bộ, với sự linh hoạt và khả năng cơ động cao.
Theo ông Dato ‘Nik Hamdan, phó chủ tịch Tập đoàn Weststar, thỏa thuận được ký với chính phủ Đông Timor này đã cho thấy, tập đoàn đã có được sự tin tưởng và là nền tảng để tập đoàn có thể xâm nhập vào các thị trường mới ở nước ngoài.
Theo ANTD
Nga "xoay trục" sang Trung Quốc
Nga đã tiến sát tới việc ký kết một hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc ở một mức giá mà tổng giá trị của thương vụ này sẽ lên tới khoảng 400 tỷ USD.
Thông tin trên do Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đưa ra trong khi Tổng thống Vladimir Putin tới Thượng Hải hôm nay (20/5) trong nỗ lực hoàn tất một thỏa thuận sau hơn 10 năm thương lượng. Trở ngại của thương vụ này trong thời gian qua là giá cả, nhưng hiện nay Putin đang phải đối mặt với các đòn trừng phạt kinh tế thương mại từ Mỹ và Liên Minh châu Âu (EU) sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm từ Ukraina nên một thỏa thuận được cho là có thể đạt được.
"Đã đến lúc chúng tôi đạt một thỏa thuận với phía Trung Quốc về vấn đề này", ông Medvedev nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Bloomberg ở Moscow hôm 19/5. "Nhiều khả năng sẽ có một hợp đồng, nó có nghĩa là sẽ có nhiều hợp đồng dài hạn".
Đối mặt với cấm vận từ Mỹ và Eu, Nga quay sang thị trường Trung Quốc để xuất khẩu khí đốt. (Ảnh: Bloomberg)
Theo các quan chức Nga, OAO Gazprom (OGZD), nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã nhắm tới việc ký kết hợp đồng với Tập đoàn Dầu lửa quốc gia Trung Quốc trong chuyến thăm này. Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nga với tổng kim ngạch đạt 94,5 tỷ USD năm ngoái - là nước duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không lên án hành động của Putin ở Ukraina.
"Chúng tôi hy vọng thỏa thuận khí đốt Nga - Trung sẽ được phê chuẩn trong chuyến thăm của Tổng thống Putin và các điều khoản về giá sẽ không quá khắt khe đối với Trung Quốc", Simon Powell - người phụ trách nghiên cứu dầu khí thuọc CLSA Ltd. ở Hongkong nhận định.
Một thỏa thuận cuối cùng về giá cả nhiều khả năng sẽ được ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất tại một cuộc gặp ở Thượng Hải hôm nay. Hầu hết các yếu tố khác của thỏa thuận đã ổn thỏa, theo Gazprom.
Gazprom dự kiến xây một đường ống 22 tỷ USD tới Trung Quốc, cho phép chuyên chở 38 tỷ m3 khí mỗi năm. Hãng này có thể bắt đầu cung cấp hàng cho Trung Quốc vào năm 2019-2020, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hồi tháng 3.
Lượng khí này tương đương gần 1/4 tổng mức tiêu thụ khí của Trung Quốc hiện tại và chiếm 10% nhu cầu ước tính của đất nước đông dân nhất thế giới năm 2020, theo Gordon Kwan, giám đốc phụ trách nghiên cứu dầu khí tại Nomura International Hong Kong Ltd.
Đối với Gazprom, con số này chiếm khoảng 20% tổng các hợp đồng bán khí đốt ở châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của hãng.
Thỏa thuận với Trung Quốc đã bị trì hoãn bởi Nga muốn dùng các hợp đồng bán ở châu Âu để định mức giá chuẩn, trong khi Trung Quốc muốn mua rẻ hơn, căn cứ từ mức giá nước này nhập từ Trung Á.
"Tôi tin rằng về lâu dài, giá cả sẽ hợp lý và ngang với giá cung cấp cho châu Âu về tổng thể", ông Medvedev nói ngày 19/5.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraina sẽ khiến cho chính phủ Nga muốn đạt thỏa thuận nhằm chứng tỏ cho châu Âu và Mỹ thấy rằng trừng phạt sẽ không cản bước được nền kinh tế Nga, theo Chris Weafer, người sáng lập nhóm cố vấn Vĩ mô ở Moscow.
"Kremlin muốn chứng tỏ cho các chính trị gia cả ở Mỹ lẫn châu Âu, các công ty phương Tây và người dân trong nước rằng đe dọa cấm vận không cầm chân được Nga và nước này còn có nhiều lựa chọn trong quan hệ năng lượng và thương mại với Trung Quốc", Weafer nhận định.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Ấn Độ nhập khẩu vũ khí gần gấp 3 lần Trung Quốc và Pakistan Ngày 17-3, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố một báo cáo mới cho thấy, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ hiện cao gấp 3 lần, so với các nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai và thứ ba là Trung Quốc và Pakistan, hai đối thủ chính của họ. Tổng khối lượng nhập khẩu các...