Malaysia Airlines từng bị phạt vì giả thông tin hộ chiếu khách hàng
Cách đây 2 năm, hãng hàng không có máy bay đang bị mất tích Malaysia Airlines từng bị chính phủ New Zealand buộc tội cho một hành khách lên máy bay, trái với ý nguyện của chính phủ nước này bằng cách làm giả thông tin danh tính khác hàng này.
(Ảnh minh họa)
Ngoài vụ việc trên, Malaysia Airlines còn bị xét xử về một trường hợp tương tự năm 2007, tờ SCMP của Hồng Kông đưa tin.
Theo đó, năm 2012, một tòa án tại New Zealand đã tuyên phạt Malaysia Airlines 5.500 đô la New Zealand (4.645 USD) vì để một hành khách lên máy bay, bất chấp lệnh cấm từ cơ quan xuất nhập cảnh tại Wellington.
Hiện chưa rõ vì sao công dân của Malaysia đó lại bị xem là không được phép lên chuyến bay nêu trên.
Trong lần vi phạm, xảy ra tháng 1/2012, một nhân viên làm thủ tục đã để cho công dân người Malaysia này lên chuyến bay từ Kuala Lumpur tới Auckland, bằng cách thay đổi số hộ chiếu trong hệ thống máy tính, để tránh bị hệ thống an ninh ngăn chặn.
Video đang HOT
Không rõ đây là hành vi của nhân viên làm thủ tục nêu trên, hay việc cho hành khách lên máy bay đã được lãnh đạo hãng hàng không hậu thuẫn.
Tiết lộ trên được đưa ra sau khi có thông tin xác nhận rằng ít nhất 2 hành khách lên chuyến bay MH370 của hãng này tại Kuala Lumpur sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp, còn một người khác mang hộ chiếu giả. Tổng cộng có 4 hành khách đang bị nghi ngờ, và một cuộc điều tra đang được tiến hành để làm rõ bằng cách nào sự vi phạm an ninh này lại diễn ra.
“Các hệ thống của chúng tôi được thiết kế để ngăn chặn những người không phù hợp nhập cảnh vào New Zealand lên máy bay từ nước ngoài”, Peter Elms, một quan chức của Cơ quan di trú New Zealand khẳng định trong một tuyên bố tại phiên xét xử năm 2012.
“Khi nhận được thông tin khách hàng từ nơi làm thủ tục, chúng tôi gửi cho hãng hàng không một chỉ thị về việc liệu họ có được phép cho hành khách đó lên máy bay hay không. Trong trường hợp này, sau khi nhận được chỉ thị không cho khách lên máy bay, nhân viên làm thủ tục đã nhập một số hộ chiếu khác, khiến hệ thống của chúng tôi bị đánh lừa”.
Thông báo của Bộ kinh tế, cải cách và việc làm năm 2012 cũng cho biết Malaysia Airlines từng bị xét xử tháng 4/2007 vì một vi phạm tương tự.
Hiện người phát ngôn của Malaysia Airlines cho biết hiện không có ai trong công ty có thể bình luận về các bản án này.
Tuy nhiên, Hugh Dunleavy, phó chủ tịch điều hành của Malaysia Airlines thì phát biểu trên tờ Daily Telegraph về vấn đề kiểm tra an ninh rằng, hãng hàng không không có trách nhiệm phải xác thực một hộ chiếu.
“Chúng tôi chỉ cần đảm bảo rằng, nếu chúng tôi thấy một cuốn hộ chiếu, nó không có vẻ là đã bị làm giả, và có một thị thực hợp pháp. Nếu tất cả đều trông hợp pháp và mọi thứ khác về khác hàng hợp pháp, chúng tôi sẽ để họ lên máy bay”, Dunleavy khẳng định.
Theo Dantri
New Zealand nổi giận vì tàu săn bắt cá voi Nhật vào vùng đặc quyền kinh tế
New Zealand hôm nay đã bày tỏ sự giận dữ đối với việc một tàu săn bắt cá voi Nhật đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nước này và triệu mời một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật đến để phản đối về vụ việc.
Tàu săn bắt cá voi Shonan Maru 2 của Nhật.
Giới chức tại Wellington ngày 7/2 đã triệu phó đại sứ Nhật Bản để thể hiện sự bất bình của họ về sự hiện diện của tàu săn bắt cá voi Nhật Shonan Maru 2 trong vùng đặc quyền kinh tế New Zealand, Ngoại trưởng Murray McCully cho biết.
Ông McCully cho hay, vụ việc xảy ra khi tàu Nhật đã truy đuổi tàu Steve Irwin của tổ chức môi trường Sea Shepherd, vốn thực hiện một chiến dịch hàng năm nhằm làm gián đoạn việc săn bắt cá voi của Nhật Bản ở vùng Biển Nam.
"Tôi đã yêu cầu Bộ ngoại giao triệu quan chức cấp cao nhất từ Đại sứ quán Nhật tại Wellington hôm 7/2 để bày tỏ sự thất vọng của New Zealand đối với việc một tàu săn bắt cá voi Nhật đi vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", Ngoại trưởng McCully nói.
"Chúng tôi cũng yêu cầu các đại diện của chúng tôi tại Tokyo chuyển thông điệp tương tự đến Bộ ngoại giao Nhật", ông McCully cho biết thêm.
Theo Bộ ngoại giao New Zealand, tàu Nhật không đi vào lãnh hải New Zealand nhưng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế cách 200 hải lý tính từ bờ.
Mặc dù tàu Nhật được di chuyển hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của New Zealand nhưng Bộ ngoại giao nước này cho biết họ đã nói rõ với giới chức Nhật rằng con tàu không được hoan nghênh.
Ông McCully cũng cảnh báo rằng New Zealand, một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất chương trình săn bắt cá voi của Nhật, có thể cân nhắc thực hiện các bước đi khác nữa để "người Nhật hiểu được sự giận dữ là như thế nào".
Các cuộc đối đầu thường xuyên diễn ra giữa tổ chức Sea Shepherd và các tàu Nhật Bản săn bắt cá voi.
Hồi năm 2010, một cuộc va chạm liên quan tới tàu Shonan Maru 2 đã khiến tàu cao tốc Ady Gil của Sea Shepherd bị chìm.
Theo Dantri
Kinh hoàng một gia đình hơn 40 người loạn luân Tòa án Trẻ em Úc ngày 13/12 công bố tài liệu về một gia đình loạn luân gồm 40 người, trong đó các thành viên gia đình quan hệ tình dục lẫn nhau. Một vùng đèo núi hẻo lánh ở bang New South Wales, Úc Cảnh sát Úc đã được thông báo và sau đó phát hiện gia đình Colt, gồm 40 thành...