Malaysia Airlines bên bờ vực phá sản
Malaysia Airlines còn đối mặt với một thách thức lớn nữa về tài chính – đó là nghĩa vụ bồi thường hàng trăm triệu USD cho gia đình các nạn nhân.
Hãng Hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines – MAS) – thực hiện các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương từ Kuala Lumpur đến Los Angeles – là 1 trong 4 hãng được Công ty Tư vấn Skytrax (chuyên nghiên cứu các hãng hàng không) bầu chọn là hãng hàng không “5 sao”.
Ngoài ra, mỗi ngày MAS chở khoảng 37.000 hành khách đến 80 địa điểm khắp thế giới trên 250 chuyến bay. Thế nhưng, đó là chuyện trước ngày 17-7 khi chuyến bay số hiệu MH17 của MAS bị bắn hạ ở Ukraine.
Hãng hàng không xui xẻo
Sau khi liên tiếp gặp 2 thảm kịch chỉ trong vòng hơn 4 tháng, MAS bị báo chí thế giới đánh giá có nguy cơ phá sản.
Trước tiên là vụ máy bay MH370 chở 239 người mất tích hôm 8-3 trên đường bay từ Kuala Lumpur – Malaysia đến Bắc Kinh – Trung Quốc và gần đây là chuyến bay MH17 chở 298 người rơi xuống lãnh thổ vùng Donetsk thuộc miền Đông Ukraine sau khi rời Armsterdam – Hà Lan để trở về Kuala Lumpur hôm 17-7.
Dư luận cho rằng Malaysia Airlines sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau khi chuyến bay MH17 gặp tai nạn kinh hoàng hôm 17-7. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) nhận định 2 vụ tai nạn kinh hoàng đó làm chết tổng cộng 537 người có thể đưa MAS đến chỗ sụp đổ về tài chính bởi hành khách lúc này không muốn đi máy bay của MAS nữa vì họ nảy sinh tâm lý e sợ hãng hàng không… xui xẻo.
Cũng theo tờ báo trên, trong tương lai gần, có khả năng nhà nước Malaysia sẽ can thiệp vào công việc của công ty trong khi MAS có thể tuyên bố phá sản hoặc tư nhân hóa.
Nhà tư vấn quản trị hàng không Trevor Jensen – từng là phi công cho các hãng Qantas và Ansett – cho rằng MAS có thể gánh chịu sự ảnh hưởng cực kỳ nặng nề. Ông dự báo: “Đây sẽ là một điều hết sức gay go. Công chúng sẽ quay lưng lại với MAS và khi họ đã mất một số lượng tiền lớn trên thị trường chứng khoán sau vụ MH370 mất tích, họ không thể chấp nhận bị mất thêm. Dân chúng sẽ nói “không” cho dù dịch vụ của MAS tốt đến đâu đi nữa”. Theo ông, thực tế buồn là lúc này hành khách có thể sẽ “quá sợ hãi” phải bay trên máy bay của MAS.
Thực ra, sẽ là sai trái và thật đáng buồn nếu gán cho MAS những điều không hay sau 2 vụ tai nạn kinh hoàng bởi vì nó là một hãng hàng không chất lượng. MAS đã không may mắn khi mất 2 chiếc máy bay lớn với rất nhiều sinh mạng. Trong lịch sử ngành công nghiệp hàng không chưa từng một hãng nào mất 2 chiếc máy bay chỉ trong vòng 130 ngày như thế.
Khó tồn tại lâu dài
Tất cả khởi đầu từ sự kiện giá cổ phiếu của MAS sụt giảm. Đặc biệt, sau vụ MH17 rơi, cổ phiếu hãng này đã giảm tới 11%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 9 tuần qua. Tính đến thời điểm này, giá cổ phiếu của MAS trên thị trường chứng khoán đã giảm 37% trong năm nay.
Hơn nữa, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán toàn châu Á cũng ngày càng thấp hơn từ sau khi xảy ra thảm kịch MH17 trên đất Ukraine – vốn là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa các nước phương Tây, Ukraine và Nga càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vỡ nát trên đất Ukraine. Ảnh: USA TODAY
Ông Bertrand Grabowski, Giám đốc Ngân hàng DVB (ngân hàng riêng của MAS), thừa nhận: “Trong lịch sử hàng không thế giới, chưa bao giờ xảy ra sự việc 2 chiếc máy bay của một hãng hàng không liên tiếp hứng chịu thảm họa chỉ trong vòng mấy tháng trời – một chiếc biến mất bí ẩn, một chiếc vỡ nát. Sự trùng hợp thật kinh hoàng. Tôi cho rằng nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ cần phải lớn hơn và công khai hơn”.
Trước đó, có nguồn tin cho rằng Công ty Khazanah Nasional, cổ đông lớn nhất đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào MAS, đang xem xét chuyển vốn đầu tư sang một hãng hàng không tư nhân. Theo đài BBC, Mohshin Aziz, chuyên gia đầu tư của ngân hàng Maybank ở Kuala Lumpur, nhận xét: “Hãng hàng không này đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn, thậm chí không thể vượt qua được. Nếu không được đầu tư mạnh mẽ, MAS sẽ không thể tồn tại thêm quá 1 năm nữa. Thế nhưng, dù MAS có cứu vãn được tài chính thì khả năng tồn tại về lâu dài vẫn là vấn đề lớn”.
Ngoài ra, theo cổng thông tin Ru-Fact.com, MAS còn đối mặt với một thách thức khác nữa về tài chính – đó là nghĩa vụ bồi thường cho gia đình các nạn nhân hàng trăm triệu USD. Trước đây, MAS đã phải đền bù cho người nhà các nạn nhân mất tích không để lại dấu vết trong chuyến bay MH370, nay MAS lại phải đền tiền một lần nữa trong vụ MH17 vừa xảy ra.
Đó là chưa kể đến những vụ kiện nhiều triệu USD chống lại hãng hàng không này cũng có khả năng diễn ra. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng với 2 thảm kịch kinh khủng nêu trên, ngay cả các chuyên viên PR giỏi nhất trên thế giới cũng không đủ sức cứu được MAS.
Như vậy, dư luận thế giới hiện không khỏi lo ngại cho số phận của MAS, một hãng hàng không “5 sao”. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể kết luận được gì về tương lai của MAS!
Thử thách nối tiếp Có ý kiến cho rằng MAS có thể tồn tại miễn là họ biết cách xử trí và công chúng quên đi chuyện đau buồn này. Theo đó, lúc này lãnh đạo MAS cần hành động một cách kiên quyết và tập trung vào gia đình các nạn nhân là hành khách của họ hơn là chú ý đến sự phẫn nộ và lời buộc tội. Thật đáng tiếc cho MAS bởi họ phải chịu áp lực trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Toàn bộ lực lượng lao động của MAS sẽ bị căng thẳng và cảm thấy đau khổ đến cực độ sau khi nhiều đồng nghiệp của họ mất mạng trong lúc làm nhiệm vụ. Hơn nữa, MAS sau này sẽ lại phải đối phó với gia đình các hành khách nạn nhân nghèo. Đó sẽ là sự thử thách thực sự đối với nhà quản lý của MAS.
Theo Người Lao động
Chính phủ Ukraine và quân ly khai đạt thỏa thuận di chuyển nạn nhân
Chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ngày 20-7 đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc đưa thi thể các nạn nhân ra khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17.
Di dời thi thể các nạn nhân MH17
Phó Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groisman cho biết, thỏa thuận sơ bộ cho phép các cơ quan cứu trợ khẩn cấp Ukraine và các quan sát viên quốc tế di chuyển thi thể các nạn nhân đến "nơi an toàn".
Trước đó, những thông tin về việc phe ly khai ngăn cản các quan sát viên quốc tế tiếp cận hiện trường để đưa các thi thể "hồi hương" hiện đang phân hủy dưới ánh nắng mặt trời gay gắt đã khiến dư luận thế giới phẫn nộ, đặc biệt là từ Hà Lan, nước có số công dân chiếm hơn một nửa tổng số nạn nhân trong vụ tai nạn.
Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả hành động của phe ly khai là "một sự sỉ nhục đối với tất cả người thân, gia đình và chính những nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay".
Tuy nhiên, lãnh đạo phe ly khai Alexander Borodai hoàn toàn phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định họ không có bất kì hành động nào can thiệp vào công việc của các quan sát viên, đồng thời đổ lỗi cho chính quyền Ukraine cố tình trì hoãn việc triển khai điều tra.
Theo thông tin mới nhất, giới chức Ukraine xác nhận, lực lượng cứu hộ và quân nổi dậy đã tìm thấy 196 thi thể trong tổng số 298 hành khách và nhân viên phi hành đoàn thiệt mạng trên chuyến bay.
Theo Tiền Phong
Malaysia Airlines biện hộ việc MH17 bay qua vùng chiến sự Hãng Malaysia Airlines cho biết, các phi công MH17 đã không làm gì sai khi điều khiển chuyến bay khi di chuyển qua không phận phía đông Ukraine. Vào ngày 19/7, Malaysia Airlines đã tự đưa ra lời bảo vệ cho mình trước các cáo buộc rằng, hãng phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ tai nạn máy bay MH17 bởi các...