‘Make in Vietnam’ và những hoạt động ATTT đáng chú ý năm 2019
Thông điệp ‘ Make in Vietnam’, vụ nghi lộ dữ liệu 2 triệu người dùng của một ngân hàng hay hướng phát triển mới cho hacker là những hoạt động ATTT nổi bật nhất trong năm 2019.
2019 là một năm đầy biến động trong các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Mới đây, công ty Cổ Phần An Ninh Mạng Việt Nam (VSEC) đã đưa ra 5 hoạt động ATTT gây ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2019.
Thông điệp “Make in Vietnam”
Ngày 9/5, Bộ TTTT gây chú ý khi chọn ‘Make in Vietnam’ làm thông điệp chính tại một diễn đàn có quy mô quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ.
“Make in Vietnam” được chọn là thông điệp chính về phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Mặc dù là một thông điệp cho ngành công nghệ nói chung của Việt Nam, nhưng biểu ngữ này đã có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo mật, là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm bảo mật chất lượng cao của người Việt.
Chỉ thị 14/CT-TTg 2019 bảo đảm an ninh mạng
Năm 2019, Việt Nam chứng kiến hàng loạt các cuộc tấn công mạng có chủ đích để đánh cắp thông tin bí mật, điều này gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia.
Trước tình trạng báo động về ATTT, Thủ Tướng chính phủ đã quyết định ký ban hành Chỉ thị số 14 nhằm nâng cao an toàn an ninh mạng và cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Video đang HOT
Hàng loạt vụ tấn công mạng đã được thực hiện trong năm 2019, gây không ít thiệt hại về tài chính và uy tín doanh nghiệp.
Chỉ thị này yêu cầu các cơ quan chức năng phải bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm. Cùng với đó phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.
Đây là lần đầu tiên việc đưa ngân sách cho công nghệ ATTT được hợp thức hóa bằng văn bản, đồng thời thể hiện tinh thần thúc đẩy phát triển cho ngành bảo mật CNTT.
Vụ nghi lộ dữ liệu 2 triệu khách hàng
Một sự cố nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là sự cố lộ 2 triệu dữ liệu của một ngân hàng lớn tại Việt Nam. Theo đó, trên diễn đàn của giới hacker Raid****, tập tin dữ liệu được cho là chứa thông tin người dùng của khoảng 2 triệu người dùng.
Các thông tin bị rò rỉ bao gồm mã khách hàng, tên tuổi, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ nhà riêng và nơi công tác của khoảng 2 triệu người Việt Nam.
Đây không phải lần đầu các thông tin nhạy cảm của khách hàng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng bị rò rỉ. Điều này minh chứng cho công tác đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu ở một số tổ chức tài chính – ngân hàng tại Việt Nam hiện vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Tinh thần hacker được thừa nhận và đưa vào các hoạt động chính thống
Năm 2019 là năm đánh dấu sự phát triển rầm rộ của cộng đồng các hacker tại Việt Nam. Không chỉ được tham gia công khai các cuộc thi trong nước, các hacker trẻ Việt Nam còn được hỗ trợ, khuyến khích tham gia các giải đấu quốc tế, thoải mái thể hiện kỹ năng tấn công và tìm lỗi của mình.
Với hướng phát triển mới, các hacker mũ trắng có thể giúp phát hiện các lỗ hổng bảo mật.
Điển hình có thể kể đến một số sự kiện đáng nhớ như Hacker Street – khu trình diễn công nghệ ATTT lần thứ hai được tổ chức tại Ngày hội ATTT, Cuộc thi sinh viên với ATTT lần đầu tiên mở rộng ra khu vực ASEAN, cuộc thi Hackathon 2019…
Với hướng phát triển này, những hacker mũ trắng sẽ tìm kiếm được nhiều lỗ hổng bảo mật trong và ngoài nước, giúp Chính Phủ, các tổ chức phát hiện sớm các lỗ hổng và đưa ra cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp.
Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn
Bộ TTTT cho biết đã chính thức xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Đây là một hệ sinh thái nhằm tăng cường bảo đảm an toàn an ninh cho dự án Chính Phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Hệ sinh thái là một mô hình tổng thể, toàn diện và đầy đủ các giải pháp và có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi lớn trong lĩnh vực bảo mật để chung tay xây dựng hệ sinh thái này phát triển.
Việt Nam có lợi thế lớn khi có khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT, hoàn toàn có thể trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Theo Zing
Khoảng 100.000 địa chỉ IP Việt Nam kết nối đến mạng lưới máy tính ma mỗi ngày
Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng về tổng quan tình hình an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam trong năm 2018 - 2019, được Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) cho biết tại Ngày hội an toàn thông tin Việt Nam 2019, diễn ra vào sáng 21/11 tại TP Hồ Chí Minh.
Đại diện VNISA chia sẻ về toàn cảnh ATTT 2019.
Theo VNISA, bức tranh ATTT của Việt Nam trong năm qua mặc dù được cải thiện và an toàn hơn, tuy nhiên các cuộc tấn công mạng vào các địa chỉ của Việt Nam vẫn ở mức nghiêm trọng. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT) ghi nhận có 6.000 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam. Trong số này, có 2.000 sự cố tấn công lừa đảo (phishing), gần 4.000 trường hợp sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface) và trên 200 sự cố website bị nhiễm mã độc (Malware).
Đáng lo ngại, mỗi ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet). Riêng tại TP Hồ Chí Minh, thông tin từ công tác giám sát ATTT cho thấy, có khoảng 5.500 cuộc tấn công với trên 13.000 lượt kết nối tới các máy tính chủ điều khiển tấn công. Nếu xem xét từ góc độ xu hướng, có thể thấy tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam, giảm khoảng 20% so với quý IV/2018; số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng lưới máy tính "ma" là gần 2.000 địa chỉ, giảm 17% so với quý IV/2018.
Tuy nhiên, trong xu thế số hóa mọi lĩnh vực cuộc sống kinh tế - xã hội, việc tăng cường an ninh không gian mạng đòi hỏi ngày càng cao, không chỉ ở các doanh nghiệp mà cả các bộ, ngành cũng tham gia. Chính vì vậy, "Nâng tầm an toàn, an ninh thông tin quốc gia trong kỷ nguyên số" là chủ đề chính của hội thảo quốc tế Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2019. Sự kiện do VNISA phối hợp với Cục an toàn thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Một trong các doanh nghiệp công nghệ chia sẻ về các biện pháp ATTT tại ngày hội ATTT.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng cho biết, để có thể nâng tầm ATTT, Việt Nam cần xây dựng một số chỉ tiêu: đó là một môi trường pháp lý về an ninh mạng, chỉ số đánh giá tỷ lệ báo động rủi ro an ninh mạng, đội ngũ doanh nghiệp - đối tượng thực thi tốt ATTT, nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, các hệ thống thông tin của nhà nước, doanh nghiệp... phải được bảo vệ 24/7... Tuy nhiên, quan trọng nhất là ý thức của người đứng đầu, có như vậy các tiêu chí trên mới có thể được quan tâm và thực hiện tốt.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục an toàn thông tin (Bộ TTTT) thì cho rằng, việc xây dựng tiêu chí đánh giá về rủi ro an ninh mạng là quan trọng nhất. Bởi trong thời đại số hiện nay, mạng xã hội đang dẫn dắt thế giới, con người đang phụ thuộc quá nhiều vào không gian mạng. Vì vậy, để đảm bảo an ninh và ATTT, Việt Nam cần có các tiêu chí đánh giá xác thực. Hiện các tiêu chí đánh giá của các cơ quan, bộ, ngành chưa đồng bộ, khi sự cố xảy ra các đơn vị đều lúng túng xử lý.
Trước vấn đề này, đại diện VNISA đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục đưa ra các định hướng phát triển ATTT cùng với các tiêu chí và chỉ số đánh giá tin cậy; hoàn thiện và hiệu hóa các quy định bắt buộc về đảm bảo ATTT cũng như mức độ đầu tư cho ATTT; tăng cường hậu kiểm, đảm bảo các tội phạm trên không gian số cũng bị phát hiện và xử lý như trong hiện thực, từ đó lành mạnh hóa không gian mạng. Đối với doanh nghiệp, nên coi việc đầu tư ATTT là nhiệm vụ trọng tâm như kinh doanh; ưu tiên sử dụng các công cụ quản trị mạng nội địa hóa để tạo môi trường cho các doanh nghiệp ATTT Việt Nam phát triển.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Quảng Ninh đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho hệ thống giám sát, ngăn chặn tấn công mạng phục vụ Chính quyền điện tử Theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, để bảo vệ hệ thống Chính quyền điện tử và các hệ thống thông tin chuyên ngành, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng để xây dựng Trung tâm kiểm soát ATTT của tỉnh trong năm 2019. Theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng...