Make in Vietnam: Gia công chỉ kiếm sống, giàu có phải làm chủ công nghệ
Nếu không tạo ra được các sản phẩm công nghệ do người Việt làm chủ, không thoát được phận gia công, Việt Nam chỉ nhận được phần giá trị gia tăng ít ỏi. Thậm chí, trở thành ‘bãi chiến trường’ của sản phẩm ngoại.
Làm chủ công nghệ, không dựa vào nước ngoài
Năm 2017, sau nhiều năm nghiên cứu, Tập đoàn Viettel chính thức thay thế hệ thống tính cước viễn thông ngoại nhập bằng hệ thống do chính “người Viettel” làm chủ. Đó là hệ thống tính cước thời gian thực (vOCS) – sản phẩm Make in Vietnam.
Tại thời điểm đó, không ít người hoài nghi về chất lượng sản phẩm công nghệ cao do người Việt tạo ra. Tuy nhiên sau hai năm triển khai, vOCS đã có 170 triệu khách hàng trên toàn bộ 11 quốc gia mà Viettel đang đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu phức tạp nhất của nhà mạng lớn nhất Việt Nam này.
Các kỹ sư của dự án vOCS.
Ít ai biết rằng, nhóm nghiên cứu trực tiếp làm ra sản phẩm ấy chỉ gồm khoảng 20 người và phần lớn ở độ tuổi ngoài đôi mươi.
Ông Nguyễn Đức Hải – Giám đốc Dự án vOCS là 1 trong những thành viên đầu tiên của nhóm nghiên cứu, khởi xướng vào năm 2011.
Ban đầu, số thành viên nhóm nghiên cứu chỉ 3-4 người. Đến 2012 nâng lên 20 người. Sau khi thử nghiệm với 100 nghìn thuê bao, năm 2013 nhóm đưa ra sản phẩm dành cho 3 triệu thuê bao. Tuy nhiên, phiên bản này vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của Viettel lúc bấy giờ khi số lượng khách hàng của nhà mạng này đã đạt hàng chục triệu thuê bao. Với quyết tâm “không phải nghiên cứu cho biết”, Viettel tiếp tục đầu tư cho vOCS với mục tiêu sẽ sớm làm chủ được hệ thống này mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp ngoại nào.
Sau nhiều năm tiếp tục nghiên cứu, năm 2017 dự án thành công. vOCS nhận giải Vàng Kinh doanh Quốc tế International Business Stevie Awards (IBA) 2018. Đại diện Viettel cho biết: với tính năng tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, cùng với giá thành cạnh tranh, vOCS sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu của các nhà mạng viễn thông trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, vOCS được xây dựng trên hệ thống phần cứng tiêu chuẩn, áp dụng công nghệ dữ liệu hướng đối tượng trên mô hình bộ nhớ IMDG tạo ra khả năng mở rộng hệ thống lên tới hàng tỷ thuê bao, sẵn sàng hỗ trợ cho các dịch vụ 5G, IoT, kết hợp với tính năng khác biệt là khả năng cá thể hóa, có thể cung cấp tới mỗi khách hàng một gói cước riêng biệt.
“Với công nghệ như trên, vOCS sẽ không chỉ là sản phẩm tính cước cho viễn thông, mà còn có thể mở rộng ra các lĩnh vực khác như tính cước điện, giao thông (thu phí trạm không dừng)…”, đại diện Viettel chia sẻ.
Điều này cho thấy, người Việt, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm công nghệ ngang tầm thế giới.
Video đang HOT
Nhắc lại những chặng đường đã qua, về một sản phảm công nghệ được chính kỹ sư Việt làm ra, ông Nguyễn Đức Hải nói: Công nghệ càng ngày càng tiến triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ai làm chủ được công nghệ người đó nắm được lợi thế. Nếu không làm chủ được công nghệ, cơ bản chúng ta sẽ phụ thuộc hết vào họ. Khi cần cải tiến gì, cần thay đổi gì chúng ta không được quyền tự quyết, thậm chí bị họ ép về thời gian và tiền bạc.
Gia công thì không giàu được, quốc gia không có vị thế
“Làm chủ công nghệ thì quốc gia cũng có tên tuổi”, ông Nguyễn Đức Hải trả lời câu hỏi Việt Nam ra sao nếu chỉ mãi ở phận gia công, không có những sản phẩm “make in Vietnam”.
Ông Nguyễn Đức Hải tâm sự: “Nếu chỉ gia công thì đối tác thiết kế rồi, sản phẩm đứng tên người ta, không phải đứng tên mình. Làm thế mãi mình chỉ là thợ giỏi, không có vị trí gì trên bản đồ công nghệ”. Bởi lẽ, khi làm gia công, đối tác yêu cầu gì mình làm đó, không tự thiết kế hay sáng tạo cái gì mới mẻ.
Làm chủ công nghệ là nhiệm vụ không thể trì hoãn.
Trong cuộc trò chuyện với, ông Nguyễn Minh Quý, CEO Tập đoàn Internet Novaon cũng đã đưa ra nhiều vấn đề trăn trở nếu Việt Nam không vượt lên được “kiếp gia công”.
Khi đó, Việt Nam sẽ là “bãi chiến trường” để Google, Facebook… “xâu xé”. Vai trò Việt Nam ở đâu là câu hỏi cần phải trả lời.
Dù rằng với Google, Facebook… người Việt, doanh nghiệp Việt cũng có nhiều lợi ích. Đó là có thêm công cụ marketing giới thiệu sản phẩm hiệu quả, kết nối bạn bè khắp 5 châu, thu thập kiến thức từ trên thế giới. Các công ty vệ tinh ở Việt Nam cũng được đào tạo, học hỏi từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Thế nhưng, ông Nguyễn Minh Quý cho rằng: Nếu giai đoạn gia công cứ kéo dài mãi, chúng ta chỉ chiếm được phần rất bé trong chuỗi giá trị. Chiếc iPhone bán giá 1.000 USD, nhưng phần giá trị lại chỉ tập trung ở giai đoạn đầu (tìm hiểu người sử dụng, nghien cứu, xác định nhu cầu, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu) và khâu cuối (đưa vào thị trường phân phối, marketing). Còn giai đoạn làm ra chiếc điện thoại thì chiếm phần giá trị rất nhỏ bé.
“Cứ làm mãi như vậy thì chúng ta không tăng vị thế lên được”, ông Nguyễn Minh Quý nhấn mạnh.
Nhắc đến tấm gương Trung Quốc, CEO của Novaon cho rằng: Trung Quốc là công xưởng số 1 thế giới, họ cũng đã phải chuyển đổi rồi. Nếu họ cứ dựa mãi vào việc gia công thì khó bứt lên được. Giá nhân công Trung Quốc cao hơn Việt Nam nhiều. Giá nhân công Việt Nam dần dần sẽ cao hơn Bangladesh, Srilanka, Myanmar. Doanh nghiệp đến Việt Nam rồi họ sẽ ra đi. Khi họ ra đi mà mình không chuyển đổi xong thì mình thất bại. Mình chỉ được hưởng phần công ăn việc làm thôi, còn lại không được gì.
“Trung Quốc làm rất tốt việc đó. Từ việc gia công, vài chục năm sau họ đã có Xiaomi, có Baidu, Huawei và nhiều tập đoàn lớn khác”, ông Nguyễn Minh Quý chia sẻ.
Vậy nên, theo CEO Novaon, chúng ta phải đặt vấn đề nghiêm túc: Nếu không thay đổi chúng ta sẽ đi đến đâu và thay đổi chúng ta sẽ đi đến đâu?
Đúc kết lại, ông Nguyễn Minh Quý khẳng định: Chúng ta không giàu bằng gia công được đâu, chắc chắn luôn. Gia công chỉ kiếm được tiền nhưng không bao giờ giàu được, chỉ khá thôi”.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc gia về Phát triển DN công nghệ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình.
Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.
Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài, khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh.
Theo viet nam net
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: ICT là nền tảng nên cần phải đi trước
Phát biểu kết luận Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Bộ TT&TT ngày 5/7, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: ICT là nền tảng nên cần phải đi trước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị,
Theo báo cáo tại Hội nghị 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của toàn ngành đạt 1.347.087 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu là đóng góp của ngành công nghiệp ICT. Nộp ngân sách nhà nước đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018.
Lĩnh vực Bưu chính, toàn ngành có 440 doanh nghiệp với hơn 18.000 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có gần 3.900 điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính mạng Bưu chính công cộng. Doanh thu trong lĩnh vực Bưu chính trong 6 tháng đầu năm đạt 13.560 triệu đồng, bằng 128,32% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp ngân sách 362 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực viễn thông, tính đến hết tháng 6/2019, tổng số thuê bao di động đạt 134,5 triệu thuê bao so với gần 120 triệu thuê bao cùng kỳ năm 2018; tổng số thuê bao di động băng rộng (3G, 4G) đạt hơn 51 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt hơn 4 triệu thuê bao. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông trong toàn ngành, tổng doanh thu đạt 198.000 tỷ đồng, bằng 104,38% so với cùng kỳ năm 2018; nộp ngân sách nhà nước 23.618 tỷ đồng.
Lĩnh vực ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 13/3/2019 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo 1 Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản cập nhật 2.0; Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT (thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg); Xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia; Ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam (phiên bản 1.0); Xây dựng mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng, có 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 45,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các cuộc tấn công có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware), 1.556 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing). Số liệu cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã chuyển biến, đặc biệt các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội, TPHCM thời gian qua đã có những hiệu quả nhất định. Ngoài ra, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet) là hơn 4,3 triệu địa chỉ, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Thứ hạng của Việt Nam trong các bảng xếp hạng quốc tế về an toàn an ninh mạng cũng có những cải thiện đáng kể. Theo dự thảo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU ngày 27/3/2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia, đã tăng 50 hạng so với năm 2017.
Lĩnh vực công nghiệp ICT, Bộ TT&TT đã tổ chức thành công Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam 2019 với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" và với khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam".Về các cơ chế, chính sách cho lĩnh vực công nghiệp ICT, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ về việc ký Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới hợp tác về CMCN 4.0; Xây dựng Đề án thúc đẩy phát triển hệ sinh thái nội dung số Việt Nam; Xây dựng Đề án Trung tâm CMCN 4.0 Việt Nam...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Sự tham gia đầy đủ của các Ban, Bộ, ngành, địa phương, các Sở TT&TT, các doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan báo chí, nhà xuất bản đã thể hiện sự quan tâm tới Ngành TT&TT, một ngành về công nghệ số và thông tin tuyên truyền. Ngành TT&TT là ngành tạo sự ổn định xã hội thông qua báo chí, truyền thông và tạo ra sự phát triển thông qua công nghệ số.
Thời gian tới Bộ trưởng chỉ đạo toàn Ngành TT&TT tiếp tục bám sát những định hướng lớn chung cho cả năm 2019 để tổ chức thực hiện, cụ thể Bộ trưởng yêu cầu thực hiện tốt một số nội dung như:
Đối với lĩnh vực ICT: Đây là nền tảng, là hạt nhân của chuyển đổi số, phát triển công nghệ và công nghiệp ICT góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển. Vì vậy ngành TT&TT Việt Nam không đi theo sau, mà sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực. Quản lý nhà nước là thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của lĩnh vực quản lý. Lấy sự phát triển bền vững, tăng trưởng nhanh của ngành là mục tiêu quản lý. Mặt khác, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số sẽ là trọng tâm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới. Do vậy, công nghệ mới, đổi mới sáng tạo là động lực cho sự phát triển bền vững bao trùm cho Việt Nam. Nâng cao thứ hạng Việt Nam, bám vào các CPI quốc tế để cải thiện thứ hạng. ICT là nền tảng nên cần phải đi trước.
Về lĩnh vực Bưu chính: Ban hành Chỉ thị của Bộ trưởng về định hướng phát triển Bưu chính trong nền kinh tế số theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt; dịch và phát hành tham khảo sách về kinh tế số và hoạt động bưu chính số toàn cảnh thế giới. Xây dựng hệ thống mã bưu chính tới từng địa chỉ, đề án dịch vụ công qua hệ thống Bưu chính, nghiên cứu thành lập Hiệp hội Bưu chính Việt Nam. Đề cao vai trò của các hiệp hội trong việc xây dựng chính sách, để đưa chính sách vào cuộc sống, đại diện tiếng nói của người dân, doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực Viễn thông: Chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông từ thoại sang data thông qua giảm cước kết nối thoại; Phổ cập smartphone, đấu thầu băng tần 2.600 MHz và 700MHz, Quy hoạch tần số 5G, tuyên bố lộ trình tắt sóng 2G, 3G, thử nghiệm Mobile money, đầu tư VNIX thành trung tâm kết nối các ISP và CP; xử lý các vấn nạn về rác viễn thông như: SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác... Nâng cao việc chuyển mạng thành công đạt ít nhất 90% vào cuối năm 2019 về chuyển mạng giữ số.
Lĩnh vực ứng dụng CNTT: Tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, ban hành các Khung về Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, đầu tư và thuê CNTT, xây dựng các Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, định danh và xác thực điện tử, thúc đẩy Chính phủ điện tử mà trọng tâm là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu là 30% đến hết năm 2019.
Về an toan thông tin Bộ trưởng yêu cầu, tất cả các nhà mạng viễn thông đều phải đầu tư DPI, đảm bảo chặn lọc mạng ở mức sâu. Cần có chương trình đảm bảo an toàn an ninh mạng trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, phát triển các mạng xã hội Việt Nam nhất là các mạng xã hội với cách tiếp cận mới, khác biệt căn bản với Facebook. Các thuật toán, luật chơi do công ty nền tảng nắm trong tay, mô hình mạng xã hội mới là giá trị tạo ra bởi người dùng phải được chia sẻ. Mô hình mới là luật chơi, là khách hàng phải được tham gia. Thử nghiệm mạng Internet Việt Nam hoạt động độc lập, phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng mạnh, không chỉ bảo vệ không gian mạng Việt Nam mà còn đi ra nước ngoài.
Với ngành công nghiệp ICT: Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về "Make in Vietnam" thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ thương mại chuyển sang làm công nghệ; các doanh nghệp ICT cần hoạt động theo sứ mạng mới phát triển công nghệ Việt Nam chuyển đổi số cho đất nước theo hướng doanh nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp start-up và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới; Quy định về thử nghiệm mô hình mới sandbox, đặc khu về thử nghiệm công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Triển khai chính sách cho trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới; thúc đẩy nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G để năm 2020 Việt Nam có thiết bị 5G...
Theo viet times
Đài Loan ứng dụng công nghệ 4.0 sản xuất máy công cụ Tại Triển lãm lần thứ 17 về máy công cụ (MTA Việt Nam 2019) đã diễn ra Diễn đàn 'Máy móc Đài Loan-Công nghệ đột phá thông minh' Diễn đàn do Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Đài Loan (Taitra) tổ chức. Tại sự kiện, các đề tài về công nghệ thông minh được trình bày như: "Tương lai Sáng Tạo Thông minh"...