Mailbird – Phần mềm quản lí email đa chức năng
Hiện nay, trên Internet có rất khá nhiều các công cụ phần mềm giúp quản lí các tài khoản email clients khác nhau, và mỗi công cụ đều có những ưu điểm nổi trội riêng. Mailbird là công cụ quản lí email trên máy tính vừa được ra mắt gần đây, đây là sản phẩm của nhóm Sparrow, một team khá nổi tiếng trong giới thiết kế các ứng dụng dành cho hệ điều hành OS X và iOS.
Hiện tại Mailbird còn đang trong giai đoạn Beta, nhưng người dùng có thể đăng ký và tải về dùng thử.
Hướng dẫn tải về và cài đặt Mailbird
Truy cập vào đường dẫn này để tiến hành cung cấp 1 số thông tin người dùng và tải về Mailbird
Sau khi tải Mailbird về xong, bạn tiến hành quá trình cài đặt. Mailbird sẽ tự động kết nối với server và tải về các thành phần cài đặt khác. Việc cài đặt sẽ diễn ra hoàn toàn tự động, bạn sẽ không phải làm bất cứ điều gì cả.
Sử dụng Mailbird
Sao khi quá trình cài đặt kết thúc, biểu tượng của Mailbird sẽ xuất hiện trên màn hình Desktop. Và phần mềm sẽ tự động khởi động. Trước khi sử dụng, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin tài khoản Mail mà bạn đã đăng ký lúc tải về
Sau khi đăng nhập thành công, Mailbird sẽ tiến hành đồng bộ dữ liệu với hộp thư email của bạn. Giao diện Mailbird khá đẹp và đơn giản.
Video đang HOT
Các thao tác với email được hỗ trợ khá đầy đủ, bạn sẽ không phải lúng túng khi lần đầu sử dụng Mailbird.
Giao diện soạn thư khá &’hoành tráng’
Ngoài ra, Mailbird còn hỗ trợ sử dụng các ứng dụng trực tuyến khác như Dropbox, Facebook, Google Drive,…Bạn có thể lựa chọn sử dụng bằng cách nhấn vài biểu tượng &’…’ ở góc dưới giao diện Mailbird. Muốn sử dụng dịch vụ nào, bạn chỉ cần nhấn chọn vào biểu tượng tương ứng.
Bên cạnh đó, Mailbird còn hỗ trợ 1 số các thiết lập cá nhân như tạo phím tắt (Shortcut),… bạn có thể tìm hiểu thêm trong mục Options của Mailbird
Hiện tại Mailbird vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên bạn chỉ có thể thêm vào danh sách quản lí tải khoản Email duy nhất có 1. Nhìn chung Mailbird hoạt động khá nhẹ nhàng và nhanh, giao diện khá đẹp và hiện đại, hẳn là bạn sẽ rất thích thú khi sử dụng Mailbird để quản lí hộp thư Email của mình.
Theo GenK
3 trang chia sẻ tập tin Images Linux dành cho VirtualBox
VirtualBox là giải pháp khá hiệu quả để bạn có thể trải nghiệm các hệ điều hành mới mà không muốn xóa bỏ hệ điều hành đang xài, bên cạnh đó đây cũng là cách để các quản trị mạng có thể tiến hành thử nghiệm các thiết lập mạng mà không cần nhiều máy tính khác nhau để thực hiện điều này.
Đối với VirtualBox bạn có thể cài trực tiếp bằng đĩa CD/DVD, tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian, bẳng việc sử dụng các tập tin Images có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Còn đối với những ai yêu thích Linux nhưng không thể bỏ qua được Windows thì có thể sử dụng các tập tin dạng này để trải nghiệm bởi phương thức cài đặt Linux chung với Windows ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho dữ liệu của bạn
Sau đây là 3 trang web khá hữu ích cho những tín đồ VirtualBox trong việc tìm kiếm các tập tin Images của các biến thể hệ điều hành Linux khác nhau để bạn lựa chọn, bạn chỉ việc tải về và tích hợp và VirtualBox là có thể sử dụng ngay.
VirtualBoxes trên SourceForge (http://sourceforge.net/projects/virtualboximage/files/)
Đây là một nhánh của trang mạng chia sẻ mã nguồn mở nổi tiếng SourceForge, tại đây bạn sẽ được cung cấp hơn 40 loại tập tin Images của các biến thể của hệ điều hành Linux như OpenSUSE, CentOS, Linux Mint...
Do tiêu chí của SourceForge mà chia sẻ các phần mềm mã nguồn mở nên sẽ không xuất hiện các hệ điều hành trả phí như Windows hay MAC OS và đây cũng là hạn chế của trang chia sẻ này.
Các hệ điều hành được chia sẻ tại đây bao gồm: OpenSUSE, CentOS, Linux Mint, Syllable, Ubuntu Studio, Zenwalk, Lubuntu, Debian GNU_Linux, Ubuntu Linux, UbuntuServer, Special, Xubuntu Linux, Fedora, MINIX, FreeDOS, Kubuntu Linux, AROS, SLITaz, Archlinux, Haiku, Plan9, ReactOS, Puppy Linux, Android, Debian-kfreebsd, Milax, Vector Linux, Sidux, temp, PCLinuxOS, Tiny Core Linux, OpenSolaris, moonOS, Gentoo, Nexenta GNU_OpenSolaris, Moblin 2 Beta, Dreamlinux, Mandriva Linux, FreeBSD, Damn Small, TinyMe, gOS, gNewSense, Deli Linux, Fluxbuntu, Slackware.
VirtualBoxes.org (http://www,virtualboxes.org)
Cũng giống như VirtualBoxes trên SourceForge, VirtualBoxes.org là trang chia sẻ tập tin Images dành cho VirtualBox chính thức với các phân loại rõ ràng hơn so với trang SourceForge. Khi lựa chọn một loại hệ điều hành, bạn sẽ được cung cấp nhiều phiên bản khác nhau, đồng thời cũng cung cấp các thông tin đi kèm như dung lượng, tài khoản người dùng (nếu có)...
VirtualBoxes.org hiện đang cung cấp 49 loại tập tin Images của các hệ điều hành khác nhau.
VirtualBoxImages.Com (http://virtualboximages.com/)
Đây là trang web chia sẻ khá trực quan, bạn chỉ cần nhấp vào tiêu đề của một VDI mà bạn đang quan tâm và bạn sẽ được đưa đến một trang cung cấp thông tin liên quan đến VDI này kèm liên kết torrent để tải chúng về.
Bạn cũng sẽ được cung cấp một số ảnh chụp màn hình của tập tin VDI mà bạn định tải về.
Hiện tại số lượng VDI mà VirtualBoxImages.com không nhiều như 2 trang chia sẻ phía trên, tuy nhiên hầu hết đều là những phiên bản mới nhất của các hệ hành này như: Ubuntu 13.04 amd64 LAMP Server, Ubuntu 13.04 amd64, Ubuntu GNOME 13.04 amd64, LinuxMint 201303 Debian Cinnamon 32bit, LinuxMint 201303 &'Debian' amd64 Cinnamon, Ubuntu 13.04 i386, openSUSE 12.3 Gnome x86_64, Ubuntu 12.04.2 amd64, FuelPHP Framework Server w-Desktop, CentOS 5.9 x86_64 Gnome, LinuxMint 14 KDE Desktop 32bit, Ubuntu 12.10 i386 Desktop VirtualBox, Ubuntu 12.10 amd64 LAMP/Tomcat Server, OS4 Opendesk 13 32bit, Hanthana 17 i386, Snowlinux e17 Crystal, Slackware 14 32bit KDE, Fedora 18 x86_84, Sabayon Linux 10 amd64 Gnome.
Đây là những trang chia sẻ khá uy tín nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của các tập tin VDI. Và hãy cẩn thận khi lựa chọn các tập tin VDI không rõ nguồn gốc bởi bạn không biết người tạo ra có đính kèm virut hay các loại mã độc nào khác để phát tán khi tập tin VDI này được kích hoạt hay không.
Chúc bạn thành công!
Theo GenK
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Viber trên Windows Đối với Viber dành cho Windows và Mac, ứng dụng sẽ có một số tính năng tương đồng với Skype như gọi điện thoại, tán gẫu qua video, đồng bộ tin nhắn xuyên suốt giữa các thiết bị di động chạy nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên khác với Skype, Viber không hỗ trợ các cuộc gọi nhóm, hay người dùng không...