Mải xem phim, tài xế lao ôtô vào xe cảnh sát
Tài xế chiếc Tesla xem phim trên điện thoại khi xe chạy ở chế độ tự lái và lao vào một xe tuần tra, hôm 26/8 ở North Carolina.
Va chạm xảy ra vào đầu giờ sáng trên cao tốc 64 gần hạt Nash, bang North Carolina. Một đại diện của hạt cùng một sĩ quan cảnh sát đang ở bên đường sau khi nhận cuộc gọi về một vụ tai nạn thì chiếc Tesla lao tới.
Bị đâm trúng, xe cảnh sát lao vào lề đường, gãy bánh sau bên trái, hư hỏng nặng. Ảnh: Highway Patrol
Cú đâm mạnh khiến xe của người đại diện lao vào xe cảnh sát, hất ngã cả hai người đang đứng bên cạnh. Tài xế gây tai nạn, Devainder Goli nói rằng đang mải xem phim trên điện thoại và chiếc Tesla đang ở chế độ lái bán tự động Autopilot. May mắn không ai bị thương.
Goli bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có hành vi vi phạm luật cấm xem tivi, máy tính và đầu phát video khi đang lái xe. Đại diện cảnh sát nói rằng trường hợp này nên được nêu làm tấm gương điển hình về vi phạm giao thông nhằm nhắc nhở những tài xế khác.
Video đang HOT
Chiếc Tesla vỡ toác đầu sau va chạm. Ảnh: CBS17
Đây không phải vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới xe Tesla và hệ thống Autopilot. Ngay trong tháng 7, một trường hợp tương tự xảy ra ở Arizona khi một xe cảnh sát cũng bị một chiếc Tesla đâm trúng khi ở chế độ Autopilot, theo lời tài xế.
Xe Tesla đâm dồn ôtô cảnh sát và xe cứu thươngXe Tesla gây tai nạn liên hoàn khi dùng tính năng lái tự động 11Tài xế ngả ghế ngủ để mặc ôtô tự lái 29
Trong năm 2019, nghiên cứu của Viện Bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS) cho thấy người sử dụng thường nhầm lẫn về cách hoạt động của hệ thống hỗ trợ tài xế. Nghiên cứu thực hiện với 2.000 tài xế chỉ rõ, tên gọi như “autopilot” gây ra những hiểu nhầm.
“Gần một nửa người trả lời nói rằng họ có thể bỏ cả hai tay khỏi vô-lăng, và gần 6% số người tham gia nghĩ họ có thể chợp mắt khi hệ thống Autopilot hoạt động”, đại diện IIHS cho biết.
Thực tế, Autopilot trên xe Tesla chỉ là chế độ lái bán tự động, không phải hoàn toàn tự động. Hệ thống hỗ trợ tài xế một số tính năng như giữ làn, điều khiển hành trình, tự đỗ xe, tự chuyển làn.
Autopilot được khuyến cáo chỉ sử dụng trên một số đường cao tốc liên bang, dù vẫn có thể hoạt động ở đường nội đô. Hãng Tesla đồng thời khuyến cáo các tài xế phải giám sát và chịu trách nhiệm chính đối với việc lái xe ở mọi lúc, dù Autopilot được kích hoạt.
Đối với các hãng xe, IIHS từng yêu cầu đổi tên những hệ thống như Autopilot sang một thứ gì đó giúp ít gây hiểu nhầm, tránh việc các tài xế cho rằng chiếc xe sẽ tự lái và họ hoàn toàn rảnh tay.
Ảo giác ôtô "đi lùi" khi dừng đèn đỏ nguy hiểm ra sao?
Theo các chuyên gia an toàn giao thông, rất nhiều tài xế từng bị ảo giác ôtô "đi lùi" khi đang chờ đèn đỏ, mặc dù xe đang đứng yên, chân phanh vẫn giữ hoặc đã về số N, P.
Hiện tượng ảo giác này rất nguy hiểm, có thể khiến tài xế bị giật mình, vô tình đạp nhầm chân ga và gây thảm hoạ "xe điên".
Các chuyên gia giải thích, hiện tượng này là do sự cảm nhận của não bộ về chuyển động. Bởi khi chúng ta di chuyển trên đường thì bộ não cũng chuyển động theo, ngay cả khi tài xế dừng lại chờ đèn đỏ vài chục giây thì quán tính trong não vẫn còn. Chính vì vậy, tài xế sẽ có cảm giác "đi lùi" khi nhìn thấy các phương tiện 2 bên di chuyển, mặc dù xe vẫn đứng yên.
Hiện tượng ảo giác thường xảy ra khi tài xế bị mệt mỏi, căng thẳng quan sát các phương tiện trên đường. Bên cạnh đó, một số tài xế mới chưa quen thích ứng với không gian ôtô đóng kín nên có cảm nhận khác biệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài xe.
Mệt mỏi sẽ khiến bạn dễ bị ảo giác hơn. Ảnh ST.
Theo các chuyên gia, ảo giác "xe lùi" thường xuất hiện khi tài xế dừng đèn đỏ, dừng xe ven đường quá lâu hoặc đọc sách, xem điện thoại trong lúc lái xe. Theo đó, nếu bạn quá tập trung vào những việc riêng trong lúc lái xe sẽ khiến não bộ chưa kịp phản ứng với khung cảnh xung quanh, tạo cảm giác xe bị lùi.
Ngoài ra, quán tính chuyển động của các phương tiện tham gia giao thông còn có sự khác biệt khi đi cùng chiều hoặc ngược chiều. Cụ thể, nếu 2 xe chạy cùng chiều thì khi vượt nhau sẽ thấy xe bên cạnh chạy chậm. Còn nếu 2 xe chạy ngược chiều thì sẽ cảm thấy xe đối diệnchạy rất nhanh.
Tài xế cần tập trung quan sát xung quanh để tránh bị ảo giác xe "đi lùi". Ảnh ST.
Vì vậy, việc tài xế điều khiển phương tiện trong thời gian dài sẽ khiến thần kinh bị mệt mỏi, rất dễ dẫn đến hiện tượng ảo giác khi xe đang dừng đỗ.
Nhằm hạn chế tình trạng ảo giác, các chuyên gia khuyên rằng, tài xế không nên dừng chờ bên cạnh xe tải, xe container có kích cỡ lớn, bởi khi đầu óc mệt mỏi mà nhìn vào những xe này thì rất dễ bị ảo giác đi lùi. Đồng thời, các bác tài cũng cần liếc nhìn đồng hồ lái hoặc quan sát gương chiếu hậu xem xe có chuyển động hay không, nhằm đối phó với việc bị ảo giác.
Đáng chú ý là việc ảo giác xe "đi lùi" dễ khiến tài xế hoảng loạn và đạp nhầm chân ga. Vậy nên, trong trường hợp dừng đèn đỏ quá 30 giây thì bạn nên chủ động chuyển về số P hoặc số N cho an toàn, hơn nữa sẽ giảm bớt áp lực cho bàn chân.
Nếu dừng chờ đèn đỏ quá 30 giây, các bác tài nên chuyển sang số N. Ảnh ST.
Anh Lê Minh Tuấn (33 tuổi, tài xế Grab ở TP.Hồ Chí Minh) cho hay: "Tôi đã từng bị ảo giác xe đi lùi khi đang dừng chờ đèn đỏ. Do mệt mỏi quá nên tôi chợp mắt trong khoảng 10 giây, đến khi mở mắt ra thì thấy xe như bị tụt dốc, mặc dù đang đạp chân phanh. Theo phản xạ, tôi chuyển sang đạp chân ga vì nhầm tưởng chân phanh là chân ga. Lúc đó, tiếng máy gầm lên, may mắn là tôi đã về số N từ trước".
Chói mắt vì nắng khi lái xe, làm gì để khắc phục? Vào thời tiết nắng gắt, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mặt kính lái ô tô, khiến tài xế bị chói mắt, cảm giác rất khó chịu và khó quan sát. Vậy làm sao để khắc phục tình huống này? Theo nghiên cứu của tổ chức Phân tích an toàn đường bộ - Road Safety Analysis (RSA), Vương quốc Anh, sự lóa...