Mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Người
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một nhân cách lớn, một tư tưởng lớn, một sự nghiệp lớn mà Người còn để lại bản Di chúc vô giá.
Bút tích bản Di chúc của Bác Hồ. Ảnh: Tư liệu
Nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước nói chung, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai nói riêng xem Di chúc của Người là nguồn sáng dẫn đường trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Đồng Nai giàu mạnh, văn minh.
* Chăm lo phát triển kinh tế
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng tầm trí tuệ, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, kiên định niềm tin sắt đá vào lý tưởng cộng sản, vào tinh thần cách mạng của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, bám sát thực tiễn, đề cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phát huy sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, đưa tỉnh Đồng Nai có bước phát triển vượt bậc.
Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, liên tục trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai khá cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2006-2015 là 13,2%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 32 khu công nghiệp được cấp phép đầu tư đi vào hoạt động với hơn 1 triệu lao động đang làm việc; thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2018 đạt 1,85 tỷ USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực và đúng hướng theo hướng công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp, đưa Đồng Nai trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao so với bình quân chung của cả nước. Đồng Nai ngày càng thực sự trở thành một địa bàn động lực, có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Việt Nam với các nước ASEAN, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp nhưng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Đồng Nai được đặc biệt quan tâm, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư Hồ Văn Hà, hiện nay 100% số xã và đơn vị hành chính cấp huyện ở Đồng Nai đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỉnh đang phấn đấu đến cuối năm nay có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, huyện Xuân Lộc đang được Trung ương chọn làm điểm nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước.
Hiện nay toàn tỉnh đang quản lý, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với hơn 57.500 người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Ngoài việc dành kinh phí ngân sách của tỉnh 270 tỷ đồng mỗi năm để chăm lo cho người có công, hệ thống chính trị trong tỉnh còn huy động nhiều nguồn lực khác để chăm sóc người có công. Đến nay, đời sống của các gia đình chính sách trong tỉnh đã có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống các hộ dân trong vùng; đặc biệt không còn hộ nghèo.
GRDP bình quân đầu người từ 185 USD/người vào năm 1985, đạt mức 333 USD vào năm 1995, 875 USD vào năm 2005 và đến năm 2018 đạt 4.226 USD. Nhờ vậy Đồng Nai hiện chỉ còn 0,58% số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới của tỉnh.
Video đang HOT
* Chú trọng xây dựng Đảng
Bên cạnh việc tập trung chăm lo phát triển về kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ Đồng Nai luôn chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng – vấn đề được Bác nhắc đến đầu tiên trong Di chúc.
Công nhân Công ty Changshin Việt Nam trong giờ làm việc Ảnh: HỒ THẢO
Đồng chí Phạm Văn Ru, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, công tác tổ chức xây dựng Đảng ở Đồng Nai được tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh gắn với giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Công tác phát triển Đảng; việc trao và tặng Huy hiệu Đảng được thực hiện nền nếp. Công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu quả, công khai, dân chủ, minh bạch. Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên.
Đảng bộ Đồng Nai hiện có 16 Đảng bộ trực thuộc tỉnh, với 742 tổ chức cơ sở Đảng và hơn 80 ngàn đảng viên, trong đó tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 164 cơ sở, với trên 3 ngàn đảng viên thuộc loại hình này. Bình quân mỗi năm, tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng được xếp loại trong sạch vững mạnh đạt trên 80%, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 90%.
Các tổ chức Đảng và đảng viên trên địa bàn tỉnh luôn nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, trên cơ sở đó kịp thời đề ra giải pháp sửa chữa khuyết điểm, yếu kém. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát huy tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực nổi cộm, nơi dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực để phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, cũng như xử lý nghiêm khắc trường hợp vi phạm. Nhiều vấn đề tồn đọng, bức xúc trong xã hội được những người có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng.
Đặc biệt, những năm qua thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo nên luồng sinh khí mới cho các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo và điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác có ở hầu hết các lĩnh vực.
Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ, những kết quả mà Đồng Nai đạt được trong những năm qua là nhờ có sự đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội. Những kết quả mà Đồng Nai đạt được thể hiện lòng kính yêu đối với Bác của Đảng bộ, nhân dân Đồng Nai và đó chính là những việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện Di chúc và những lời căn dặn của Bác trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang quyết tâm thực hiện.
Sáng nay 29-8, tại Đài PT-TH Đồng Nai sẽ diễn ra hội nghị 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức.
Hội nghị nhằm ôn lại, khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn của Di chúc; thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần khắc sâu, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh thời đại, xây dựng tỉnh Đồng Nai ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tại hội nghị sẽ biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Hội nghị được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Đồng Nai.
N.P
Minh Ngọc – Phương Hằng
Theo Đongnai
Chăm lo công việc gốc của Đảng
Trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với các học viên lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026. Ảnh: Minh Hiếu
Ngày 20-2-1947, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, khi nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh, vấn đề đầu tiên mà Người đề cập là công tác cán bộ. Người nói: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được".
Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ những đức tính, phẩm chất cần có của người cán bộ, đó là: Đối với mình đừng tự mãn, tự túc, phải học hỏi, cầu tiến bộ, học lấy điều hay của người khác, siêng năng, tiết kiệm. Đối với đồng chí, phải thân ái, học cái hay, bỏ cái dở, không ghen ghét đố kị. Đối với công việc, phải nghĩ cho kỹ, phải có kế hoạch, phải cẩn thận. Đối với nhân dân, phải nhớ đoàn thể làm việc cho dân, đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Có những việc dân không muốn làm thì phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết. Đối với đoàn thể, khi vào đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của đoàn thể. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì đoàn thể. Hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của đoàn thể. Muốn giữ danh giá của đoàn thể thì phải giữ danh giá của mình...
Không chỉ trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Người đề cập đến công tác cán bộ, việc tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, mà sau này trong Thư gửi các đồng chí Trung bộ (tháng 3-1947), Thư gửi đồng chí Liên khu IV (năm 1949), các lần về thăm Thanh Hóa vào năm 1957, 1960, 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ bảo cặn kẽ các vấn đề về công tác cán bộ.
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chủ tịch về công tác cán bộ, qua các thời kỳ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cán bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp to lớn, chung sức, đồng lòng xây dựng Thanh Hóa trở thành hậu phương lớn, vững chắc, cung cấp nhiều nhân, vật lực, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Thanh Hóa đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ bao gồm nhiều lớp người, nhiều thế hệ xen kẽ nối tiếp nhau ngày càng trưởng thành, không chỉ đáp ứng yêu cầu của địa phương mà còn giúp các tỉnh bạn, làm nhiệm vụ quốc tế giúp các nước bạn, nhiều cán bộ Thanh Hóa đã đảm nhận các trọng trách ở Trung ương.
Trong những nhiệm kỳ gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá cán bộ ngày càng được chú trọng, quan tâm hơn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 9-9-2008 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2008 - 2015, xây dựng Đề án số 01-ĐA/TU ngày 3-2-2012 về đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thanh Hóa. Tháng 3-2012, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về "Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020" với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm chất lượng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, có sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 21-7-2014, về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đổi mới công tác cán bộ ở Thanh Hóa đang được thực hiện đồng bộ ở các khâu, trong đó đánh giá cán bộ và luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương được xác định là hai khâu đột phá. Tỉnh đã ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban cán sự đảng, đảng đoàn; rà soát tiêu chí xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của UBND các huyện, thị, thành phố, các sở, cơ quan ngang sở... Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy trình, thủ tục đánh giá cán bộ hằng năm, đánh giá trước khi bổ nhiệm, trước bầu cử và hết nhiệm kỳ theo hướng mở rộng dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia. Trong công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm phương châm "mở và động", "liên thông" trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, bổ sung những nhân tố mới. Quy hoạch cũng bảo đảm 3 độ tuổi theo hướng tuổi bình quân khóa sau phải thấp hơn khóa trước. Số lượng, cơ cấu nữ, tuổi trẻ, dân tộc ít người, tiêu chuẩn, điều kiện nguồn đưa vào quy hoạch bảo đảm theo yêu cầu.
Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương trong cả nước sớm triển khai thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương. Từ tháng 6 - 2012 đến tháng 4-2018, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 1.772 lượt cán bộ ở các cấp, các ngành (từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ ngành này sang ngành khác, từ huyện về xã, từ xã lên huyện, từ xã này sang xã khác...). Đến nay đã có 24/27 huyện, thị, thành phố đã bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản bí thư cấp ủy và 70% chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương. Đối với cấp xã, toàn tỉnh đã có 421/635 xã, phường, thị trấn bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương. Qua luân chuyển đã góp phần đào tạo, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, giúp họ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện hơn. Từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý, góp phần đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của tỉnh. Tăng cường cán bộ cho những địa phương, đơn vị khó khăn về công tác cán bộ để thúc đẩy phong trào cơ sở phát triển và khắc phục một bước xu hướng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Hầu hết cán bộ luân chuyển đều sớm bắt nhịp được với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, đơn vị sau khi có cán bộ được điều động, luân chuyển đã có những chuyển biến tích cực.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), năm 2018 Thanh Hóa đã tập trung quyết liệt cho việc sắp xếp lại thôn, tổ dân phố, giảm được gần 1.600 thôn, tổ dân phố, hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra và đang dẫn đầu các địa phương trong cả nước thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hiện nay tỉnh đang tập trung công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ; thu gọn đầu mối và giảm số cấp phó bên trong các cơ quan của hệ thống chính trị; thực hiện một số mô hình thí điểm, nhất thể hóa, kiêm nhiệm một số chức danh.
Với phương châm công tác cán bộ phải luôn đi trước một bước, bảo đảm sự "chuyển tiếp liên tục", vững vàng giữa các thế hệ, có thể thấy những kết quả trong công tác cán bộ của tỉnh thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội đảng các cấp qua các nhiệm kỳ đã đề ra. Đội ngũ cán bộ đã không ngừng nêu cao vai trò, trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu khẳng định vai trò đầu tàu của công cuộc đổi mới, là nhân tố quyết định trong việc thực hiện một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bước phát triển đột phá, ấn tượng của Thanh Hóa trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. Thanh Hóa hôm nay đang trở thành một cực tăng trưởng mới, một tỉnh dẫn đầu nhiều mặt về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong khu vực cũng như cả nước, nhằm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, hiện thực hóa lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: Xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu về mọi mặt.
Từ tháng 6 - 2012 đến tháng 4-2018, toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 1.772 lượt cán bộ ở các cấp, các ngành (từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ ngành này sang ngành khác, từ huyện về xã, từ xã lên huyện, từ xã này sang xã khác...). Đến nay đã có 24/27 huyện, thị, thành phố đã bố trí một trong ba chức danh chủ chốt không phải là người địa phương, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản bí thư cấp ủy và 70% chủ tịch UBND cấp huyện không phải là người địa phương.
Việt Linh
Theo Baothanhhoa
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Công an Nghệ An nhân ngày truyền thống Chúc mừng Ngày truyền thống Công an nhân dân, Ngày thành lập Công an Nghệ An, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận sự đóng góp, những chiến công, thành tích của lực lượng công an tỉnh nhà trong thời gian vừa qua. Chiều 19/8, nhân kỷ niêm 74 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2019) và...