Mãi lộ ở Thái Nguyên – Nỗi kinh hoàng của lái xe
Từ lâu CSGT Thái Nguyên đã là nỗi kinh hoàng đối với cánh tài xế xe tải chở hàng hóa. Những ngày bám theo các chuyến xe, phóng viên đã ghi lại được nhiều cảnh “làm luật” diễn ra công khai.
Anh L.V.P (35 tuổi, quê Hưng Yên) lái xe tải có thâm niên nghề hơn 10 năm, từng lái xe chở hàng thuê chạy khắp Bắc- Trung- Nam mà vẫn phải thốt lên: Chưa có nơi nào CSGT “làm luật” dày và bậy bạ như ở đây!
Chặn đầu
Anh L.V.P và một số tài xế nhận chở đá sỏi thuê cho một đơn vị làm đường giao thông. Theo yêu cầu của công trình, các anh phải vận chuyển hàng vạn tấn sỏi chạy từ mỏ đá đến điểm tập kết, khoảng 20km. Thực hiện cam kết vận chuyển không quá trọng tải, không để rơi vãi vật liệu, nhóm của anh P chấp hành nghiêm chỉnh, căng bạt kín thùng xe.
CSGT đang “làm luật” tại điểm thuộc Đồng Hỷ và trên đoạn đường tránh TP. Thái Nguyên (ảnh trích từ clip).
“Những ngày đầu, chúng tôi chạy xe chẳng thấy họ đâu, nhưng chỉ vài ngày sau đó xuất hiện nhiều nhóm CSGT yêu cầu chúng tôi “làm luật”. Có nhóm còn chặn chúng tôi ở ngay lối ra vào mỏ đá” – anh P nói.
Video đang HOT
Khoảng 9 giờ sáng 24.7, chúng tôi có mặt tại mỏ đá thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chứng kiến 4 chiếc xe tải của nhóm anh L.V.P đi lấy đá sỏi. 30 phút sau, cả 4 chiếc được đổ đầy theo trọng tải của xe. Từ điểm lấy đá ra đến đường nhựa khoảng 200m, đoạn đường xấu, 4 chiếc xe lắc lư bò ra mà không rơi một viên sỏi nào.
Anh P lái xe chở sỏi từ mỏ đá ra. Sau khi chạy được khoảng 4 km, bất ngờ phía bên kia đường xuất hiện chiếc xe CSGT chạy ngược chiều, dừng giữa đường, sát dải phân cách. Trong khi đang ngồi trên ô tô, hai cảnh sát vẫn ra hiệu cho anh P dừng xe.
Khi anh P xuống xe cầm sổ đi sang đường, trèo qua dải phân cách, hai vị cảnh sát này vẫn ngồi trong xe CSGT. Đứng giữa dải phân cách, anh P kêu lên: “Sếp ơi dừng thế này, nguy hiểm quá!”. Bỏ ngoài tai lời cảnh báo của anh P, một cảnh sát chỉ hỏi: “Hôm nay có tất cả mấy xe?”. Rồi vị cán bộ CSGT này cũng chỉ chăm chú mở sổ của anh P vừa đưa.
Anh P lái chiếc xe 30U…, đi đầu tiên, chưa bò ra tới đường nhựa, bất chợt một tiếng còi vang lên từ xa. Một cán bộ CSGT tay cầm gậy huơ lên vẫy vẫy, ra hiệu dừng xe. Ở chốt CSGT này, anh P được cả nhóm giao đứng ra “làm luật”. Ngồi trong cabin, anh P vội vàng rút từ túi ra 2 tờ 200 nghìn đồng kẹp vào một quyển sổ, mở cửa bước xuống xe.
Chúng tôi quan sát, chốt CSGT đặt ở chếch lối đi vào của mỏ đá, ở khu vực có rất ít hộ dân sinh sống. Lúc anh P đi tới, có 3 cảnh sát người ngồi, người đứng bên vệ đường, dưới một tán cây, cạnh một chiếc xe tải biển xanh (BKS 20B- 1069). Chúng tôi chĩa camera về phía người cảnh sát vừa ra hiệu lệnh dừng xe. Anh ta có biển hiệu mang tên Trung.
Trung và các đồng nghiệp ngồi đó chẳng cần ra kiểm tra xe mà chỉ lật giở cuốn sổ anh P vừa đưa. Vừa mở sổ, Trung vừa hỏi vu vơ: “Hôm nay mấy cái (xe tải chở đá)?”. Sau đó, nhanh như cắt, tay trái cầm sổ, tay phải cầm gậy, vị cán bộ CSGT này đã cuốn hai tờ 200 nghìn đồng vào chiếc gậy, nắm chặt trong lòng bàn tay. Cuốn sổ được trả lại, anh P quay về xe, miệng lẩm bẩm: “Xe chạy chưa nóng máy mà các “thầy” (CSGT) đã chặn đầu làm luật…”.
Đón lõng
Anh P và những người bạn tiếp tục chạy xe hướng về phía TP.Thái Nguyên. Để tới điểm đổ sỏi ở Lương Sơn, giáp với thị xã Sông Công, anh P phải chạy xe qua đoạn đường tránh, nằm ở phía bắc thành phố. Đây là đoạn đường rộng, đẹp, có dải phân cách cao hơn 1m giữa hai bên.
“Đoạn này có chiều dài chưa đầy 10km nối từ mỏ đá ra Quốc lộ 3, nhưng hôm nào cũng có một xe CSGT “đi dạo” đón lõng chúng tôi. Họ không đứng một chỗ cố định. Họ nấp vào chỗ nào đó, nhưng nếu mình chạy là họ xuất hiện. Nếu họ xuất hiện mà không tự nguyện “làm luật”, có ngày ăn giấy phạt” – anh L.V.P cho biết.
Thấy anh T đi tới, người cảnh sát (có số hiệu 171-744) liền hỏi: “Có làm (luật) luôn cả 5 cái (chiếc xe tải) không?”. Anh N.V.T chưa kịp trả lời, vị CSGT này cầm quyển sổ quay ra hướng khác vờ hỏi: “Hôm nay có 5 cái à?”. Chỉ trong vài giây, vị CSGT này quay người lại trả sổ, tờ 500 nghìn đồng biến mất khỏi cuốn sổ.
Đúng như lời anh P nói, buổi sáng hôm sau, khi đoàn xe tải vừa chạy khỏi chốt CSGT ở khu mỏ đá được khoảng 3km, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy chiếc xe CSGT biển xanh chạy cùng chiều, chậm rãi. Hôm nay, đoàn xe của anh P có 5 chiếc. Anh N.V.T – một tài xế khác trong nhóm được phân công đứng ra “làm luật”. Khi chiếc xe tải đầu tiên chạy gần tới, chiếc xe CSGT dừng hẳn. Hai CSGT từ trên xe bước xuống, một người bước ra huơ gậy ra hiệu lệnh dừng xe.
Anh N.V.T dừng xe bước đến chiếc xe CSGT và không quên mang theo quyển sổ có kẹp tờ 500 nghìn đồng. Thấy anh T đi tới, người cảnh sát (có số hiệu 171-744) liền hỏi: “Có làm (luật) luôn cả 5 cái (chiếc xe tải) không?”. Anh N.V.T chưa kịp trả lời, vị CSGT này cầm quyển sổ quay ra hướng khác vờ hỏi: “Hôm nay có 5 cái à?”. Chỉ trong vài giây, vị CSGT này quay người lại trả sổ, tờ 500 nghìn đồng biến mất khỏi cuốn sổ.
Theo Dân Việt
Nữ sinh "khóc thét" vì bị quấy rối trên xe buýt
Chiếc xe buýt đang rầm rập chạy trên đường chuẩn bị về bến, bỗng trên xe, một thiếu nữ bỗng kêu thét lên vì bị quấy rối. Đối với nhiều nữ sinh Hà Nội, phải đi xe buýt vào những giờ cao điểm tan trường đang là cả một nỗi kinh hoàng.
5h chiều, tại một bến xe buýt trên đường Giải Phóng (Hà Nội), mặc cho hàng trăm phương tiện đang chen chúc nhau trên mặt đường ngược xuôi, hàng chục nam sinh, nữ sinh Trường Đại học Bách Khoa vẫn đứng kín trên đường dài cổ chờ xe buýt. Lượng người đứng chờ mỗi lúc một đông.
Đứng chờ tại điểm này, PV VnMedia chứng kiến mỗi lượt xe buýt chuẩn bị về bến, hàng chục người chạy theo ra sức chen nhau để kiếm một chỗ trên xe. Vừa chạy khỏi bến 2 phút, đang trên cầu vượt Giải Phóng, nhiều người đi trên chiếc xe buýt tuyến 03 giật thót mình trước tiếng ré của một cô gái.
"Chắc là lại bị mấy thằng đểu quấy rối đấy!", Thanh, nữ sinh Trường đại học Bách Khoa ngồi cạnh chúng tôi cho biết. Theo Thanh, vào các giờ cao điểm, các nữ sinh đi buýt rất hay bị những người khác giới "quấy rối tình dục".
Vào giờ tan tầm, tại các bến buýt của Hà Nội cả trăm người đứng đợi xe.
Theo nữ sinh viên năm thứ 3 này, thường thì vào các giờ cao điểm, tuyến xe buýt nào cũng chật cứng. Lợi dụng tình cảnh này, những người đàn ông có "máu dê", thậm chí có cả một số nam sinh đã xán đến chỗ có những nữ sinh đứng để "sờ mó", quấy rối tình dục.
"Xe cả trăm người đứng như "thích cánh" vào nhau, nhiều lúc cho tay lên rồi muốn thò xuống còn khó nên mặc dù bị quấy rối, nhiều nữ sinh cũng chỉ biết đứng yên rồi kêu thét", Thanh cho biết.
Ngồi cạnh Thanh, Huyền, cô nữ sinh Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kể, cũng đã vài lần cô chứng kiến cảnh các bạn nữ bị quấy rối khi đi xe buýt giờ tan tầm.
Cô nữ sinh năm thứ 2 Khoa Xã hội học này cho biết, bạn bè cùng lớp phần lớn đều ở quê ra thành phố đi học, vì thế nếu trọ gần trường chi phí chỗ ở sẽ rất cao. Để tiết kiệm, họ thường phải tìm điểm trọ ở những nơi xa trường, có khi cách trường cả 10km, vì thế xe đạp không thể đi được đành chấp nhận đi xe buýt.
"Bạn em nhiều đứa đi xe buýt về vừa kể vừa khóc vì gặp phải những thanh niên có "máu dê" trên xe buýt. Cứ đến giờ đi học, lúc tan trường chúng em sợ hãi vô cùng", Huyền cho biết.
Do trên xe quá đông khách, nên nhiều nam giới đã lợi dụng để quấy rối tình dục các nữ sinh.
Huyền kể về trường hợp của cô bạn L.A, cùng lớp, một lần đi xe buýt bị quấy rợn quá nên đã quyết định từ giã xe buýt, chấp nhận cảnh lóc cóc đạp xe hơn 10 km để đến trường. Đến giờ nhìn thấy xe buýt, L.A vẫn không hoàn hồn.
Lần ấy, L.A đi trên tuyến 26 vào giờ tan tầm, xe kín cả chỗ đứng. Đã cố tình chen vào đứng cùng các bạn nữ nhưng rồi L.A lại bị đẩy xuống dưới, lọt thỏm giữa đám đông toàn là con trai. Chưa được một phút, cô đã thấy đằng sau mình có... "cảm giác lạ", mỗi lúc một táo tợn, khiến L.A kinh hoảng.
M, sinh viên ngành Kế toán cũng đã một lần rơi vào hoàn cảnh... khắc cốt ghi tâm vì gặp phải "dê cụ" khi đi xe buýt. Hôm đó, M đi trên tuyến 02, đang đứng thì phía sau, một cánh tay thò sâu vào... cạp quần cô. Đang trên xe buýt giờ cao điểm, đứng còn phải co chân chứ chưa nói việc tránh chỗ khác, M không dám phản ứng vì sợ mọi người để ý. Nghiến răng chịu đựng, về đến nhà là M nằm khóc như mưa.
Nhà ở xa cách trường 20 chục cây số, đi xe đạp là chuyện không tưởng với M nên hàng ngày cô vẫn phải sống chung với nỗi sợ hãi. Từ một cô gái yêu đời, hoạt bát M trở nên lo lắng, hay cáu bẳn và có triệu chứng trầm cảm.
M tâm sự: "Như phản xạ, lên xe buýt là em cứ co rúm người lại, mắt lúc nào cũng lấm la lấm lét nhìn xem chỗ nào ít đàn ông đứng thì len tới chỗ đó. Nếu có buộc phải đứng chỗ nam giới thì cũng chọn chỗ các bạn nam sinh viên để đứng".
Lý giải về việc không thể không nên xe buýt mặc dù trên xe đã rất đông người, Thanh, nữ sinh Trường đại học Bách Khoa cho biết, nếu không lên xe về ngay sẽ mất vài tiếng chờ xe và phải 7-8h tối mới có thể về nhà nên cứ có xe buýt dù phải chen nhau, cũng phải chấp nhận.
"Phải lên xe buýt vào giờ cao điểm tan tầm đối với nhiều nữ sinh chúng em là cả một cực hình. Nhưng nếu không lên sẽ phải chờ vài tiếng đồng hồ mới có xe ít khách cho nên dù biết là có thể bị "lợi dụng" nhưng chúng em vẫn phải chấp nhận liều", Thanh nói.
Theo Vnmedia
Bé gái 4 tháng tuổi sống sót 3 ngày sau động đất Một bé gái 4 tháng tuổi đã sống sót kỳ diệu trong đống đổ nát ở đông bắc Nhật Bản và được đoàn tụ với gia đình, 3 ngày sau khi trận động đất và sóng thần tấn công khu vực. Bé gái được các binh sĩ giải cứu. Các binh sĩ tìm kiếm những người sống sót tại Ishinomaki, một thị trấn...