Mải lặn, khách du lịch bị cá sấu cắn vào đầu
Một người đàn ông 33 tuổi bị cá sấu nước mặn cắn vào đầu và cổ khi đang lặn ở hòn đảo phía bắc Queensland, Australia.
Mải lặn, khách du lịch bị cá sấu cắn vào đầu (Ảnh minh họa)
Nam du khách 33 tuổi bị con cá sấu nước mặn tấn công khi lặn ở đảo Lizard, cách Cairns, rạn san hô Great Barrier Reef khoảng 250km về phía bắc.
Dịch vụ Bác sĩ bay Hoàng gia, tổ chức phi lợi nhuận, chuyên gửi nhân viên y tế đến các khu vực xa xôi bằng máy bay để cứu trợ, đã đến đảo Lizard cứu chữa cho nạn nhân. Hiện nạn nhân đang nằm tại bệnh viện địa phương và đang dần hồi phục.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Bộ Khoa học và Môi trường cho biết người đàn ông bị cá sấu cắn ở Vịnh Anchor, ngoài khơi khu nghỉ dưỡng sang trọng của hòn đảo, vào khoảng 4 giờ chiều. “Anh ấy đã được sơ cứu tại hiện trường trước khi đưa đến Bệnh viện Cairns, nơi người đàn ông này đang được điều trị, vết thương không nguy hiểm đến tính mạng”, người phát ngôn cho biết.
Cá sấu tấn công ở phía bắc Queensland là rất hiếm, nhưng với một loài động vật có bản chất và kích thước to lớn như vậy, chúng có thể tàn phá và khiến con người thiệt mạng.
Đảo Lizard là một điểm nóng về cá sấu. Một đội gồm các chuyên gia về động vật hoang dã từ Bộ Môi trường và Khoa học sẽ đến Đảo Lizard để xác định vị trí và loại bỏ con cá sấu. Nhân viên khu nghỉ dưỡng đã đề nghị sử dụng hai tàu để hỗ trợ việc tìm kiếm vị trí.
Cuộc tấn công là vụ đầu tiên xảy ra trong gần 5 năm qua, có thể là vụ thứ 37 tại bang này kể từ năm 1985, 11 trong số đố gây ra tử vong.
Năm 2015, một người đàn ông ở Noosa đã phải phẫu thuật cánh tay trái tại Bênh viện Cairns sau khi bị con cá sấu nước mặn dài 2,5 mét cắn.
Mick Curwen, 57 tuổi, đang lặn cùng một nhóm người đi ngắm san hô sinh sản ở Vịnh Anchor vào buổi tối thì con bò sát tấn công ngoạm lấy khuỷu tay của ông. Người đàn ông đã dùng đèn chiếu vào mắt khiến con cá sấu bị sốc và thả ông ra trước khi đi tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người ở khu nghỉ dưỡng.
Cơ quan bảo tồn thả cá sấu dài 4,5 m ở Indonesia
Sau khi bị người dân bắt được ở tỉnh Jambi, con cá sấu dài 4,5 mét sẽ được giới chức Indonesia thả vào Công viên Quốc gia Berbak Sembilang - một khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo Jakarta Post, ông Rahmat Saleh, người đứng đầu Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên tỉnh Jambi (BKSDA) cho biết họ sẽ thả con cá sấu nước mặn về thiên nhiên tại Công viên Quốc gia Berbak Sembilang.
Cơ quan này trước đó đã giải cứu con cá sấu sau khi nó xuất hiện ở một khu dân cư. Con cá sấu dài 4,5 m được người dân làng Catur Rahayu ở quận Dendang, Đông Tanjab tìm thấy bên trong một hố sâu. Có thể khi đó nó đang tìm đường vào làng từ một con sông lân cận.
Trước khi được cơ quan bảo tồn đưa đi, dân làng đã trói con cá sấu lại để đảm bảo an toàn. Nó vô tình trở thành điểm nhấn thu hút mọi người tới chiêm ngưỡng.
Con cá sấu dài 4,5 m bị người dân trói chặt sau khi phát hiện nó tại tỉnh Jambi. Ảnh: Kompas.
BKSDA phải mất một thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ giải cứu vì văn phòng của họ ở rất xa ngôi làng. Ông Rahmat cũng giải thích rằng con cá sấu đã được đưa đến trung tâm thú y của tỉnh Jambi để kiểm tra sức khỏe sau khi được giải cứu.
"Chúng tôi dự định thả con cá sấu vào Công viên Quốc gia Berbak Sembilang vì đó là môi trường sống phù hợp cho cá sấu", ông Rahmat nói thêm.
Berbak Sembilang được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2018, với hàng nghìn ha rừng ngập mặn và hơn 1 triệu con chim các loại.
Hồi đầu năm nay, Jakarta Post cũng đưa tin về việc một hòn đảo không người nằm trong công viên quốc gia đã chìm xuống biển 1 m do hậu quả của biến đổi khí hậu. Hòn đảo bị nhấn chìm là đảo Betet. Trước đây, hòn đảo từng là ngôi nhà của loài hổ Sumatra quý hiếm, nay đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Bắt được cá sấu 350 kg tại Australia Đội kiểm lâm tại Top End, Australia, bắt được một con cá sấu nước mặn dài 4,4 m và nặng 350 kg gần khu vực khách du lịch thường xuyên lui tới. Con cá sấu đực khổng lồ được phát hiện vào ngày 28/8 khi đang mắc kẹt tại Công viên Tự nhiên sông Flora, cách thị trấn Katherine, Australia, khoảng 120 km...