Mai là 23 tháng Chạp, tham khảo ngay những mâm cơm cúng ông Công ông Táo bắt mắt của hội chị em đảm đang
Ngày mai là ngày 23 tháng Chạp, đây cũng là khoảng thời gian các gia đình chuẩn bị làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính không thể thiếu như mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, tiền vàng, cá chép… người ta thường làm lễ mặn với các món xôi gà, thịt gà luộc, các món canh… hay lễ chay với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc… để tiễn Táo quân.
Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo được làm đơn giản hơn, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống mà sẽ phụ thuộc vào văn hóa vùng miền hay điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.
Nhiều gia đình thường có thói quen tiễn Táo quân sớm vài ngày. Cùng xem các chị em trổ tài làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo như thế nào nhé!
Chỉ cần nhìn mâm cúng ông Công ông Táo này là biết người làm vô cùng đảm đang và khéo léo. Ảnh: Thanh Huyền
Mâm cúng ông Công ông Táo với các món gà luộc, xôi vò, nem tôm thịt, tôm chiên sốt trứng muối, chả cá thác lác, bắp bò sốt tiêu đen, cá diêu hồng chiên xù, nụ bắp cải xào tim gà, canh nấm nấu mọc. Ảnh: Winnie Nguyen
Một mâm cơm bắt mắt với các món ăn đầy màu sắc. Ảnh: Ngọc Linh
Video đang HOT
Mâm cơm cúng đơn giản nhưng được bày biện tạo cảm giác rất dễ chịu. Bên cạnh đó, cành tuyết mai mang đến không khí rất Tết. Ảnh: Nguyễn Lan Hương
Bên cạnh canh bóng, thịt kho tàu kho bằng giò heo, miến xào thập cẩm thì bạn Khánh Linh còn làm chả hoa hình cá chép, xôi giấc hình cá chép và đặc biệt là chè trôi nước cùng chè bí đỏ hình cá chép rất dễ thương. Ảnh: Khánh Linh
Bạn Nguyễn Thảo Vy thì trổ tài làm món mực hình bông hoa vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Thảo Vy
Bên cạnh những món quen thuộc, mâm cơm cúng ông Công ông Táo này còn có cả chim quay và chả cá xiên. Ảnh: Lại Thu Trang
Bạn Hòa Phạm chia sẻ mâm cơm cúng ông Công ông Táo cầu kỳ với hoa quả, xôi cá chép, bánh chưng, bánh đậu xanh trái cây, gà luộc, súp lơ hấp, nem thịt rán, thịt lợn mán xào sả ớt, tôm sú hấp rượu, giò lụa, canh bí mọc. Ảnh: Hòa Phạm
Tong tien mam cung khoang 630.000VNĐ nhưng phải an 2 ngay moi het noi. Ảnh: Hoàng Thị Hiền
Không quá cầu kỳ nhưng mâm cúng ông Công ông Táo này cũng rất đầy đủ, nhiều món. Ảnh: Mit Xinh
Nếu bạn dự định làm mâm cúng ông Công ông Táo vào ngày mai, hãy tham khảo ý tưởng từ những mâm cúng trên đây nhé!
Cúng ông Công, ông Táo trước 23 tháng Chạp có được không?
Cúng ông Công, ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau việc cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện khác ngày.
Cúng ông Công, ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là Tết ông Công, ông Táo hay Tết Táo quân. Không chỉ là ngày lễ rất quan trọng, Tết Táo quân còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành với tổ tiên và các vị thần linh thông qua các nghi lễ cúng bái và sắm sửa lễ vật.
Theo tục lệ của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự việc xảy ra trong năm vừa qua. Vì thế việc cúng ông Công, ông Táo được tiến hành trọng thể ở các gia đình.
Cúng ông Công, ông Táo ngày nào cho đúng?
Thông thường lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành đúng vào ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên vẫn có những gia đình cúng trước đó một vài ngày. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào ngày thứ 5, vì thế nhiều gia đình thắc mắc không biết có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp hay không?
Mâm cỗ cũng ông Công, ông Táo của người Việt
Trả lời cho câu hỏi trên, chia sẻ trên Báo Giao thông, chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay lễ cúng ông Công, ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h - 13h) ngày 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn vị về trời. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng ông táo sớm trước đó 1 ngày.
Tuy nhiên, nếu không bận việc thì gia chủ nên hoàn tất việc cúng ông Công, ông táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.
Trong cuốn "Phong Tục Ngày Tết" (NXB Hồng Đức) ghi rõ, các gia đình tùy từng điều kiện có thể cúng ông Công, ông Táo trước hai ngày cũng được. Miễn là hoàn thành lễ cúng trước 12h00 ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm Táo quân đã phải có mặt trên Thiên đình. Nếu cúng sau giờ Ngọ, Táo quân không thể chầu trời, đồng nghĩa với việc cả năm tới của gia đình đó sẽ gặp nhiều vất vả, sóng gió.
Phong tục cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam. Qua bài tổng hợp này, mong rằng các gia đình sẽ có thêm thông tin để chào đón một năm mới bình an và hạnh phúc.
Món ăn truyền thống ngày Tết Việt làm từ đất sét Hơn 20 đặc sản ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam từ bánh tét, bánh chưng, xôi gấc đến gà luộc... được anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) làm bằng đất sét với kích thước thật. Căn phòng nhỏ chừng 7-8 m2 ở một chung cư giữa trung tâm TP.HCM là nơi trưng bày những món ngon ngày Tết truyền...