Mại dâm nơi đất khách: Những mảnh đời trôi nổi
Khác với Việt Nam, nơi mà mua bán dâm không được pháp luật thừa nhận thì tại Malaysia, nó là cái “không thể thiếu” của ngành công nghiệp du lịch.
Tuy nhiên, “không thể thiếu” không có nghĩa là ai muốn bán dâm thì cứ… qua đây! Là đất nước theo đạo Hồi nên gái mại dâm không có người bản địa. Phần lớn núp bóng massage, nhà hàng, quán nhậu, bar, vũ trường, khách sạn…
1. Ba giờ chiều ngày 29/1/2013, tôi có mặt ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Hùng, cậu bạn cùng đi và cũng là người từng có thời gian hơn 2 năm làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại đây, nói: “Giờ em đi công việc của em, anh về khách sạn nghỉ ngơi, khoảng 8 giờ tối mình xuất hành!”.
Ngã giá.
Tôi tình cờ quen Hùng trong một lần đi tìm hiểu về nạn mại dâm ở khu “Tây balô” trên đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, quận 1, TP HCM. Khi đó, cậu ta nói: “Nếu có dịp, em dẫn anh qua Kuala Lumpur. Gái Việt ở bển nhiều lắm, phần lớn đi dưới dạng du lịch rồi ở lại hành nghề mại dâm. Một số bị lừa bán qua và không trốn được vì trước khi đi, bị tụi ma cô gài thế “tạm ứng tiền”, giữ hộ chiếu. Lãi mẹ đẻ lãi con, bây giờ hết trả nổi. Mà hết trả nổi là hết về!”.
Lúc ấy, tôi coi lời cậu ta như câu chuyện làm quà. Ai dè trưa 21/1, Hùng gọi tôi: “29 em đi Kuala Lumpur đòi nợ. Nếu anh muốn đi, anh cho em biết họ tên, số hộ chiếu để em đặt vé”. Tôi hỏi đi bao lâu? Hùng cười: “Tùy anh, nhưng nhớ về trước giao thừa để em cúng ông bà!”.
Khách sạn Hùng đặt chỗ cho tôi là khách sạn Casanova, nằm trên đường Jalan Alor (Jalan theo tiếng Malaysia nghĩa là đường). Đây là 1 trong 2 phố ăn uống ban đêm nổi tiếng nhất Kuala Lumpur, cách trung tâm thành phố khoảng 1,5 km (còn chỗ kia là “khu phố Tàu – Chinatown”, nằm ở đường Petaling). Vừa vẫy taxi, Hùng vừa nói: “Em đổi cho anh 300 ringgit (RM – tương đương 2,1 triệu đồng tiền Việt) để chi xài. Sẽ có người đón anh ở khách sạn. Cô này tên Liên (một số họ tên của những phụ nữ Việt trong bài đã được thay đổi). Cần gì anh cứ hỏi nhưng đừng để nó biết anh là nhà báo”.
Sau khoảng 10 phút, taxi dừng trước cửa khách sạn Casanova. Nhìn bề ngoài, Casanova kiến trúc khá đơn điệu và cũ kỹ, nhưng đây là “đại bản doanh” của gái mại dâm người Việt – chủ yếu là những cô hành nghề bất hợp pháp (mà thực ra, có phụ nữ Việt nào sang đây làm “gái”, được chính quyền Kuala Lumpur công nhận đâu) – dẫu rằng “nghề” này đã hợp thức hóa. Muốn làm “gái”, phải có giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận sức khỏe, có chỗ ở nhất định và được phép hành nghề trong một khu vực nào đó. Tất nhiên, những điều kiện ấy mại dâm Việt hầu như chẳng ai đáp ứng nổi.
Video đang HOT
Đúng như Hùng nói, một cô gái trạc 30 tuổi đã chờ tôi ở sảnh. Vừa thấy tôi xách túi hành lý bước vào, cô mau mắn: “Anh là anh Cao?”. Tôi gật đầu. Cô nói tiếp: “Em là Liên, anh lấy hộ chiếu để em đăng ký phòng”.
Rồi cô đưa hộ chiếu của tôi cho nhân viên tiếp tân – một phụ nữ Malaysia béo tròn, đứng tuổi. Có lẽ đã quá quen với chuyện này nên bà ta chẳng nói chẳng rằng, cứ lẳng lặng ghi những thông tin trong hộ chiếu vào một tờ giấy nhỏ. Trước đó, Hùng đã cho tôi biết về Liên: Sang Kuala Lumpur làm “gái” khoảng 3 năm rồi chuyển qua nghề môi giới “share” (chia sẻ) tiền phòng. Ở Việt Nam, nếu phòng khách sạn 2 người mà ghép thêm 1 hay 2 người nữa thì phải trả thêm tiền. Còn ở Kuala Lumpur – cụ thể là khách sạn Casanova – giá phòng rẻ nhất là 125 RM/ngày (tương đương 875 nghìn đồng tiền Việt) nhưng lại chia làm nhiều loại, loại phòng 2 giường, 3 giường, 4 giường, 6 giường… Vì vậy, nếu 6 người ở chung với nhau 1 phòng thì mỗi ngày, mỗi người chỉ tốn 20,3 RM – khoảng 142 nghìn đồng tiền Việt.
Theo lời Hùng, lắm khi Liên đứng tên thuê tới 4 phòng, và khách của Liên là những cô gái mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam qua. Cứ mỗi cô, Liên “phụ thu” 2 RM. Như thế, 4 phòng là 24 người, mỗi ngày Liên kiếm 48 RM dễ như ăn bắp!
Để hiểu thêm về cuộc sống khách sạn, tôi chọn phòng 6 người. Lúc trả tiền cho Liên, cô nói: “Anh ở ngày nào em lấy tiền ngày đó. Hiện tại trong phòng đã có 3 người. Vậy anh đưa em 33RM. Nếu mai có thêm 1 người thì anh chỉ đưa 27RM. Còn nếu đủ 6 người thì 22RM thôi”. Tôi hỏi: “ Sao mấy người kia không tự thuê phòng mà phải nhờ tới em?”. Liên cười: “Họ muốn thuê thì họ cứ thuê chứ đâu ai cấm. Nhưng anh thử nghĩ coi, qua đây 1 người, 2 người mà thuê 1 phòng thì liệu đủ tiền thuê được mấy ngày? Chưa kể em còn hướng dẫn, chỉ bảo cho nhiều kinh nghiệm nữa!”. Tôi hỏi tiếp: “Kinh nghiệm gì?”. Liên rũ ra cười: “Kinh nghiệm… làm gái chứ kinh nghiệm gì! Anh ngây thơ quá. Bộ anh tưởng ở đây như Sài Gòn, cứ ra đứng gốc cây là được sao? Tụi ma cô nó đánh cho phù môi, dập mỏ”.
Đúng như Liên nói, khi tôi vào, 3 giường trong phòng đã có 3 cô gái người Việt, tuổi chỉ khoảng 20 đến 25 – đang say ngủ. Một cô, có lẽ do quá mệt nên không kịp lau lớp phấn son trên mặt. Qua những lần trở mình, mặt cô loang lổ như mặt trăng! Ở quê nhà, có thể chiếc giường các cô nằm hàng ngày không có nệm, không có tấm drap trắng toát, không có chiếc máy lạnh phả hơi rì rì, nhưng nó là nhà của các cô, và khuôn mặt của các cô có lẽ sẽ không hằn sâu những nếp nhăn mệt mỏi. Mặc dù sát cạnh cửa sổ có một chiếc tủ lớn để đựng tư trang cá nhân, và theo lời Liên thì “an toàn lắm, anh đừng lo” nhưng ai biết được sẽ còn bao nhiêu khách thập phương nữa vô đây, đồ đạc của mình sẽ “bốc hơi” lúc nào. Vì vậy, tôi chỉ nhét vào tủ cái túi xách đựng quần áo, còn hộ chiếu, máy chụp hình, tiền bạc… tôi ôm trong người cho chắc ăn!
2. Tắm xong, tôi lăn ra ngủ. Lúc thức dậy, 3 cô gái ở những giường kế bên không biết đã đi tự lúc nào. 8 giờ, Hùng chờ tôi ở quầy tiếp tân. Hai chúng tôi đi bộ đến quán ăn Thai Seafood nằm trên đường Alor. Theo lời Hùng, quán này là một trong những nơi “tập kết” của phần lớn gái mại dâm người Việt bởi lẽ nó chẳng khác gì khu “Tây balô” Đề Thám. Quả đúng như vậy, hai bên đoạn đường dài chưa đến 500 mét, tôi đếm không dưới 100 quán ăn, nhà hàng, quán nào cũng đầy khách đủ mọi quốc tịch, mọi màu da. Ngay trước cửa quán Thai, 5 – 6 cô đứng rải rác, hoặc ngồi ở bàn với 1 chai bia, tưởng như đang đợi người quen, nhưng thật ra thì họ là “gái”.
Khách sạn Casanova, “đại bản doanh” của mại dâm Việt.
Để chứng minh, Hùng gật đầu với một cô, nói bằng tiếng Việt: “Đi ăn không em?”. Ai dè cô gái có nước da bánh mật ấy trố mắt nhìn chúng tôi rồi rũ ra cười nhưng chỉ trong tích tắc, cô đưa cả bàn tay vẫy một cô khác đứng gần đó. Lúc ấy tôi mới biết cô gái mà Hùng hỏi là người Indonesia, và cô vẫy là để gọi cô bạn người Việt đến gặp chúng tôi. Hùng giải thích: “Ở đây, muốn gọi ai thì phải dùng ngón tay cái, hoặc dùng cả bàn tay. Vẫy bằng ngón tay trỏ là bất lịch sự, là xúc phạm người khác”.
Vài phút sau đó, tôi biết cô gái người Việt tên là Huệ. Theo lời Huệ, quê cô ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ, thoạt đầu sang đây làm nghề lắp ráp hàng điện tử trong một công ty vốn Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương quá thấp – chỉ 30RM/ngày (khoảng 210 nghìn đồng), khác xa với những lời hứa hẹn “có cánh” của công ty môi giới xuất khẩu lao động, trong lúc tiền thuê chỗ ở và tiền ăn của cô mỗi ngày đã mất 20RM nên làm được 2 tháng, cô bỏ ra ngoài. Huệ giơ tay chỉ: “Thoạt đầu, em chạy bàn cho nhà hàng Sai Woo ở chỗ kia…”, rồi cô ngừng lại, đột ngột chuyển câu chuyện qua một hướng khác: “Mà các anh “đi” hay chỉ nói chuyện cho vui? Nếu nói chuyện thì em xin phép, em phải kiếm sống”.
Tôi hỏi: “Đi” giá bao nhiêu?”. Huệ đáp: “100RM một lần. Nếu anh làm “cú đúp” thì em tính giá hữu nghị 150RM thôi chứ em không đi qua đêm”. Tôi cười: “Anh chỉ muốn mời em đi ăn, nhưng anh sẽ trả đủ 150RM”. Huệ nhìn tôi, e dè: “Anh có gài em không đó? Nói thiệt với anh, tụi em làm nghề này là mạt hạng rồi, đừng hại em, tội nghiệp lắm”.
Tôi kéo Huệ vào chiếc bàn trong góc rồi đưa thực đơn cho cô chọn món. Giá cả ở đây khá đắt. Một đĩa thịt bò xào rau cải giá 210 nghìn đồng (tiền Việt). Một đĩa mì hải sản 280 nghìn còn bia thì đắt hơn nữa. Một chai Heineken loại 330ml giá 50 nghìn. Để Huệ yên tâm, tôi nói: “Anh mới từ Việt Nam sang, vài bữa nữa anh về. Em đừng lo, gặp đồng hương nơi xứ người nên anh muốn làm quen chứ chẳng “gài” em gì cả”. Huệ vẫn chưa hết nghi ngờ: “Sắp tết rồi, anh không ở nhà với gia đình, qua đây làm chi”. Hùng móc túi lấy ra một tờ giấy, đỡ lời: “Tụi anh qua đây đòi nợ. Đối tác hẹn ngày nào thì phải qua ngày đó chứ tết nhất mà vẫn phải đi, ai sung sướng gì. Đây là cái email của họ gửi cho tụi anh…”.
Huệ liếc mắt nhìn tờ giấy rồi cô cười, nét mặt giãn ra: “Em đâu đủ trình độ tiếng Anh để đọc ba cái thứ đó”. Sau này tôi mới biết hộ chiếu của cô đã bị công ty lắp ráp điện tử nơi cô làm trước kia, thu giữ nên cô phải sống “chui”, làm “chui”. Sợ Cảnh sát Malaysia bắt giữ vì không có giấy tờ tùy thân, Huệ – cùng nhiều cô gái Việt khác nữa, rất cảnh giác với người lạ. Hàng ngày, các cô nằm lì trong phòng từ sáng đến 6 giờ tối mới dám ra đường.
Huệ nói: “Anh đừng giận em nghe. Ở đây có đám cò mồi chuyên “gài” cho cảnh sát bắt mình – rồi cũng chính tụi nó bỏ tiền nộp phạt cho mình ra. Lãi mẹ đẻ lãi con, sau đó mình còng lưng kéo cày trả nợ tụi nó. Nếu bị bắt nhưng không quả tang “hành nghề”, cảnh sát hỏi, mình khai nhà máy nơi mình làm trước kia thì nó phạt chút đỉnh. Còn bị bắt khi đang làm “gái” thì coi như chết chắc”.
3. Khác với Việt Nam, nơi mà mua bán dâm không được pháp luật thừa nhận thì tại Malaysia, nó là cái “không thể thiếu” của ngành công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, “không thể thiếu” không có nghĩa là ai muốn bán dâm thì cứ… qua đây! Là đất nước theo đạo Hồi nên theo tìm hiểu của tôi, hầu hết mại dâm đều là người Việt, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Campuchia, Nga, Pháp, Nhật, Philippines, thậm chí có cả người Ý, Brazil… chứ không có người Malaysia. Phần lớn núp bóng massage, nhà hàng, quán nhậu, bar, vũ trường, khách sạn.
Chờ khách tại một nhà hàng trên đường Alor.
Để đề phòng trường hợp các cô gái nước ngoài sang Malaysia “làm gái”, Hải quan Malaysia quy định khách du lịch – nhất là nữ giới gốc châu Á, còn trẻ – khi nhập cảnh phải chứng minh khả năng tài chính trong thời gian lưu trú – là thẻ tín dụng hoặc tiền mặt – ít nhất 500 đôla Mỹ, và phải có vé máy bay khứ hồi về nơi mà họ đã ra đi hoặc sang một nước khác. Huệ nói: “Người Việt mình được phép ở Malaysia không quá 30 ngày nếu là đi du lịch, thăm người thân…”. Còn nếu ở trên 30 ngày, phải xin thị thực tại Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Malaysia ở Việt Nam.
Hùng nói thêm: “Tuy nhiên, được cấp thị thực cũng chưa chắc đã được nhập cảnh. Cán bộ Cục Xuất nhập cảnh Malaysia tại cửa khẩu sân bay sẽ là người quyết định cuối cùng về việc có cho phép một công dân nước ngoài được vào Malaysia hay không”. Chả thế mà lúc làm thủ tục ở sân bay quốc tế Kuala Lumpua, một cô gái Việt đứng trước tôi đã bị nhân viên hải quan hoạnh họe đủ điều, nào là sang đây làm gì, ở bao nhiêu lâu, có vé khứ hồi không, mang theo bao nhiêu tiền…, trong lúc đến lượt tôi, cô nhân viên hải quan chỉ hờ hững liếc qua tấm hộ chiếu rồi đóng dấu, chẳng thèm nói một tiếng nhỏ…
Theo dantri
Trung Quốc liên tục gây hấn với ý đồ độc chiếm biển Đông
Thời gian gần đây Trung Quốc ngày càng hành động cứng rắn trong việc đòi chủ quyền trên biển Đông, bất chấp sự vô lý trong các tuyên bố của họ cũng như sự phản đối mạnh mẽ của các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế rộng khắp.
Việc làm của Trung Quốc đi ngược lại với điều họ vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách hòa bình về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Mới nhất - hành động tàu cá Trung Quốc lại gây đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 của PetroVietnam, là bước leo thang gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông, như in hình bản đồ "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu, tuyên bố sẽ khám xét các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Đông từ 2013...
Ngày 3.12, Bộ Ngoại giao Việt Nam (Việt Nam) đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để "trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam".
Sự việc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 diễn ra vào lúc 4h5 ngày 30.11, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ khảo sát địa chấn, đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra khỏi khu vực của tàu Bình Minh 02, tàu kéo dã cào của Trung Quốc đã chạy qua phía sau gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02. Sự việc xảy ra trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam.
Đây là lần thứ hai trong 18 tháng qua, Bình Minh 02 gặp sự cố với tàu Trung Quốc. Tháng 6 năm ngoái, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, tàu đánh cá Trung Quốc cũng đã lao vào phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Trung Quốc làm đứt cáp.
Thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của Trung Quốc, cao điểm có ngày lên tới 100 tàu hoạt động trên vùng biển gây cản trở đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Có thể nói, một trong những hành động được Trung Quốc áp dụng xuyên suốt trong thời gian gần đây là chặn bắt, đánh đuổi, tịch thu, thậm chí đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam đến đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa - vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung Việt Nam.
Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách "đường lưỡi bò" ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu "đường lưỡi bò".
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, việc Trung Quốc in hình lưỡi bò là phản tác dụng, vì nó không có ý nghĩa gì trong việc tranh chấp biển Đông. Mỹ cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ việc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khẳng định "sẽ nêu mối quan ngại này với Trung Quốc".
Tuần trước, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc lại có một hành động ngạo mạn, gây bất bình, khi công bố một luật lệ mới cho phép các tàu chấp pháp của họ từ năm 2013 có quyền tiếp cận và lục soát các tàu thuyền nước ngoài, mà họ cho là vi phạm vùng nước trên biển Đông. Những hành động gây hấn của Trung Quốc như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn đề, mà chỉ "đổ thêm dầu vào lửa" ở khu vực vốn đã căng thẳng, phía Trung Quốc lẽ nào không hiểu điều này!
Chuyên gia Nga đánh giá về các hành động bùng phát của Trung Quốc
Chủ tịch "Học viện Những vấn đề địa chính trị" của Nga - ông Leonid Ivashov - nhận định: "Người Trung Quốc có thể thay đổi lập trường của họ - hôm nay họ đi tới tấn công, còn vào ngày mai dưới áp lực có thể xóa khỏi hộ chiếu những hình ảnh gây scandal. Cuộc tranh cãi này sẽ không gây ra xung đột vũ trang. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ".
Từ ngày 1.1.2013, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc có quyền kiểm tra các tàu nước ngoài và buộc những tàu thuyền này thay đổi hải trình tiếp theo, nếu như không có giấy phép tương ứng để vào khu vực biển Đông, mà Trung Quốc coi là thuộc lãnh hải của họ.
Về phần mình, Trung Quốc công bố rằng đây là bước đi trong thời gian các đội tàu chiến Trung Quốc thực hiện thao diễn ở phần tây Thái Bình Dương. Rằng đây là cuộc tập trận theo lịch trình đã định. Tuy nhiên như các quan sát viên đánh giá, động thái này như là tín hiệu cho thấy rằng, để bảo vệ yêu sách của mình, Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cả thành phần quân sự...". D.L (Theo Tiếng nói nước Nga)
Theo laodong
Mưu mô thao túng Cuốn hộ chiếu mà Trung Quốc vừa phát hành có in bản đồ "đường lưỡi bò" đã trở thành trường hợp đặc biệt khi vấp phải sự phản đối và chỉ trích chính thức bằng đường ngoại giao của một loạt các quốc gia láng giềng châu Á. Hộ chiếu mới của Trung Quốc bị nhiều nước coi là không hợp lệ Trong...