Mái ấm cho trẻ mồ côi
Đó là “ Mái ấm tình thương Phúc Lâm”, hiện đặt tại địa chỉ 16A1, ấp 2, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai của hai anh em ruột Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Văn Phúc.
Các thành viên của Mái ấm Phúc Lâm.
Anh Nguyễn Văn Lâm (còn có pháp danh Minh Tâm, sinh năm 1972) kể lại: “Mái ấm Phúc Lâm ra đời từ năm 2008 và được chính quyền địa phương chính thức cấp phép hoạt động năm 2014. Cùng năm 2008 khi tôi đang làm Giám đốc một công ty bảo vệ, tình cờ chiều nọ đi làm về ngang qua Khu công nghiệp Nhơn Trạch, nhìn thấy có đám đông đang túm tụm, xôn xao bàn tán, thử ghé vào tìm hiểu, tôi biết người ta đang nói về một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, trên người vẫn còn dây rốn, hơi thở yếu ớt, da lở loét, sưng tấy có lẽ do bị kiến cắn. Thoạt nhìn bé, tôi giật mình, cảm thấy vô cùng chua xót và mãi lúc lâu sau mới trấn tĩnh lại được. Nhưng không hiểu sao lúc đó tôi nghĩ ngay trong đầu mình: “Hay ta cứ hỏi xin rồi đưa bé về nhà, nếu bé không qua khỏi đành chịu?”. Ai dè, khi mang đến bệnh viện, bác sĩ cắt dây rốn xong bé lập tức hồi tỉnh lại. Hôm sau, tôi đưa bé đi trình báo chính quyền địa phương, nhận làm con nuôi, đặt tên bé Nguyễn Ngọc Phương Vy. Thấy con trai đưa trẻ sơ sinh về nhà, mẹ tôi cũng rất thích thú. Bà giúp tôi tắm rửa, đút sữa, ru ngủ, còn giành nuôi bé nữa”.
Tính đến nay, “Mái ấm tình thương Phúc Lâm” đang nuôi dưỡng tổng cộng 84 bé mồ côi với 14 bảo mẫu chuyên lo việc chăm sóc, nấu ăn phục vụ các cháu. Anh Lâm thổ lộ: “Trong hơn 11 năm qua, chỉ các khoản ăn uống, tiền học hành, sách vở, bỉm sữa, tiền lương cho nhân viên, bảo mẫu hàng tháng đã ngốn hơn 290 triệu đồng, trong số này có 140 triệu đồng từ các nhà hảo tâm quanh vùng đóng góp hỗ trợ, số còn lại anh em chúng tôi luôn phải “gồng mình” mới đủ chi trả”.
Mặc dù vậy, hai anh em Phúc – Lâm cũng không lấy điều đó làm chuyện buồn lòng, mà trái lại, họ luôn xem đây là niềm vui khi được đóng góp phần nào công sức mình cho xã hội. Anh Lâm nói: “Ngoại trừ bé Nguyễn Ngọc Phương Vy ban đầu, từ đứa con thứ hai, tất cả bọn trẻ đều có cái tên chung “Nguyễn Hoàng Phúc, (ví dụ Nguyễn Hoàng Phúc Long, Nguyễn Hoàng Phúc Minh…).Theo đó “Nguyễn” là họ của chúng tôi, “Hoàng” nghĩa là huy hoàng, còn “Phúc” tức là hạnh phúc. Đó là tất cả những gì chúng tôi luôn luôn mong mỏi cho các con sau này. Chúng tôi còn có một ước muốn lớn nữa, đó là chúng tôi luôn luôn giữ được sức khỏe, cố gắng làm việc để có tiền bạc duy trì hoạt động của Mái ấm, nuôi dưỡng tốt và lo cho các con được học hành tới nơi tới chốn. Đứa nào đủ năng lực sẽ cho học đại học, những đứa năng lực hạn chế hơn thì học hết trung học cơ sở rồi đi học nghề, để sau này chúng có thể tự lo cho cuộc sống bản thân. Tôi cũng hy vọng rằng mai này, cả cộng đồng xã hội của chúng ta sẽ luôn luôn dành cho những đứa trẻ xuất thân từ các mái ấm sự cảm thông, tình thương yêu, hãy giúp các em loại bỏ tự ti, hòa nhập, để chúng càng tự tin vươn lên trong cuộc sống”.
Nguyễn Sinh
Video đang HOT
Theo daidoanket
Người đàn ông tặng 100 tỷ đồng cho trẻ mồ côi
Ông Bùi Công Hiệp (60 tuổi, TP.HCM) đã tặng cả 100 tỷ đồng cho 88 trẻ mồ côi. Sắp tới còn tặng thêm 4.000m2 của gia đình để làm nơi sinh hoạt học tập cho các con.
Nơi đây nuôi dưỡng 88 trẻ mồ côi
Mái ấm cho 88 trẻ mồ côi
Căn nhà 3 tầng rộng rãi ở đường số 1, phường Long Trường, quận 9, TP. HCM từ lâu được biết đến là mái ấm tình thương của nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ. Cơ ngơi giá trị này thuộc sở hữu của ông Bùi Công Hiệp. Năm 2010, sau khi về hưu, ông Hiệp tích lũy được một khoản tiền và mua khu đất rộng hơn 2500m2. Dự tính xây một ngôi nhà có vườn tược để vui thú điền viên, an hưởng tuổi già. Tuy nhên kế hoạch đó không bao giờ thành hiện thực. Chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương của những em bé không nơi nương tựa, ông Hiệp sau đó bàn với vợ về việc xây căn nhà 3 tầng cho trẻ mồ côi.
Năm 2010, mái ấm có tên "Thiên Thần" do ông Hiệp đứng tên được cấp giấy phép hoạt động. Từ đó trở đi, "Thiên Thần" trở thành nơi nuôi dưỡng các em nhỏ, ông Hiệp trở thành "ông bố" nhiều con nhất Việt Nam. Hiện, mái ấm có 88 trẻ mồ côi, bé nhỏ nhất mới vài ngày tuổi và lớn nhất là 7 tuổi. Để giúp ông điều hành công việc, ngoài vợ ông còn có hơn 10 bảo mẫu được ông trả lương theo thỏa thuận.
Hàng ngày ông Hiệp thức dậy lúc 4 giờ sáng để nấu ăn cho các con. Với những bé học tiểu học, ông sẽ chuẩn bị cơm, miến, mỳ, còn bé nhỏ hơn sẽ được ăn cháo theo từng thực đơn riêng. Sau khi cho các con ăn sáng, ông Hiệp tự lái xe đưa con con đến trường và trở về nhà tiếp tục công việc dọn rửa, chuẩn bị bữa trưa. Suốt 7 năm qua, mỗi ngày của ông Hiệp đều diễn ra rất bận rộn như "chăm con mọn".
Người đàn ông tặng 100 tỷ đồng cho trẻ mồ côi Ảnh. Thời Đại
Chia sẻ với PV, ông Hiệp cho biết, khi nuôi 88 trẻ mồ côi (tương lai sẽ có thêm nhiều trẻ nữa) ông Hiệp chỉ mong ước các con trở thành một công dân tốt là quá đủ.
Theo ông Hiệp, ông không mong muốn các bé sau này phải trở thành thiên tài, phải thành đạt. Với ông, chỉ mong các con tìm được hướng đi riêng theo ý thích của mình, ông sẽ đứng sau hỗ trợ và trang bị hành trang cho các bé để đi vững trên con đường đã chọn.
"Tôi không bắt các con phải đi theo hướng này hay đi theo hướng kia. Hay đặt mục tiêu sau này các con phải thành đạt, làm ông to bà lớn gì cả, chỉ cần các con nên người là đủ rồi. Mình chỉ chiều theo ý con, giúp các con phát triển theo năng khiếu thôi." - ông Hiệp nói.
Mong các con lớn lên có đạo đức tốt
Nguyện vọng của ông Hiệp là lớn lên các con có một nghề nghiệp để nuôi sống bản thân. Điều quan trọng là có được đạo đức tốt, có tinh thần nhân ái và sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn hơn mình.
"Vấn đề giáo dục thì tôi không định hướng tương lai cho các con là làm gì. Tôi chỉ nói với các con là vùng trời này rộng lắm, nếu đủ sức và đủ lông đủ cánh thì cứ bay đi theo ý mình". - ông Hiệp chia sẻ.
Khi khai sinh tên cho các con, ông Hiệp luôn ưu tiên lấy họ theo mẹ đẻ hoặc bố đẻ. Bên cạnh đó, những dấu vết và đồ vật trên người bé luôn được ông Hiệp lưu giữ để sau này bé lớn lên muốn tìm lại mẹ thì sẽ dễ gặp hơn. Trong trường hợp các bé không có thông tin gì về bố hoặc mẹ, thì khi đó ông Hiệp mới lấy họ của mình đặt tên cho các con.
"Những bé nào mất tất cả giấy tờ, không có giấy tờ nào chứng minh bố mẹ, thì tôi mới vinh dự được lấy họ của mình đặt tên cho con. Tôi cố gắng làm mọi thủ tục để các bé được mang họ mẹ dù có nhiều mẹ không đồng ý, nhưng về sau này các bé sẽ không bị tâm lý và tủi thân." - ông Hiệp nói.
Hồ bơi của 88 trẻ được ông Hiệp trang bị. Ảnh Lao Động
Được biết, vào đầu năm 2020, ông Hiệp sẽ tiến hành khởi công xây dựng một ngôi nhà mới 5 tầng trên khu đất 2500m2 mà ông vừa tặng cho các bé. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà dự kiến là 5 tỉ đồng, bằng nguồn tài chính tích lũy của gia đình.
Trong tương lai, ông Hiệp có thêm dự định là sẽ xây khu học tập cho các con. Hiện gia đình ông vẫn còn một khu đất có giá trị hơn cả khu đất 2500m2 mà ông tặng cho các bé.
Minh Ngân
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Tâm điểm phát triển logistics Nhiều chuyên gia trong ngành kinh tế nhận định, huyện Long Thành sẽ là tâm điểm của lĩnh vực logistics trong tương lai. Tàu 30 ngàn DWT nhận hàng tại cảng Gò Dầu (huyện Long Thành). Ảnh:K.Giới Đê phát huy lợi thế đó, huyên Long Thanh đang chuân bi săn tâm thê. * Đăc đia giao thông Ít đia phương nao trong tỉnh...