Mafia Trung Quốc lộng hành ở châu Mỹ Latin
Buôn người, tống tiền và buôn bán ma túy là những thủ đoạn kiếm tiền phổ biến của các băng nhóm tội phạm Trung Quốc ở châu Mỹ Latin.
Tang vật bị tịch thu trong chiến dịch truy quét băng nhóm Tỳ Hưu ở ArgentinaWxrw123
Hồi cuối tháng 11.2016, cảnh sát Argentina bắt giữ người đứng đầu Ủy ban Nhập cư quốc gia của nước này là Leonardo Javier Rende cùng 2 công dân Trung Quốc trong đợt truy quét các băng nhóm tội phạm tại thủ đô Buenos Aires và những vùng lân cận. Ông Rende bị cáo buộc nhận hối lộ để tiếp tay cho đường dây buôn người do tổ chức tội phạm Trung Quốc khét tiếng với cái tên Tỳ Hưu.
Vụ bắt giữ cũng hé lộ quy mô hoạt động phạm pháp cũng như sự xâm nhập các cơ quan nhà nước của băng nhóm này, theo InSight Crime, tổ chức chuyên về điều tra, phân tích băng nhóm xã hội đen ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe.
Hoành hành
Theo trang tin Infobae, trong quá trình điều tra Tỳ Hưu, cảnh sát Argentina phát hiện nghi phạm Rende có gần 30 cuộc điện thoại với một người trung gian làm việc cho băng nhóm này. Đáng chú ý, hồi tháng 5.2016, lực lượng chức năng giải cứu 8 phụ nữ Trung Quốc được cho là nạn nhân của đường dây buôn người. Sau đó, giới chức Argentina khẳng định có bằng chứng cho thấy Rende âm mưu giao những phụ nữ này cho Tỳ Hưu dưới vỏ bọc là “trả tự do” cho họ.
Đây là trường hợp đầu tiên một quan chức cấp cao của Argentina bị phát hiện câu kết với băng nhóm tội phạm Trung Quốc. Infobae dẫn lời các nhà điều tra cho biết đợt bắt giữ mới nằm trong chiến dịch truy quét quy mô lớn mang tên “Chiến dịch đầu rồng” do cảnh sát liên bang phối hợp với các đồng sự ở Buenos Aires và Đại sứ quán Trung Quốc tiến hành.
Trong vòng 5 tháng, 40 nghi phạm đã bị bắt do tình nghi dính líu tới Tỳ Hưu. Trong số này, có tới 34 người nhập cư Trung Quốc không có giấy tờ tùy thân hợp lệ. Họ bị cáo buộc phạm nhiều tội ác như tống tiền, buôn bán ma túy và sở hữu vũ khí bất hợp pháp. Cũng trong “Chiến dịch đầu rồng”, nhà chức trách đã tịch thu 14 khẩu súng, 4 xe hơi, 3.700 USD tiền mặt cùng một số lượng lớn ma túy và điện thoại di động.
InSight Crime dẫn lời các chuyên gia nhận định Tỳ Hưu không chỉ là tổ chức tội phạm do người Trung Quốc điều hành lớn nhất ở Argentina mà còn là một trong những băng nhóm mafia bành trướng nhất ở châu Mỹ Latin hiện nay.
Theo giới điều tra, băng này sử dụng một tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp người Hoa để che đậy những hoạt động phi pháp, bao gồm bảo kê, buôn người và ma túy. Băng này đòi phí “đăng ký thành viên” ban đầu là 50.000 USD/doanh nghiệp và sau đó thu khoảng 3.600 USD/tháng. Những ai không tuân theo sẽ liên tục bị quấy rối, đập phá cửa hàng và hành hung. Giới tư pháp Argentina ước tính mafia Tỳ Hưu kiếm đến 1,5 triệu USD/tháng tiền bảo kê từ gần 300 siêu thị, cửa hàng của người Hoa ở Argentina.
Rồng đỏ
Kết quả điều tra cho thấy băng Tỳ Hưu là một trong những hạt nhân của mạng lưới tội phạm Trung Quốc được gọi bằng cái tên chung là Rồng đỏ với địa bàn hoạt động trải dài từ các nước Nam Mỹ đến tận biên giới Mexico – Mỹ. Theo InSight Crime, hỗn danh Rồng đỏ xuất phát từ chiến lược tống tiền điển hình, trong đó, các tay anh chị gửi thư cho chủ doanh nghiệp người Hoa đòi nộp tiền để được “bảo vệ”. Những người tuân phục sẽ treo một bức tranh vẽ hình con rồng Trung Quốc trước cửa nhà hoặc địa điểm kinh doanh để làm dấu hiệu cho thấy đã “hoàn thành nghĩa vụ”.
Mặt khác, do hoạt động ở xứ người và cũng chùn chân trước sự tàn bạo, thiện chiến của các tổ chức tội phạm khét tiếng trong khu vực, như Los Zetas và Sinaloa của Mexico hay Los Urabeos và Los Machos (Colombia), nên Rồng đỏ cố gắng tránh tranh giành quyền thống trị những lĩnh vực béo bở nhất như buôn người và ma túy. Thay vào đó, tội phạm Trung Quốc tìm cách bắt tay với các đường dây xã hội đen địa phương để cùng trục lợi bất chính.
Video đang HOT
Theo Infobae, châu Mỹ Latin là điểm trung chuyển quan trọng đối với những công dân Trung Quốc tìm cách vào Mỹ mà không cần thị thực. Với sự câu kết của tội phạm bản địa, mafia Trung Quốc ráo riết đưa người nhập cư Trung Quốc vào những quốc gia Nam Mỹ ven bờ Thái Bình Dương như Ecuador, Colombia và Peru rồi tiếp tục chuyển họ tiến về phía bắc bằng đường bộ, qua các nước Trung Mỹ như Mexico trước khi vào Mỹ.
Các nguồn tin từ giới công lực cho biết bọn xã hội đen thu 60.000 USD/người và lợi nhuận từ đường dây này có thể lên tới 750 triệu USD/năm.
Về ma túy, các băng nhóm Trung Quốc nắm được cung đường tuồn cocain và ma túy tổng hợp từ Peru và Panama đến châu Âu lẫn châu Á. Trong khi thị trường Mỹ vẫn do các tổ chức Mexico và Colombia thống trị nên Rồng đỏ tạm hài lòng với nguồn lợi từ việc cung cấp cho “đối tác” các loại hóa chất dùng trong quá trình sản xuất ma túy đá.
Hiện giới hữu trách ở các quốc gia châu Mỹ Latin đang nỗ lực hợp tác với Trung Quốc để triệt phá các băng nhóm mafia có nguồn gốc từ nước này. Bên cạnh “Chiến dịch đầu rồng”, cảnh sát Argentina cũng đã phát triển hệ thống chia sẻ thông tin với giới công lực Trung Quốc để điều tra tốt hơn hoạt động tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây là cuộc chiến dài hơi và cam go.
Lực lượng an ninh các nước vẫn chưa có nhiều nhân viên biết tiếng Trung Quốc trong khi đa phần người Hoa không dám tố giác vì sợ bị trả thù. Mặt khác, Giáo sư Evan Ellis, chuyên gia về châu Mỹ Latin tại Trường Chiến tranh lục quân Mỹ, nhận định với InSight Crime rằng sự bành trướng của tội phạm Trung Quốc trong khu vực là “hệ quả tự nhiên” khi tương tác thương mại và con người giữa châu Mỹ Latin và Trung Quốc ngày càng tăng.
Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và khu vực đã tăng 20 lần và không có gì ngạc nhiên nếu tội phạm Trung Quốc lợi dụng để vươn vòi bạch tuộc.
Tổng thống Philippines ra điều kiện cho trùm sòng bạc Trung Quốc
Trùm sòng bạc Trung Quốc Jack Lam The Rappler
Hồi cuối tuần, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã ra điều kiện cho trùm sòng bạc Trung Quốc Jack Lam (ảnh) quay trở lại nước này làm ăn. Theo đó, ông Lam phải đóng thuế 10% như quy định chứ không phải 1% như trước đây và bảo đảm hoạt động đúng luật pháp.
Trước đó, chính Tổng thống Duterte ra lệnh bắt giữ Lam với cáo buộc đưa hối lộ và phá hoại nền kinh tế Philippines, theo báo The Rappler. Trùm sòng bạc này bị tình nghi tìm cách hối lộ Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre II và Chủ tịch Công ty quản lý kinh doanh cờ bạc và giải trí Philippines Andrea Domingo sau khi cảnh sát bắt hơn 1.300 công dân Trung Quốc làm việc trái phép tại tổ hợp công viên giải trí và sòng bạc Fontana do ông làm chủ ở tỉnh Pampanga. Tuy bác bỏ mọi cáo buộc nhưng ông Lam đã nhanh chóng rời khỏi Philippines vào cuối tháng 11, vài ngày trước khi lệnh bắt được công bố.
Jack Lam bắt đầu hoạt động trong các sòng bạc ở Manila vào cuối thập niên 1990 và đến nay ông được đánh giá là vượt qua hầu hết nhà đầu tư nước ngoài ở Philippines về doanh thu, độ bao phủ mạng lưới kinh doanh và tầm ảnh hưởng. Ông hiện còn là thành viên Chính hiệp (tương đương Mặt trận tổ quốc – NV) tỉnh Quảng Đông, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức cộng đồng Hồng Kông – Quảng Đông và Giám đốc Hiệp hội Hữu nghị hải ngoại Trung Quốc, theo The Rappler.
(Theo Thanh Niên)
Tận mắt căn cứ quân sự Nga ở nước ngoài
Nga đang ấp ủ tham vọng triển khai một số căn cứ quân sự mới ngay sát sườn Washington như những gì NATO đang làm ở Ukraine
Theo hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin cho hay, trong chuyến thăm đến các nước Châu Mỹ Latinh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu vào tháng hai, Moscow một lần nữa tái khẳng định sự quan tâm đến các chương trình hợp tác và phát triển quốc phòng của Nga tại Châu Mỹ Latinh mà trọng tâm là với Venezuela đối tác chiến lược của Nga trong khu vực.
Và các chương trình hợp tác quân sự trên có thể là tiền đề giúp Moscow tái triển khai căn cứ quân sự tại Châu Mỹ Latinh. Trong ảnh là một trạm quan sát không gian của Quân đội Nga tại vùng núi Nurak, Tajikistan cách mực nước biển hơn 2.000m. Trạm giám sát trên có tên Okno được thiết kế dành cho nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu không gian như vệ tinh hay thậm chí là cả tên lửa đạn đạo.
Dù Quân đội Nga luôn hạn chế việc triển khai quân tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nhưng Nga vẫn là một trong những quốc gia có căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ của mình nhiều nhất thế giới. Trong ảnh là căn cứ không quân Kant của Nga cách thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan 20km và là một phần trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO.
Hình ảnh một binh sĩ Nga tại căn cứ Kant trong một đợt Nga mở của căn cứ không quân này cho khách tham quan.
Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan trong một chuyến thăm đến căn cứ quân sự số 102 của Nga tại Armenia. Armenia cũng một quốc gia thành viên của CSTO.
Hiện tại Quân đội Nga cũng đang duy trì các căn cứ quân sự tại Nam Ossetia sau cuộc chiến với Gruzia vào năm 2008.
Các binh sĩ Nga trong một buổi vệ sinh vũ khí của mình tại một doanh trại của Quân đội Nga ở Tskhinvali, Nam Ossetia.
Cận cảnh dàn xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành Quân đội Nga đóng tại Tskhinval.
Một phần dãy nhà dành cho các binh sĩ Nga tại khu vực lãnh thổ đòi ly khai Abkhazia, nó còn được biết tới với cái tên Cộng hòa Abkhazia.
Một buổi huấn luyện quân sự của các binh sĩ Nga tại căn cứ số 7 đóng ở Gudauta, Abkhazia.
Các căn cứ quân sự của Nga tại Abkhazia đều được tái xây dựng lại sau xung đột với Gruzia vào năm 2008.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga tại Abkhazia.
Hiện tại đa phần các căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài đều nằm ở các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây hoặc các nước thành viên CSTO. Tuy nhiên với bối cảnh tình hình thế giới thay đổi phức tạp hiện tại Quân đội Nga ngày càng mở rộng các căn cứ của nước này vượt ra khỏi biên giới Liên Xô trước đây nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Moscow.
Theo_Kiến Thức