“Mafia thủ đô” – chuyên án gây rúng động Italy
Chính trường Italy tiếp tục rung chuyển với các tình tiết mới nhất trong chuyên án “mafia thủ đô”, chiến dịch bắt giữ quy mô lớn nhằm ngăn chặn và phá tan sự cấu kết giữa các băng đảng tội phạm với giới chính trị gia ở nước này.
Trùm mafia Massimo Carminati bị bắt giữ vào tháng 12-2014. (Ảnh:dailymail.co.uk)
Cảnh sát Italy ngày 9-6 đã bắt giữ 6 đối tượng và điều tra hơn 20 người khác, với các cáo buộc rửa tiền, làm sai lệch các phiên đấu thầu, làm giả các hóa đơn tài chính, cũng như cấu kết với mafia. Trong số 6 người bị bắt thì có tới 4 người là các chính trị gia địa phương có liên quan mật thiết đến Fabrizio Amore, một doanh nhân trong đường dây “mafia thủ đô”.
Những đối tượng này được cho là có hành vi gian lận trong hàng loạt công trình do thành phố Roma thực hiện, trong đó có gói thầu trùng tu một phòng họp lớn ở Tòa thị chính thành phố. Cơ quan điều tra cho biết, thông qua các công ty bình phong đặt tại Luxemburg, Amore đã điều khiển các hoạt động đấu thầu để giành quyền trùng tu công trình này.
Trước đó chưa đầy một tuần, cảnh sát thủ đô Roma và các lực lượng chống mafia cũng đã bắt 44 người và điều tra 21 người khác trong giai đoạn 2 của chiến dịch truy quét “mafia thủ đô”. Đáng chú ý, vụ bắt giữ cho thấy rõ một loại hình tội phạm của mafia và một số quan chức ở Italy, đó là tham nhũng trong các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và điều hành các trung tâm tiếp nhận người nhập cư ở thủ đô Roma và các vùng khác.
Hầu hết những người bị bắt là các chính trị gia và quan chức trong chính quyền địa phương, trong đó đáng chú ý có Luca Grammazio, người từng có thời gian đứng đầu nhóm chính trị gia đảng Forza Italia của cựu Thủ tướng Berlusconi trong chính quyền vùng Lazio. Điều tra ban đầu cho thấy, Grammazio và một loạt quan chức khác đã cấu kết với mafia để thâm nhập vào chính quyền địa phương nhằm chia chác các gói thầu liên quan đến xây dựng.
Video đang HOT
Thậm chí, nhiều quan chức còn nhận “lương tháng” từ vài nghìn đến vài chục nghìn euro từ trùm mafia Massimo Carminati để tạo điều kiện cho các băng đảng mafia kiểm soát một số hoạt động của chính quyền Roma. Carminati là một trong hai đối tượng cầm đầu một đường dây tham nhũng lớn với các hoạt động như rửa tiền, gian lận, hối lộ, mua chuộc nhằm xâu xé các gói thầu xây dựng cơ bản có giá trị lên đến hàng trăm triệu euro.
“Mafia thủ đô” là chuyên án được mở ra từ cuối năm 2014 nhằm triệt phá đường dây các băng đảng mafia chuyên thao túng nhiều hoạt động liên quan các gói thầu xây dựng trong thành phố Roma và móc ngoặc với hàng chục quan chức các cấp tại thủ đô và vùng Lazio. Các phi vụ cấu kết giữa giới chính trị gia tham nhũng và mafia ở Roma được cho là gây thiệt hại lớn cho thủ đô của Italy. Các nhà điều tra cho rằng cũng từ hoạt động này, “mafia thủ đô” còn tìm cách thao túng các hoạt động chính trị của chính quyền thành phố, cũng như can thiệp vào một số cuộc bầu cử cấp địa phương.
Bởi vậy, chuyên án “mafia thủ đô” không chỉ được coi là bê bối lớn nhất liên quan đến sự dính líu của giới chức chính quyền Roma và Lazio với mafia trong nhiều năm qua, mà còn là một “cú sốc lớn” đối với cả chính trường Italy. Tính đến nay, đã có gần 150 người bị bắt và điều tra trong chuyên án này. Gần đây nhất, một vị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Italy đã bị điều tra.
Báo cáo mới công bố của tổ chức Transparence International cho biết, Italy là nước đứng đầu châu Âu về mức độ tham nhũng. Càng nguy hiểm hơn khi trong thời gian gần đây, các hoạt động tham nhũng lại nhận được sự “tiếp sức” không nhỏ của các băng đảng mafia. Trước thực tế đó, Tổng thống Italy Sergio Mattarella mới đây đã lên tiếng hối thúc chính phủ và chính giới Italy phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng.
Bê bối “mafia thủ đô” chắc chắn đã, đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của giới chính trị gia Italy. Tuy nhiên, để cắt bỏ ung nhọt ắt khó tránh khỏi đau đớn. Đó cũng là lý do khiến chuyên án “mafia thủ đô” nhận được sự ủng hộ của đa phần người dân ở thủ đô Roma nói riêng và cả đất nước hình chiếc ủng nói chung. Dư luận Italy cũng đang chờ đợi sẽ có thêm các quan chức thoái hóa biến chất và các băng đảng mafia bị đưa ra trước ánh sáng công lý trong thời gian tới.
Theo Anh Vũ
Quân đội Nhân dân
Nhân viên BV bán vé khám bệnh giả
Ba nhân viên của BV Nhi đồng 1 câu kết in giả vé khám bệnh bán cho bệnh nhân đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Chiều 21-5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam bốn tháng đối với ba cựu nhân viên của Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (quận 10) về tội tham ô.
Kế toán, điều dưỡng và hộ lý toa rập
Ba người bị bắt tạm giam gồm La Hồng Phát (nguyên nhân viên kế toán), Hồ Văn Sơn (nguyên điều dưỡng) và Nguyễn Thái Ngọc Tú (nguyên hộ lý). Trong nhiều tháng, Phát câu kết với Sơn và Tú tìm cách rút ruột tiền của BV thông qua việc đưa vé khám bệnh giả vào trà trộn bán cho bệnh nhân.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy căn cứ vào số serie khám bệnh trong ngày, Phát chốt lại số, ngừng bán vé thật và lập tức đặt hàng để các "đồng đội" bên ngoài in và giao vé giả với các số serie nối tiếp. Từ đó Phát tuồn vào BV và cùng Sơn, Tú bán các vé khám bệnh giả này cho bệnh nhân.
Trước đây, BV chưa kiểm soát việc tiếp nhận bệnh bằng CNTT trong khi bệnh nhân đông. Điều này đã tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng trục lợi.Ảnh: DUY TÍNH
Mỗi ngày nhóm này bán ít nhất một cuốn vé giả, thu khoảng 5 triệu đồng. Phát được cho là người cầm đầu khi tổ chức đưa vé thật ra ngoài làm mẫu in vé giả, trực tiếp tổ chức bán vé, thu tiền và chia tiền cho các bị can trong đường dây. Sau mỗi ngày, Phát sẽ đem các liên 2 của vé khám bệnh vứt bỏ hoặc đốt phi tang. Sự việc tuồn, bán vé giả xảy ra từ khoảng tháng 5-2013. Sau đó BV kiểm tra đột xuất thì phát hiện trong người Phát có ba cùi vé giả cùng 15 triệu đồng nên trình báo công an.
Hiện các bị can thừa nhận đã chiếm đoạt trót lọt 250 triệu đồng, song phía BV cho biết số tiền bị chiếm đoạt là trên 560 triệu đồng. PC46 cũng xác định đường dây của Phát đã bán ít nhất 50 cùi vé giả nhưng chưa xác định chính xác số tiền nên tiếp tục điều tra làm rõ. Ngoài ra, cơ quan công an cũng sẽ mở rộng điều tra, truy xét việc ba bị can trên câu kết với các đối tượng bên ngoài in vé giả và tùy tính chất, mức độ mà có hướng xử lý cụ thể.
Số hóa bịt kẽ hở, tạo tiện lợi cho bệnh nhân
Chiều 21-5, TS-BS Lê Bích Liên, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 1, xác nhận các nhân viên trên đã bán vé giả thu tiền của bệnh nhân từ tháng 5-2013. Đến tháng 8-2013, một số điều dưỡng phát hiện nhiều phiếu khám bệnh có mã số trùng lặp và nhiều lần lặp lại nên báo sự việc. Ngay lập tức, Ban Giám đốc BV lập đoàn kiểm tra đột xuất và khi kiểm tra tủ của các nhân viên này thấy có ba xấp vé giả, một cùi vé đã xé rồi nên lập biên bản, mời công an vào cuộc.
"Lúc này chỉ có Phát và Sơn còn đang làm việc, còn Tú đã bị đuổi việc. Khi phát hiện, BV đã lập hội đồng kỷ luật và buộc thôi việc Phát và Sơn" - bà Liên nói.
Bà Liên cho hay vào thời điểm đó việc tiếp nhận bệnh, thu tiền khám của BV chưa được vi tính hóa và cũng không có thống kê cụ thể, trong khi mỗi ngày có 5.000-6.000 lượt người đến khám (khám bệnh 50.000 đồng/người). Theo quy trình, bệnh nhân nộp sổ khám đi đóng mộc rồi mang đi đóng tiền để nhận biên lai (viết tay). Khi bệnh nhân khám sẽ đưa biên lai cho điều dưỡng và vào cuối ngày sẽ kiểm tra đã xé bao nhiêu vé... Quy trình này đã tạo kẽ hở cho các đối tượng ngồi gần nhau câu kết, lợi dụng và trục lợi. "Sau khi sự việc xảy ra, BV đã thực hiện vi tính hóa, vừa tạo thuận tiện cho bệnh nhân vừa ngăn ngừa được tình trạng tương tự lặp lại" - bà Liên cho biết thêm.
H.TUYẾT - H.MINH - D.TÍNH
Theo_PLO
Vụ tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II: Đề nghị 3 án tử hình Ngày 18-9, phiên tòa xét xử vụ tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) đã kết thúc phần xét hỏi. Mở đầu phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra mức án đề nghị với từng bị cáo. Các bị cáo trước vành móng ngựa Theo đó, 3 bị cáo bị Viện...