Mafia Nhật “tòm tem” khoản vay của nạn nhân sóng thần
Giới chức Nhật đang điều tra liệu băng đảng mafia Yakuza có gian lận với khoản vay gần nửa triệu USD vốn để cho các nạn nhân vụ sóng thần 11-3 vay ưu đãi không lấy lãi.
Cận cảnh vụ sóng thần hôm 11-3 tại Nhật Bản
Hiện cảnh sát đã bắt 4 đối tượng tình nghi thuộc băng đảng Yakuza. Theo báo cáo, sự việc này có liên quan tới 260 đối tượng xã hội đen.
Video đang HOT
Ủy ban phúc lợi xã hội tỉnh Miyagi, một trong 3 khu vực chịu sự tàn phá nặng nề nhất từ thảm họa kép hôm 11-3, nói trên tờ Sankei Shimbun rằng cơ quan này đang tìm cách thu hồi lại 20 khoản vay theo diện ưu đãi cho các nạn nhân đã bị các đối tượng xã hội đen dùng thủ đoạn gian lận.
Hồi tháng 10, cảnh sát tỉnh Miyagi cho biết 89 suất vay trị giá gần 200.000 USD đã bị trao “nhầm” cho xã hội đen trong tỉnh thông qua hệ thống cho vay phúc lợi khẩn câp.
Được biết, dự án phúc lợi nói trên nhằm cung cấp khoản vay 2.500 USD/hộ gia đình nạn nhân sóng thần. Xã hội đen bị cấm không được nhận khoản vay. Bộ Phúc lợi thậm chí đã chỉ đích danh đối tượng trong diện cấm là Yakuza.
Tờ Mainichi Shimbun của Nhật hồi tháng 10 cũng đưa tin những người nộp đơn xin vay phải kí cam kết không được có liên hệ gì với các băng đảng tội phạm có tổ chức.
Tuy nhiên, các băng đảng xã hội đen đã không chịu ngồi yên. Chúng đã lợi dụng những sơ hở của hệ thống, và các trùm băng nhóm lệnh cho cấp dưới – những kẻ hoàn toàn không phải nạn nhân sóng thần, dùng các thủ đoạn để xin vay tiền.
Tại tỉnh Fukushima gần đó, nhà chức trách đã phát hiện ra 170 khoản vay với tổng trị giá hơn 250.000 USD đã được trao cho giới xã hội đen.
Hiện cảnh sát nghi ngờ rằng các tổ chức xã hội đen có thể cũng gian lận nhiều khoản tài trợ khác dành cho các nạn nhân thảm họa, và có thể các hộ trợ của chính phủ cũng có thể bị chúng nhúng tay vào.
Trong một diễn biến khác, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 5-12 cho biết cơ sở xử lý nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã bị rò rỉ 45 tấn nước nhiễm xạ và một phần trong số này đã thoát ra ngoài qua một đường ống dẫn ra biển.
Theo Người lao động
Quan chức Nhật gọi nạn nhân sóng thần là "đồ ngốc"
Tờ Japan Today ngày 20.10 cho biết, Bộ trưởng Tái thiết sau thảm hoạ của Nhật Bản - ông Tatsuo Hirano - đang bị chỉ trích mạnh mẽ sau khi gọi các nạn nhân sóng thần là "đồ ngốc".
Nhật Bản bị tàn phá sau sóng thần.
Theo kênh truyền hình Fuji, trong cuộc họp của các nghị sĩ Đảng Dân chủ cầm quyền ở quận Fukushima, ông nói: "Có những người di chuyển đến nơi an toàn. Còn có cả những kẻ ngốc như một bạn học cũ của tôi, đã không tìm nơi ẩn náu. Giờ ông ta đã chết".
Sau khi báo chí Nhật Bản đưa bình luận của ông Hirano về người bạn cũ, ông lên tiếng xin lỗi: "Từ lâu nay tôi cứ băn khoăn tại sao bạn tôi không chạy trốn và tôi đã để ý kiến cá nhân của mình tuột ra. Tôi xin lỗi nếu bình luận của tôi làm mọi người khó chịu".
Ông Hirano mới được bổ nhiệm từ tháng 7 vừa qua, sau khi người tiền nhiệm của ông là Ryu Matsumoto phải từ chức bất ngờ chỉ sau 9 ngày tại vị. Ông Matsumoto ra đi cũng vì ăn nói thiếu kiềm chế: Khi đi thăm vùng bờ biển đông bắc bị sóng thần, ông đã từ chối bắt tay Thống đốc Miyagi, chỉ trích ông này đến họp muộn và đe doạ cắt viện trợ.
Trong khi đó, Thống đốc quận Saga Yasushi Furukawa đã lên tiếng khẳng định, ông không có ý định từ chức để nhận trách nhiệm về một vụ bê bối thư điện tử giả để thao túng ý kiến dư luận về việc nối lại hoạt động ở Nhà máy điện hạt nhân Genkai của Công ty Kyushu ở quận Saga. Tại một cuộc họp của chính quyền với người dân địa phương hồi tháng 6 vừa qua, công ty này đã đưa ra những email giả được cho là của người dân ủng hộ việc khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân Genkai.
Sau vụ này, Bộ Công nghiệp Nhật đã ra lệnh cho 6 công ty điện tiến hành thanh tra nội bộ về các hoạt động quan hệ công chúng của họ và phải báo cáo các hoạt động nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của người dân với điện hạt nhân. Một cuộc điều tra độc lập cho thấy, Thống đốc Furukawa là người đề xuất sử dụng email giả trong phiên họp. Ông Furukawa nói, đó mới là một bức thư dự thảo và không thể hiện chính xác ý nguyện của ông. Ông nói rằng, dự thảo này được gửi đi không có nghĩa là ông phải nhận trách nhiệm về vụ bê bối.
Theo Lao Động
Nhật kêu gọi công chúng bài trừ tội phạm có tổ chức Cảnh sát thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đang lên tiếng kêu gọi công chúng từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ của tội phạm có tổ chức (yakuza) nhân các dịp lễ hội truyền thống. Đây là một phần của sáng kiến mới được đề xuất nhằm bài trừ loại hình tội phạm này. Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát,...