Mafia Nga: Băng đảng của những ‘lái buôn thần chết’
Mặt hàng chủ lực của Mafia Nga là vũ khí. Chúng sẵn sàng bán vũ khí giết người số lượng lớn cho mọi khách hàng mà không mảy may quan tâm tới mục đích của kẻ mua.
Hình xăm trên người một mafia Nga.
Những năm gần đây, thế lực đen xuất hiện chủ yếu trong các bộ phim của Hollywood là mafia Nga. Chúng đã thay thế gần như hoàn toàn vai trò của mafia Italy, Yakuza (mafia Nhật) hay Hội Tam Hoàng (tổ chức xã hội đen có nguồn gốc Trung Quốc) trên phim ảnh. Dù chỉ là một góc nhỏ của xã hội nhưng điện ảnh góp phần phản ánh ảnh hưởng của các băng đảng xã hội đen Nga trên mọi mặt của đời sống thực.
Mafia Nga kiếm tiền bằng mọi cách nhưng mặt hàng chủ lực nhất của chúng là vũ khí. Chúng bán từ súng lục, súng máy, tên lửa, vũ khí hạng nặng tới nguyên, vật liệu để sản xuất vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân. Các băng đảng này không quan tâm tới mục đích người mua nên chúng sẵn sàng bán vũ khí cho quân đội một quốc gia hay những tổ chức khủng bố máu lạnh.
Thị trường vũ khí tiềm năng nhất của mafia Nga là các nước ở lục địa đen, nơi xung đột vũ trang thường xuyên xảy ra. Chúng bán vũ khí giết người cho tất cả các bên trong một cuộc chiến, khiến số thương vong gia tăng theo cấp số nhân. Các tổ chức này cũng sẵn sàng cung cấp vũ khí sát thương hay thậm chí là vũ khí giết người hàng loạt cho các tổ chức khủng bố khét tiếng trên thế giới. Chính vì thế, mafia Nga được coi là những lái buôn của thần chết.
Mafia Nga bắt đầu bùng nổ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Chính trường rối ren ở Nga và các nước Đông Âu trong những năm đầu thập niên 1990 tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội đen lộng hành. Chúng cũng dễ dàng tìm được những nguồn cung khổng lồ từ sự thất thoát kho vũ khí của quân đội các quốc gia thuộc Liên Xô, trong đó có cả Nga. Buôn lậu vũ khí mang lại nguồn kinh phí khổng lồ để mafia Nga mở rộng sự bành trướng tới hơn 50 quốc gia trên khắp hành tinh.
Video đang HOT
“Chúa tể chiến tranh” Viktor Bout.
Một trong những nhân vật nổi danh nhất của mafia Nga là Viktor Bout, trùm buôn lái vũ khí có biệt danh “chúa tể chiến tranh”. Nói tới tội ác của Bout, người ta nhận định nếu không có y, các cuộc xung đột ở châu Phi sẽ không đẫm máu và phức tạp như hiện nay. Số lượng vũ khí khổng lồ mà Bout bán tới lục địa đen là phương tiện gây ra cái chết của rất nhiều người.
Bout bị cảnh sát Thái Lan và đặc nhiệm Mỹ bắt năm 2008 khi y tới quốc gia Đông Nam Á vì một thương vụ làm ăn. Trong phiên tòa năm 2012, phía Mỹ buộc tội “chúa tể chiến tranh” cung cấp vũ khí cho các phần tử khủng bố nhằm vào người Mỹ và kết án y 25 năm tù giam nhưng Bout luôn khăng khăng mình vô tội. Bout cho biết y tới Thái Lan vì thương vụ bán hai chiếc máy bay vận tải trị giá 5 triệu USD.
Bên cạnh việc chớp thời cơ, mafia Nga cũng là những kẻ biết làm ăn thực sự. Người ta không thể phân biệt mafia Nga dựa vào bề ngoài của chúng. Bên cạnh những kẻ thô lỗ máu lạnh, mafia Nga còn ẩn mình dưới mác của những doanh nhân thành đạt nhằm kiếm tiền và rửa tiền cho tổ chức. Chúng từng mua chuộc quan chức chính phủ nhiều quốc gia để hợp thức hóa hoạt động.
Ngoài vũ khí, mafia Nga còn nhúng tay vào mọi lĩnh vực làm ăn phi pháp khác như buôn ma túy, buôn người, kinh doanh mại dâm hay rửa tiền. Thậm chí, việc làm ăn phi pháp còn được ẩn dưới những hoạt động làm ăn kinh tế hợp pháp, giúp những kẻ xã hội đen ẩn mình dưới cái mác của những người rất được tôn trọng trong xã hội.
Một tên mafia Nga trong tù.
Mafia Nga là những kẻ thực sự khôn ngoan. Không man rợ như các băng đảng buôn ma túy ở Mexico hay manh động như mafia Italy, nhưng mafia Nga sẵn sàng giết tất cả những kẻ ngáng đường chúng. Sự khôn ngoan và lạnh lùng giúp mafia Nga củng cố sức mạnh và không ngừng mở rộng tổ chức, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia hay sự thù nghịch của các băng đảng đối đầu.
Theo Tri Thức Trẻ
Tòa thánh Vatican khai chiến với mafia
Theo RFI, tại Roma một cuộc chiến đang diễn ra giữa Vatican và mafia. Nhiều dấu hiệu cho thấy Tòa Thánh muốn giữ khoảng cách với các băng đảng tội phạm.
Theo RFI, tại Roma một cuộc chiến đang diễn ra giữa Vatican và mafia. Nhiều dấu hiệu cho thấy Tòa Thánh muốn giữ khoảng cách với các băng đảng tội phạm. Cách đây hai tuần (vào ngày 21/06/2014) Đức giáo hoàng Phanxicô trước sự hiện diện của gần 200 ngàn tín đồ đã tuyên bố một cách rõ ràng là kể từ giờ các băng đảng Ý bị gạt ra ngoài Giáo hội và không được lãnh bí tích thánh thể. Theo Le Figaro như vậy là "Tòa thánh Roma đang khai chiến với mafia".
Ngay lập tức, các băng đảng Ý đã có những hành động đáp trả Tòa Thánh. Thứ Tư tuần rồi (2/7/2014) tại Oppido Mamertima, một địa hạt nhỏ bé thuộc vùng Calabre, gồm 3000 dân, đã diễn ra lễ rước kiệu Đức Mẹ. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như đoàn người không cho dừng kiệu trước cửa nhà Pezze Mazzagatti, một trùm mafia bị kết án tù chung thân, nhưng được hưởng quản thúc tại gia do tuổi cao.
Đức giáo hoàng Phanxicô chủ trương gạt các băng đảng Ý gạt ra ngoài Giáo hội - REUTERS /Alessandro Bianchi
Sự việc xảy ra khiến nhiều quan chức và chức sắc giáo hội bất bình. Bộ trưởng Nội vụ Ý cho đấy là một "hành động không thích hợp và ghê tởm". Cha xứ tại địa phương lên án một sự phản bội hai lần. "Làm như thế chẳng khác nào là đồng tình với kẻ gây ác... Đức Mẹ chỉ nghiêng mình trước cảnh đói khổ, nỗi đau, chứ không bao giờ trước một kẻ bất lương". Le Figaro cho biết một cuộc điều tra đã được mở ra để xác định danh tính những người khuân kiệu.
Vụ việc chưa kịp nguội xuống, thì đến Chủ nhật vừa qua (06/07/2014) tại nhà tù Larino (Molise, miền trung nước Ý), hơn 200 tù nhân thuộc các thành phần bất hảo đã công khai từ chối dự thánh lễ. Họ viện dẫn rằng "Bởi vì chúng tôi không thể lãnh bí tích thánh thể, nên chẳng có ích gì để dự thánh lễ".
Lời kêu gọi trên của Đức Giáo Hoàng đánh dấu thiện chí cắt đứt hoàn toàn mọi liên hệ với kẻ gây tội ác mà Ngài cho là "cần phải chiến đấu và tách lìa ra". Theo Ngài, khi sự tôn thờ cái ác thay thế cho sự tôn thờ Chúa, thì chẳng khác gì chúng ta mở đường cho những kẻ phạm tội, cho lợi ích riêng tư, cho sự bức hiếp. Giáo Hội phải được huy động sao cho cái tốt được thắng thế".
Tờ báo cho rằng bài diễn văn của Đức Giáo hoàng còn vượt xa hơn cả những lời lên án trước đây của Giáo hội. Theo giám mục vùng Campobasso, "Những gì xảy ra ở nhà tù Larino minh chứng lời lẽ của Đức Giáo hoàng đang làm lay chuyển ý thức".
Còn đối với nhà văn Roberto Saviano, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hình sự, giữa Giáo hội và các tổ chức tội ác có một sự gián đoạn sâu sắc như vậy. Theo ông, "Xã hội cần phải gạt bỏ hoàn toàn những tổ chức như thế ra ngoài cấu trúc của mình".
Theo Dantri/Bizlive
Công ty Trung Quốc bắt tay mafia tra tấn dân mỏ Nam Mỹ Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư kinh tế ở khắp ngõ ngách thế giới, đặc biệt là khai khoáng. Trong cơn khát nguyên liệu, Trung Quốc hành xử như một tên du côn trên biển Đông khi hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của nước khác. Còn tại Mexico, các công ty Trung Quốc...