“Mafia nấm” tàn phá những cánh rừng châu Âu
Trước đây, người dân châu Âu chỉ mang theo chiếc giỏ vào rừng hái nấm về ăn, thì nay, hoạt động thu gom nấm đã trở nên phức tạp với sự xuất hiện của các mafia nấm. Chúng tận thu, tàn phá rừng và chống trả lại kiểm lâm khi bị phát hiện, bởi lợi nhuận từ nấm ngày càng cao, chỉ vài giờ trong rừng, có thể thu được hàng trăm euro…
Vài giờ trong rừng, những tay săn nấm có thể kiếm được hàng trăm euro
Tấn công nhân viên kiểm lâm
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, tại khu rừng ven thị trấn Bad Mnstereifel miền tây nước Đức, nhân viên kiểm lâm Enst A (tên viết tắt) đi kiểm tra rừng như thường lệ. Vào mùa này, khu rừng nhộn nhịp hơn bởi có đông người tham quan, dã ngoại và hái nấm. Ông Enst A phát hiện một chiếc xe tải chở nhiều túi bọc kín đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, chiếc xe không những không dừng lại mà còn rồ ga đâm thẳng về phía trước, khiến ông bị hất tung lên nóc xe và lăn xuống đất. “Trong khi nhân viên lâm nghiệp cố gắng đứng lên, chiếc xe tiếp tục quay đầu và lao tới, cán lên chân ông ta rồi mới dừng lại” – hồ sơ cảnh sát cho biết. Nhân viên kiểm lâm bị thương nặng và rất may được đưa đến bệnh viện kịp thời. Vụ việc đang được cảnh sát điều tra và 4 đối tượng tấn công đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Video đang HOT
Những đối tượng này là những tay “mafia nấm” đang làm loạn các cánh rừng châu Âu. Những kẻ săn nấm giờ đây bất chấp các quy định pháp luật để khai thác tận thu loài thực phẩm có giá trị cao này. Tại nước Đức, khi phong trào săn nấm lan rộng, những kẻ săn nấm đã tấn công cả nhân viên kiểm lâm như vụ việc trên không phải là hiếm. “Họ không chịu cung cấp thông tin cá nhân cho tôi như những người đi hái nấm bình thường khác mà ngay từ đầu đã tỏ ra vô cùng hung hăng bạo lực” – ông Enst A kể lại và cho biết thêm, kẻ cầm đầu, mà những người khác gọi là “ông chủ” tay cầm dao định đâm thủng lốp xe của kiểm lâm, nhưng đã được mọi người ngăn lại. Và khi ông Enst gọi điện cho cảnh sát, thì “ông chủ” trên cũng không hề tỏ ra sợ hãi mà còn đe dọa anh ta cũng sẽ gọi điện cho một người nào đó.
Môi trường rừng bị ảnh hưởng
Dân sành nấm rất chuộng loại nấm boletus edulis – còn được gọi là nấm porcino, một trong những loại nấm tốt nhất, một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực Italia như các món cơm nấm hay các món mì ống. Nếu chúng còn tươi, các nhà hàng phải mua với giá tới 50 euro (68 USD) cho mỗi kilogram nấm này. Và một vài giờ lùng sục trong rừng, các tay săn nấm có thể thu hoạch được số nấm trị giá hàng trăm euro. Trên thị trường, tuy giá trị của nó không thể so sánh với ma túy nhưng nhờ giá trị đặc biệt với hàm lượng protein cao, loại nấm có mũ màu nâu này đã làm xuất hiện những kẻ mà truyền thông gọi là “mafia nấm” chuyên nghiệp.
Chỉ sau khi xảy ra vụ việc trên vài ngày, cũng ở khu vực trên, cảnh sát đã tịch thu 40kg nấm porcino khai thác trái phép từ 7 người đàn ông bị phát hiện đi vào rừng mang theo những chiếc túi lớn. “Khi bạn mang theo một chiếc giỏ vào rừng hái nấm để ăn, việc này được phép, còn khi bạn rủ theo những người khác, đi xe tải vào rừng và thu gom hàng chục kilogam nấm trong suốt nhiều giờ đồng hồ rồi chất lên xe đánh về, thì đó là bất hợp pháp” – ông Horst Karl Dengel, người đứng đầu lực lượng kiểm lâm vùng Eifel giải thích và cho biết, lực lượng kiểm lâm đã phải đối phó với những kẻ đi kiếm nấm chuyên nghiệp trong nhiều năm qua, tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều những tay “mafia” nấm tận thu, tàn phá rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài động thực vật. Những kẻ tận thu nấm thường phớt lờ những biển báo vào những khu vực cấm và “quấy rầy” các loài động vật, đặc biệt loài hươu đỏ quý hiếm trong suốt mùa giao phối của chúng, gây ảnh hưởng đến việc bảo tồn những loài động vật này, ông Dengel nói thêm.
Nguy cơ “án tử hình”
Mùa hái nấm, rất phổ biến ở Đức và các nước châu Âu, thường bắt đầu từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm. Anh Peter Gwiasa, một hướng dẫn viên du lịch chuyên các tour nấm ở khu vực đồi núi Taunus phía tây nước Đức thường nhận dẫn đoàn từ 50-80 người trong mối chuyến đi: “Vào thời điểm này, tôi phải dẫn tour hàng ngày. Những nhân viên kiểm lâm phải đối phó một bên là thợ săn, một bên là những tay mafia nấm. Một số người thu lượm nấm rất vô trách nhiệm và lục lọi khắp các khu rừng, khiến những loài động vật hoảng sợ. Chuyện này xảy ra ở bất cứ khu rừng nào gần các thị trấn”.
Ở Đức có khoảng 5.000 loài nấm, trong đó có nhiều loại có giá trị, được các tay mafia nấm săn lùng, tuy nhiên, cũng có không ít loài nấm độc. Bởi vậy anh Peter thường khuyến cáo khách du lịch đi hái nấm phải cẩn thận, bởi chính những người hái nấm chuyên nghiệp còn gọi đây là một “nghề nguy hiểm”. Nấm ở khu vực phía đông châu Âu và xung quanh vùng Munich vẫn chứa hàm lượng cesium cao do ảnh hưởng tù thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Nấm Cortinarius orellanus, phổ biến khắp châu Âu, là một trong những loại nấm độc nhất bởi phải mất vài tuần những triệu chứng mới xuất hiện. Những người hái nấm thiếu kinh nghiệm có thể nhầm lẫn loại nấm độc này với nấm Chanterell ăn được. “Sau vài giờ, bạn cảm thấy không được khỏe, đau đầu, mệt mỏi, khát nước dữ dội và có cảm giác môi, lưỡi bỏng rát, đau nửa người. Những triệu chứng này sau đó dừng lại. Hai tuần sau, các bạn lại bị “lên cơn” và trong hầu hết các trường hợp, nếu ăn phải loại nấm này, đồng nghĩa với việc nhận bản án tử hình bởi thận và gan bị phá hủy không thể chữa trị được” – anh Gwiasda, một chuyên gia về nấm nói.
Theo ANTD
Italia: Mafia gây ô nhiễm môi trường
Hàng chục nghìn người tại Naples -thành phố lớn nhất ở miền nam Italia ngày 16-11 đã xuống đường biểu tình phản đối việc các tổ chức mafia đổ chất thải độc hại ra môi trường.
Hàng chục nghìn người phản đối mafia không xử lý rác thải theo quy trình
Đám đông biểu tình yêu cầu chính quyền thành phố xử lý những khu vực nguồn nước và đất bị ô nhiễm, đồng thời cáo buộc các tổ chức mafia đã gây ra hàng trăm bãi rác thải bất hợp pháp tại khu vực giữa Caserta và Naples. Vùng này được người dân gọi là "tam giác chết" do phải hứng chịu khí độc từ việc đốt rác thải. Trong vòng 22 năm, khoảng 10 triệu tấn rác thải công nghiệp, từ khoảng 440 nhà máy ở miền bắc và trung Italia, bị chôn vùi bất hợp pháp tại đây. Tổ chức mafia Camorra bị nghi ngờ đã nhận các hợp đồng để xử lý rác thải nhưng sau đó lại đổ bất hợp pháp ra môi trường.
Theo ANTD
Bê bối tài chính lan rộng ở Nhật Theo tờ Asahi Shinbun, 6 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã trực tiếp cho các tổ chức tội phạm yakuza vay tiền chứ không phải thông qua các chi nhánh tín dụng tiêu dùng như thông tin ban đầu. Chủ tịch Mizuho Yasuhiro Sato xin lỗi về vụ bê bối - Ảnh: Asahi Trong phiên điều trần tại Hạ viện, Chủ tịch...