Madonna sợ bị đánh cắp DNA
Madonna không chỉ gắn với những ca khúc làm lay động hàng triệu trái tim mà còn gắn với lối tư duy kỳ lạ và những hành động không thể hiểu.
Madonna là một trong những ngôi sao thành công nhất trong lịch sử ngành giải trí. Những MV gây tranh cãi, những trang phục biểu diễn độc nhất vô nhị, những tour lưu diễn hoàn hảo đã đưa Madonna trở thành biểu tượng sống của làng nhạc. Tuy nhiên, sự thành công vượt trội khiến Madonna có những suy nghĩ và hành động khác biệt.
Một nguồn tin mới đây cho biết, “cô nàng vật chất” lo lắng về sự hâm mộ cuồng nhiệt của các fan và cô đã đặt mua rất nhiều khăn giấy vô trùng để làm sạch phòng thay đồ của cô tại mỗi điểm dừng sau tour diễn.
Video đang HOT
The Mirror cho biết, nữ ca sỹ 53 tuổi này còn lập cả một đội khử trùng. Đội này có nhiệm vụ làm sạch tất cả vết DNA mà cô có thể sẽ bỏ lại như tóc, da hay nước bọt. Cô còn yêu cầu chỉ có cô và đoàn tùy tùng của mình mới được ở hậu trường. Không ai được phép vào phòng đồ của cô cho đến khi nó được khử trùng hoàn toàn.
Nhà tổ chức buổi diễn cho Madonna, Alvaro Ramos cho biết: “Chúng tôi phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Nhiệm vụ cuối cùng là bảo vệ cô ấy và làm cô ấy thoải mái. Tuy có vẻ cực đoan nhưng tôi có thể hiểu vì sao cô ấy phải làm như thế”.
Ngôi sao này cũng yêu cầu phòng thay đồ của cô phải do đội ngũ chuyên trách của cô thực hiện để đảm bảo nó không nguy hiểm và không có bất cứ chiếc máy ảnh hay máy quay nào được giấu trong đó.
Hiện tại, Madonna đang thực hiện chuyến lưu diễn thế giới MDNA. Cô đã dừng chân ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha và sẽ đến Bồ Đào Nha vào Chủ nhật tới.
Theo TTVN
Công lý sau 36 năm
Jane Mixer là nữ sinh viên luật trường Đại học Michigan (Mỹ). Sau khi bị sát hại năm 1969, trong nhiều năm, người ta tin rằng, cô là nạn nhân của một kẻ giết người hàng loạt. Chỉ đến khi công nghệ DNA phát triển, hung thủ thực sự của vụ án mạng mới lộ diện.
Nạn nhân Jane Mixer và hung thủ Gary Leiterman
Xác chết tại nghĩa trang
Jane Mixer yêu say đắm Phil Weitzman, đến đầu mùa xuân năm 1969, hai người dự định đính hôn. Jane nói với bạn trai rằng cô muốn về nhà trước thưa chuyện và thuyết phục cha mẹ cho phép hai người đến với nhau. Trước khi lên đường, Jane, 23 tuổi gọi điện thông báo cho cha mẹ biết cô sẽ rời Ann Arbor (bang Michigan) khoảng 18h ngày 20-3-1969 và dự định về tới nhà ở Muskegon vào 21h30 cùng ngày.
Nhưng thời gian trôi đi, đợi mãi không thấy con gái, bố Jane tỏ ra sốt ruột và bắt đầu lo lắng. Đến khoảng 23h, không đợi thêm được nữa, ông quyết định lái xe đi tìm con gái nhưng không được.
Sáng hôm sau, một phụ nữ gọi điện cho cảnh sát thông báo tìm thấy thi thể của Jane tại một nghĩa trang hẻo lánh cách Ann Arbor 22km. Khi tới nơi, họ phát hiện Jame bị bắn vào đầu, quanh cổ quấn nilon, chiếc quần tất của nạn nhân bị kéo xuống. Tại phòng trọ của nạn nhân, cảnh sát tìm thấy một quyển danh bạ điện thoại có tên David Johnson, cũng là sinh viên trường Đại học Michigan. Nhưng David có bằng chứng ngoại phạm rõ ràng. Cảnh sát cũng điều tra bạn trai của Jane nhưng không phát hiện dấu hiệu khả nghi. Vụ án lâm vào bế tắc.
Tính đến cuối tháng 7-1969 quanh khu vực đó, đã có 7 nạn nhân đều là những cô gái trẻ, hầu hết bị hành hung trước khi bị sát hại. Vụ án có tiến triển khi cảnh sát bắt giữ John Norman Collins tình nghi liên quan đến cái chết của Karen Sue Beineman, nạn nhân thứ 7. John sau đó bị tòa kết án tù chung thân vì tội sát hại Karen. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tin rằng John là kẻ giết người hàng loạt và có liên quan tới cái chết của 6 nạn nhân khác trong đó có Jane Mixer.
Hung thủ lộ diện
Trong nhiều năm, vụ sát hại nữ sinh viên Jane Mixer vẫn ám ảnh thám tử Eric Schroeder. Mẫu DNA thu được từ hiện trường vụ án mạng đã được ông gửi đi xét nghiệm. Sau hơn 3 thập kỷ, nhờ công nghệ DNA, các nhà khoa học phát hiện DNA trên chiếc quần tất của Jane không khớp với mẫu DNA của John nhưng trùng khớp với DNA của nam y tá về hưu tên là GaryLeiterman, 62 tuổi ở Gobels, bang Michigan. Tháng 11-2004, cảnh sát quyết định thẩm vấn Gary nhưng ông này một mực phủ nhận liên quan đến việc sát hại Jane.
Khi Jane bị sát hại năm 1969, Gary 26 tuổi và độc thân. Ông ta từng phục vụ 4 năm trong Hải quân Mỹ và sống tại một thị trấn cách Ann Arbor khoảng 32km. Gary khai ông ta không hề quen biết Jane Mixer nhưng bằng chứng DNA đủ để cảnh sát buộc tội và bắt giam Gary. Cảnh sát cho rằng, động cơ của hung thủ là nhằm tấn công tình dục nạn nhân.
Khi bị đưa ra xét xử năm 2005, Gary cho rằng phòng thí nghiệm đã nhầm lẫn nhưng phía công tố viên bác bỏ và nhấn mạnh không có sai sót gì xảy ra vì các bằng chứng lưu giữ tại đây đều được bố trí riêng biệt và tuyệt đối an toàn. Mặc dù, Gary Leiterman khăng khăng mình vô tội, nhưng cuối cùng ông ta đã bị quan tòa kết án tù chung thân vì tội sát hại Jane Mixer. Sau 36 năm, cuối cùng công lý đã được thực thi.
Sau cái chết của Jane Mixer, một giải thưởng mang tên cô được thành lập vào năm 1970 tại Đại học Michigan, dùng để trao cho sinh viên nào có những đóng góp to lớn vào các hoạt động công bằng xã hội.
Theo ANTD
Shinhwa tái xuất với tour lưu diễn châu Á Nhóm nhạc gạo cội xứ Hàn vừa kết thúc đêm nhạc đầu tiên rất thành công ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào tối 30/4. Tối 30/4 vừa qua, Shinhwa tổ chức đêm diễn đầu tiên trong tour lưu diễn châu Á tại Shanghai Grand Stage (Trung Quốc). Hơn 8.000 vé đã được bán hết trong "nháy mắt". Một nguồn tin cho biết, nhiều...