Madagascar – “Thiên đường” của những loài động vật kỳ lạ
Từ vô vàn loài vượn cao, tới những con rắn mũi lá hay tắc kè hoa ở đủ màu sắc, hình dạng… là những loài động vật đặc trưng của quốc đảo Madagascar.
Tác kè hoa Parson.
Vượn cáo cổ khoang đỏ.
Chim bói cá Malagasy.
Thằn lằn đuôi lá Satanic.
Ếch độc Mantella.
Chim hút mật
Video đang HOT
Vượn cáo đuôi vòng.
Ếch phi tiêu độc bụng trắng.
Nhện Micrommanta có khả năng ngụy trang.
Vượn cáo nâu đầu đỏ.
Ếch độc Mantella Madagasca.
Đại bàng đầu trắng Madagascar.
Vượn cáo nâu.
Nhện độc đỏ./.
Hoàng Phạm
Theo VOV.VN (biên dịch)
Dư luận Mỹ phản ứng mạnh trước sửa luật bảo vệ các loài vật nguy cấp
Tổng thống Mỹ Trump đã thông qua việc rút lại một số điều khoản trong Đạo luật các loài vật nguy cấp - vốn được sự ủng hộ của phần lớn người dân Mỹ vì giúp bảo vệ loài sói xám, đại bàng đầu trắng.
Loài sói xám, một trong những loài động vật hoang dã quý hiếm ở Mỹ. (Nguồn: CBS News)
Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại các điều khoản quan trọng trong Đạo luật các loài vật nguy cấp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các chính trị gia đảng Dân chủ và các nhà hoạt động môi trường.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/8 đã thông qua việc rút lại một số điều khoản trong Đạo luật các loài vật nguy cấp - vốn nhận được sự ủng hộ của phần lớn người dân Mỹ vì giúp bảo vệ loài sói xám, đại bàng đầu trắng và gấu xám.
Sửa đổi bao gồm việc xóa bỏ quy định áp dụng sự bảo vệ giống nhau giữa các sinh vật bị đe dọa và các sinh vật đang gặp nguy hiểm, đồng thời cho phép thu thập thông tin về tác động kinh tế khi đưa ra quyết định xem loại vật hoang dã nào được xếp vào danh sách.
Những thay đổi khác bao gồm cho phép các công ty xây dựng đường sá, đường ống dẫn dầu, khu mỏ và các dự án công nghiệp tại những khu vực vốn được xem là nơi cư trú quan trọng cho một số loài động vật.
Trên mạng xã hội Twitter, ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Joe Biden nhấn mạnh sửa đổi này có thể khiến một số loài đang nguy cấp có nguy cơ bị lãng quên.
Theo ông, trong nhiều thập kỷ, đạo luật này đã giúp bảo vệ những loài dễ bị tổn thương nhất khỏi tuyệt chủng. Vào thời điểm biến đổi khí hậu đang đẩy Trái Đất đến bờ vực, Mỹ nên tăng cường sự bảo vệ thay vì làm suy yếu chúng.
Các Bộ trưởng Tư pháp bang California và Massachusetts thông báo sẽ kiện chính quyền về sự thay đổi mới nhất. Trong khi đó, các nhóm bảo tồn cam kết sẽ có hành động pháp lý chống lại kế hoạch này.
Luật sư của tổ chức Earthjustice, Kristen Boyles nhấn mạnh theo luật sửa đổi những loài vật mới được liệt vào danh sách sẽ không được nhận thêm sự bảo vệ nào so với trước khi được đưa vào danh sách. Hiện cũng chưa rõ sự bảo vệ mới này mạnh đến mức nào.
Đầu thế kỷ 20, số lượng sói xám đã giảm mạnh, song nhờ có Đạo luật các loài vật gặp nguy hiểm được Tổng thống Richard Nixon ký năm 1973 này, số lượng của chúng đã được cải thiện.
Tương tự, hiện có tới 10.000 cặp đài bàng, vốn là biểu tượng quốc gia của Mỹ, cao hơn rất nhiều so với con số 417 cặp vào năm 1963. Theo báo cáo được tạp chí Conservation Letters công bố năm 2018, cứ 5 người Mỹ thì có tới 4 người ủng hộ đạo luật, trong khi số người phản đối chỉ chiếm 10%. Sự ủng hộ này đã kéo dài suốt hai thập kỷ.
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách gỡ bỏ 80 quy định về môi trường và y tế với lý do giảm bớt các rào cản pháp lý cho doanh nghiệp.
Các nhà hoạt động môi trường đã phản kháng bằng cách kiện lên tòa án, khiến một số quy định được áp dụng lại. Trong tuyên bố giải thích về sự thay đổi mới nhất, Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt nhấn mạnh cách tốt nhất để duy trì luật là nỗ lực hết sức để đảm bảo hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu khôi phục những loài quý hiếm./.
Theo Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam )
Giải cứu đại bàng bị đóng băng Một con đại bàng đầu trắng ở miền bắc bang Michigan, Hoa Kỳ được giải cứu sau khi đuôi của nó bị đóng thành một khối băng lớn. Các tình nguyện viên của tổ chức phi lợi nhuận địa phương Wings of Wonder đã giải cứu đại bàng và làm tan băng bằng nước ấm. 'Vị chúa tể bầu trời' sau đó được...