Madagascar tham gia COVAX
Bộ Y tế Madagascar ngày 1/4 thông báo nước này thành công ký kết tham gia chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình sau nhiều tháng trì hoãn do chủ trương của Tổng thống Andry Rajoelina liên quan đến cách thức ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Trong đoạn ghi hình phát trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Madagascar Jean Louis Hanitrala Rakotovao đã vui mừng công bố thông tin trên, đồng thời cho biết nước này cần tiến hành thêm nhiều thủ tục hoàn tất quy trình để được tiếp nhận vaccine trong COVAX.
Madagascar đang phải ứng phó với làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID-19, nhiều khả năng là do sự lây nhiễm từ biến thể của SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi.
Theo ông Rakotovao, số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã tăng cao, đồng thời cảnh báo hệ thống các bệnh viện đang dần cạn kiệt bình khí oxy trợ thở cho nhóm bệnh nhân này. Trong khi đó, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn chưa được triển khai tại nước này do Chính phủ Madagascar vẫn kiên trì sử dụng thuốc nội địa chữa COVID-19 được bào chế từ thảo dược có khả năng chống bệnh sốt rét. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo chống chỉ định sử dụng loại thuốc này trong điều trị COVID-19 do chưa được khoa học kiểm nghiệm.
Madagascar, quốc đảo có 27 triệu dân, đến nay đã ghi nhận 24.600 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm ít nhất 433 ca tử vong.
Nguồn cung vaccine của COVAX bị ảnh hưởng do nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao
Ngày 25/3, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết nguồn cung vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca cho cơ chế phân phối vaccine COVAX, do Liên hợp quốc đồng chỉ đạo, sẽ bị ảnh hưởng do phía nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao vaccine trong tháng 3 và tháng 4.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bức thư điện tử gửi tới hãng tin Reuters, UNICEF cho biết việc bàn giao vaccine COVID-19 tới các quốc gia thu nhập thấp tham gia cơ chế COVAX sẽ chậm lại sau khi nhà sản xuất Viện Serum (SII Ấn Độ) thông báo không được cấp phép xuất khẩu đúng dự kiến trong tháng 3 và tháng 4. Hiện các đại diện của sáng kiến COVAX đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để việc bàn giao vaccine được tiến hành nhanh nhất có thể.
Trước đó, Reuters đưa tin Ấn Độ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu số lượng lớn vaccine của hãng AstraZeneca do viện SII sản xuất để ưu tiên nhu cầu trong nước trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đang gia tăng.
Ngoài ra, COVAX cũng đã thông báo tới các quốc gia tham gia cơ chế về việc nguồn cung vaccine AstraZeneca từ nhà sản xuất ở Hàn Quốc cũng sẽ thấp hơn dự kiến trong tháng 3. Thông báo của UNICEF nêu rõ trong bối cảnh môi trường cung ứng vaccine toàn cầu hiện có nhiều thách thức, công ty sản xuất tại Hàn Quốc cũng gặp một số khó khăn trong việc nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng sản lượng phục vụ những đơn bàn giao hành đầu tiên.
Khi các quốc gia trên thế giới đều mong muốn triển khai nhanh chóng các chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh cũng là lúc bài toán cung ứng vaccine nảy sinh nhiều vấn đề khó giải.
Ngày 24/3, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU. Trong khi EU giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm đảm bảo lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối và không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào thì nhiều quốc gia lo ngại chính sách này có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine.
Không tin vaccine, Madagascar ca ngợi dùng thảo dược để ngăn COVID-19 Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina cho biết đảo quốc Ấn Độ Dương này đang trong "giai đoạn quan sát vaccine" trước khi khởi động chương trình tiêm chủng do có quá nhiều ghi nhận về tác dụng phụ của thuốc . Tổng thống Andry Rajoelina uống thảo dược được bào chế từ giống cây artemisia để ngăn COVID-19. Ảnh: Reuters Theo hãng tin...