Madagascar phát hiện ra loài chim khổng lồ đầu tiên trong lịch sử có độ cao lên tới 3 mét
Đâu là loài chim lớn nhất trong lịch sử? Câu hỏi tưởng như đơn giản này hóa ra đã gây ra tranh cãi rất lớn cho giới khoa học trong thời gian dài.
Nói về loài chim lớn nhất, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến có lẽ là đà điểu, nhưng đà điểu không phải là thành viên lớn nhất trong gia đình chim. Năm 2018, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện và đặt tên cho một loài chim khổng lồ từng sống trên đảo Madagascar. Kích thước của nó tương đương với một con khủng long và chúng đã trở thành “loài chim lớn nhất trong lịch sử”!
Nếu là một người yêu thích tìm hiểu và khám phá các loài chim khổng lồ thì chắc hẳn mọi người cũng đã biết tới loài chim voi Aepyornis cũng sống tại Madagascar, cá thể to lớn nhất của loài này có thể đạt trọng lượng lên tới hơn 500kg và đạt chiều cao tới 3 mét, to lớn hơn rất nhiều so với một con đà điều hiện đại.
Aepyornis là một chi trong họ Aepyornithidae, là một trong ba chi chim chạy đặc hữu Madagascar.
Trên thực tế, không phải tất cả các loài chim voi đều có kích thước to lớn. Trong lịch sử đã từng có rất nhiều loài chim voi đã sống trên đảo Madagascar, chúng có đủ mọi kích thước, nhưng vẻ bề ngoài và cấu trúc cơ thể của chúng về cơ bản đều rất giống nhau.
Những con chim lớn nhất trong lịch sử đã từng có một khoảng thời gian sinh sống với con người, nhưng do biến đổi khí hậu, cạnh tranh môi trường sống và một phần ảnh hưởng từ con người mà số lượng của chúng đã bị suy giảm và tuyệt chủng vào khoảng 1.000 năm trước. Cho tới thời điểm hiện tại, con người chúng ta chỉ được biết tới chúng qua những bộ xương cũng như những mảnh trứng vỡ của chúng mà thôi.
So sánh xương của đà điểu (trái) và chim voi (phải).
Kiến thức của giới sinh vật học về chim voi cho tới nay hầu hết vẫn đều là qua những bộ xương được khai quật. Năm 1894, Charles William Andrew đã đặt tên cho một loài thuộc chi chim voi là Aepyornis titan. Năm 1963, nhà cổ sinh vật học người Mỹ Pierce Brodkorb đã chỉ ra rằng loài chim voi Aepyornis titan và loài chim voi Aepyornis maximus là cùng một loài, bởi vậy việc tách riêng Aepyornis titan là một loài mới hoàn toàn không hợp lệ.
Nhưng vào năm 2018, James Hansford và Samuel Turvey từ Hiệp hội Động vật học Luân Đôn đã phát hiện ra mối quan hệ của chim voi Aepyornis maximus với bộ xương của loài chim voi Aepyornis titan từng được đặt tên và chỉ rõ ra được sự khác biệt giữa chúng, vì vậy chim khổng lồ Aepyornis titan lúc này mới được thừa nhận là một loài hoàn toàn mới.
Lúc này loài Aepyornis titan được đặt với cái tên toàn toàn mới là Vorombe, có nguồn gốc từ tiếng Malagasy, có nghĩa là loài chim “siêu to khổng lồ”, với tên gọi khoa học đầy đủ là Vorombe titan.
Vorombe là một trong ba giống chim voi, một họ loài chim chạy to lớn đã tuyệt chủng đặc hữu ở Madagascar.
Vorombe titan là loài chim lớn nhất trong lịch sử mà con người từng được biết đến, loài chim khổng lồ này lớn hơn chim voi Aepyornis và chiều cao của nó có thể đạt tới hơn 3 mét. Ước tính chúng nặng từ 540 đến 730 kg, với trọng lượng trung bình khoảng 640 kg. Khi đo mẫu vật một xương đùi thuộc về một con chim khổng lồ Vorombe titan, chu vi của nó là 30 cm. Ước tính con chim khổng lồ này có thể nặng tới 860 kg khi còn sống!
So sánh hình dạng cơ thể của chim Vorombe titan và người trưởng thành.
So sánh kích thước cơ thể của loài chim khổng lồ Vorombe titan với một con khủng long Magyarosaurus.
Chính vì kích thước khổng lồ đó mà loài Vorombe titan đã chiếm được ngôi vị loài chim lớn nhất trong lịch sử, và nó thậm chí có thể cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với những con khủng long Magyarosaurus nếu như chúng sinh sống cùng niên đại với nhau.
Những con chim khổng lồ được phân loại vào chi Aepyornithidae theo thứ họ Aepyornithiformes, và chúng có ngoại hình tương tự như chim voi Aepyornis. Loài chim khổng lồ này có cái đầu nhỏ, cổ dài và cong, nhưng ngược lại, cơ thể của chúng lại rất cứng cáp và bên dưới cơ thể là hai chân dài, dày và mạnh mẽ. Không giống như đà điểu, vì cơ thể quá nặng, những con chim khổng lồ Vorombe titan không thể chạy nhanh và giữ cơ thể cân bằng ổn định, thay vào đó chúng chỉ có thể đi bộ.
Vorombe titan là loài chim khổng lồ trên cạn thuần túy, chúng đã mất khả năng bay, do đó, các chi trước (cánh) của chúng đã bị teo nhỏ tới mức gần như không thể nhìn thấy khi ẩn dưới lớp lông.
Là một hòn đảo lớn cách xa lục địa châu Phi, đảo Madagascar treo lơ lửng ở Ấn Độ Dương. Sự cô lập địa lý lâu dài đã hình thành một hệ sinh thái độc đáo với các loài động vật và thực vật vô cùng đặc thù.
Khi con người đặt chân xuống Madagascar, họ bắt gặp những con chim lớn trên cạn bao gồm cả những con chim khổng lồ.
Theo truyền thuyết, người dân bản địa Madagascar đã từng tôn sùng những loài chim voi khổng lồ bản địa như những vị thần. Họ không săn bắn những con chim trên cạn khổng lồ này với quy mô lớn và thường xuyên, nhưng do hoạt động lâu dài của con người, môi trường sống của chúng đã dần bị thu hẹp. Việc giảm liên tục số lượng cá thể và trứng chim đã khiến số lượng lớn các loài chim trên cạn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh tồn nghiêm trọng.
Cuối cùng là chúng đã phải chịu số phận tuyệt chủng vào khoảng 1.000 năm trước, và một số ghi chép tin rằng những loài chim lớn trên cạn cuối cùng ở Madagascar đã tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 17. Trong mọi trường hợp, những loài con chim khổng lồ cuối cùng bị tuyệt chủng đều là do ảnh hưởng của con người. Và tại sao kích thước của chúng có thể to lớn được như vậy, có lẽ là do vị trí địa lý bị cô lập, khống có quá nhiều thiên địch trong một thời gian dài đã giúp cho chúng có thể phát triển một cách thịnh vượng như vậy.
Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao
Các nhà khoa học mới đây tìm ra nguyên nhân chim đà điểu đầu mào có bộ lông sáng bóng một cách kỳ lạ.
Chim đà điểu đầu mào được xem là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Những ngón chân dài giống như dao găm của một con chim thuộc loài này đã gây ra cái chết của một người đàn ông ở Florida năm ngoái.
Nhưng điều khiến các nhà khoa học phấn khích về loài chim này là vẻ ngoài đặc biệt của nó. Với lông màu đen bóng, cổ màu xanh lam, xanh ngọc, đỏ tươi và một chiếc mào cứng trên đầu, loài chim này trông giống một "con khủng long có gu thời trang".
Một con chim đà điểu đầu mào, loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: CNN.
"Nó cao hơn một mét và khá nặng. Xương của chúng rất chắc. Loài chim này chắc chắn có thể gây thương tích cho đối phương", ông Chad Eliason, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Bảo tàng Field ở Chicago và là tác giả của một bài báo khoa học về chim đà điểu đầu mào được đăng hôm 13/5 trên tạp chí Science Advances, viết. "Có rất nhiều câu chuyện về những cú đá nguy hiểm của chúng. Chúng giúp bạn nhận ra loài chim có mối quan hệ với khủng long".
Móng vuốt trên chân loài đà điểu đầu mào có thể xé toạc thịt của kẻ săn mồi. Ảnh: CNN.
Mỗi bàn chân ba ngón của chim đà điểu đầu mào có một móng vuốt dài tới 10 cm giúp nó có thể gây tổn thương tới kẻ săn mồi chỉ bằng một cú đá, theo Sở thú San Diego. Nó cũng có thể chạy với tốc độ lên đến 50 km/h trong những khu rừng rậm rạp và nhảy cao tới 2 m.
Nghiên cứu mới về những chiếc lông được lấy từ một con chim đã chết tiết lộ thứ khiến lông của đà điểu đầu mào có màu đen bóng.
Một mẫu vật đà điểu đầu mào ở Trung tâm đa dạng sinh học Naturalis tại Hà Lan cho thấy bộ lông sáng bóng của loài chim này. Ảnh: CNN.
Không giống như ở các loài chim có lông bóng khác như chim ruồi hoặc quạ, độ bóng của lông đà điểu đầu mào được tạo thành từ trụ lông, chứ không phải lông tơ, tức các sợi nhỏ trên một cọng lông.
Vì các lông tơ trên lông của đà điểu đầu mào khá thưa thớt, trụ lông tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn ở những con chim "lông dày", khiến những con chim đà điểu đầu mào này tỏa sáng.
Cấu trúc lông của đà điểu đầu mào. Ảnh: CNN.
"Độ bóng của lông loài chim này nằm ở chỗ hoàn toàn khác (so với các loài chim khác). Thử hình dung một chiếc lông vũ như một cái cây, độ bóng của lông đà điểu đầu mào nằm ở thân cây chứ không phải cành cây", ông Eliason giải thích.
Ba loài của đà điểu đầu mào sống ở các vùng phía bắc Queensland, Australia và New Guinea. Thức ăn của chúng là trái cây.
Nghiên cứu cho thấy cơ chế tạo ra độ bóng độc đáo của lông đà điểu đầu mào tiến hóa theo thời gian.
Ông Eliason nghi ngờ rằng việc không biết bay có thể đã tạo điều kiện để loài chim này tiến hóa để có được lông vũ kỳ lạ như ngày nay.
Đây là con chim già nhất thế giới Nó được biết đến với cái tên Wisdom. Ở tuổi 67, con chim này đã bay được gần 5 triệu km và có 37 đứa con.
Lần khám phá thế giới đầu tiên của đàn báo sư tử con Sau 3 tháng được báo mẹ giấu kỹ trong hang, đàn báo sư tử con sẽ được mẹ nó dẫn ra ngoài từng bước khám phá thế giới. Vào thời kỳ sinh nở, báo sư tử mẹ sẽ chọn một nơi bí mật để dấu đàn con của nó. Sau 3 tháng, khi đàn báo con đã cứng cáp. Chúng được báo mẹ...