Macron chỉ trích truyền thông
Tổng thống Macron gọi điện cho phóng viên New York Times, chỉ trích việc đưa tin về lập trường của Pháp với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
“Khi nước Pháp bị tấn công 5 năm trước, mọi quốc gia trên thế giới đều ủng hộ chúng tôi”, Tổng thống Pháp Emanuel Macron trao đổi với Ben Smith trong mục bình luận đăng trên New York Times hôm 15/11.
“Vì vậy, khi tôi nhìn thấy vài tờ báo mà tôi tin là báo chí đại diện cho những quốc gia cùng chia sẻ quan điểm với chúng tôi, khi tôi nhận thấy họ đã hợp pháp hóa tình trạng bạo lực này, nói rằng trọng tâm vấn đề của Pháp là phân biệt chủng tộc và cấm đoán Hồi giáo, thì tôi cho là các nguyên tắc gốc đã biến mất”.
Tổng thống Pháp phát biểu trong Diễn đàn Hòa bình Paris tại Điện Elysee ở Paris hôm 12/11. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Trong bài viết về nội dung trao đổi với Macron, Smith cho hay Tổng thống Pháp cho rằng “truyền thông nước ngoài không hiểu từ ‘laicite’, nghĩa là chủ nghĩa thế tục, một trụ cột trong chính sách và xã hội Pháp”.
Sự ủng hộ trong nước Pháp đối với quan điểm cứng rắn về việc người nhập cư cần tiếp nhận các giá trị của Pháp đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau vụ chặt đầu thầy giáo Samuel Paty tháng trước. Paty đã cho học sinh xem tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed trong tiết học về tự do ngôn luận.
Bày tỏ kính trọng với Paty, Macron bảo vệ chủ nghĩa thế tục và truyền thống châm biếm của nước Pháp. “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tranh biếm họa”, ông nói.
Tổng thống Pháp nhắc lại quan điểm trong cuộc phỏng vấn với Le Grand Continent, trong đó ông bày tỏ sự tôn trọng với các nền văn hóa khác nhau, nhưng cũng kiên quyết “không thay đổi luật lệ”.
“Cuộc chiến của thế hệ chúng tôi ở châu Âu sẽ là cuộc chiến vì quyền tự do”, Macron nói và tin rằng các giá trị mà người dân Pháp bảo vệ đang bị “đảo ngược”.
Quan điểm của ông không chỉ gây ra làn sóng biểu tình giận dữ tại những quốc gia Hồi giáo, trong đó nhiều nước kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Pháp, mà còn bị phản đối bởi nhiều tờ báo tiếng Anh, thậm chí cả các đồng minh chính trị quốc tế.
Financial Times (FT) đăng bài có tiêu đề “Cuộc chiến chống ‘chủ nghĩa ly khai Hồi giáo’ của Macron chỉ khiến nước Pháp thêm chia rẽ”, sau đó gỡ bỏ với lý do mắc lỗi sai thực tế.
Bảo vệ lập trường của Pháp trong thư gửi tới FT, Tổng thống Pháp bác bỏ việc ông kỳ thị Hồi giáo, giải thích “Nước Pháp – điều mà chúng tôi đang bị tấn công – cũng coi trọng chủ nghĩa thế tục với người Hồi giáo cũng như người theo Thiên Chúa giáo, Do Thái, Phật giáo và những tôn giáo khác”.
Thêm 3 đối tượng phải hầu tòa trong vụ thày giáo dạy lịch sử bị sát hại
Kênh truyền hình BFM của Pháp dẫn các nguồn tin tư pháp ngày 6/11 cho biết thêm 3 đối tượng bị đưa ra tòa trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ thầy giáo Samuel Paty bị một phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại dã man hồi tháng trước.
Người dân đặt hoa tưởng niệm thầy giáo Samuel Paty bị đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại, tại trường trung học Conflans-Sainte-Honorine, cách thủ đô Paris của Pháp 30 km về phía tây bắc, ngày 17/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba đối tượng trên bị bắt giữ ngày 3/11. Trước đó, nhà chức trách Pháp cũng đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan vụ việc.
Theo Bộ Tư pháp của Pháp, nghi can sát hại thầy giáo Samuel Paty là Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, người Chechnya thuộc LB Nga. Đối tượng mang theo dao, súng hơi và 5 bình gas, đã bị bắn chết sau khi có hành vi quyết liệt chống trả cảnh sát.
Samuel Paty là thày giáo dạy môn lịch sử, bị một đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại ngày 16/10 sau khi ông cho cac hoc sinh xem tranh biêm hoa nhà tiên tri Mohammed cua ngươi Hôi giao.
Vụ việc này đã gây chấn động nước Pháp và khiến nhiều người liên tưởng đến làn sóng khủng bố của những đối tượng Hồi giáo cực đoan hồi năm 2015 sau khi tòa soạn báo Charlie Hebdo đăng tải các hình ảnh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi vụ sát hại thầy giáo Samuel Paty là vụ tấn công của "phần tử khủng bố Hồi giáo". Ông cũng tuyên bố ủng hộ việc tiếp tục đăng tranh biếm họa và khẳng định không bao giờ nhượng bộ các phần tử Hồi giáo cực đoan. Phát biểu của ông đã dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp tại nhiều nước.
Tổng thống Pháp chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ 'hiếu chiến', 'đế quốc' Tổng thống Pháp Macron chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lập trường "hiếu chiến" với các đồng minh NATO và "có khuynh hướng đế quốc". "Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ hiếu chiến đối với các đồng minh NATO của mình", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc phỏng vấn được al-Jazeera phát hôm 31/10, đồng thời chỉ trích hành vi...