Mách nhỏ địa điểm, đồ nghề thưởng thức nhật thực hình khuyên
Trong trường hợp không có các thiết bị chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kính thợ hàn, đĩa mềm máy tính mới, thậm chí là tự chế dụng cụ ngắm nhật thực hình khuyên từ tấm bìa cứng hay chiếc muôi có sẵn trong bếp.
Ngày 21/6 tới đây, người yêu thiên văn thế giới sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực hình khuyên siêu độc đáo, hay còn được gọi là “vòng tròn lửa”. Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất sẽ nằm trên cùng một đường thẳng, nhưng do Mặt Trăng nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip), nó không thể che kín Mặt Trời.
Theo tính toán của các chuyên gia, nhật thực hình khuyên lần này sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng, bắt đầu ở Đông Phi vào lúc 10h45 theo giờ Hà Nội. Ở Việt Nam chỉ có thể quan sát được pha nhật thực một phần.
Là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tuy nhiên nhật thực một phần lại khá nguy hiểm cho người quan sát.
Chiêm ngưỡng nhật thực cũng chính là nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, vì vậy người xem cần phải có thiết bị chuyên dụng đảm bảo quan sát một cách an toàn, tránh nhìn trực tiếp Mặt Trời dẫn đến hoa mắt, mù tạm thời hay thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
Video đang HOT
Thông thường, các CLB thiên văn học tại các thành phố lớn ở Việt Nam có tổ chức những buổi quan sát nhật thực cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể đến để được quan sát nhật thực an toàn qua các thiết bị chuyên dụng.
Ngoài ra, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để nhìn trực tiếp vào mặt trời nói chung và nhật thực nói riêng mà không hại tới mắt, người ta thường dùng một chiếc kính được thiết kế gọi là Solar Glasses (Kính nhìn Mặt Trời).
Loại kính này nhìn giống kính râm nhưng được bọc thêm một tấm lọc đặc biệt để ngặn chặn ánh sáng và các tia có hại từ Mặt Trời, gọng làm bằng bìa cứng. Khi quan sát, nên đeo kính thật sát mắt, thâm chí dùng tay giữ kính thật chặt và đội mũ để cản ánh sáng mặt trời lọt vào mắt từ phía trên.
Ngoài mua các tấm lọc, kính lọc chuyên dụng, ta còn có thể “tự chế” dụng cụ quan sát nhật thực.
Cách đơn giản và an toàn nhất là sử dụng một tấm bìa có đục lỗ để trình chiếu hình ảnh của Nhật Thực. Giữa tấm bìa đục một lỗ khoảng vài mm đến 1 cm và giơ tấm bìa này về phía mặt trời, tấm bìa còn lại hoặc tờ giấy trắng đặt ở phía đối diện.
Lúc này tấm bìa có đục lỗ sẽ chiếu chính xác hình ảnh của hiện tượng nhật thực và người quan sát chỉ cần nhìn vào tấm bìa đối diện là có thể quan sát hiện tượng này.
Bạn cũng có thể ngắm nhật thực qua kính thợ hàn loại số 14 trở lên, đĩa mềm máy tính không bị trầy xước (gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không quá tốt).
Trong trường hợp không sẵn có các dụng cụ, bạn có thể sử dụng ngay chiếc muôi có lỗ trong nhà bếp để quan sát nhật thực. Ánh sáng Mặt Trời sẽ đi qua những lỗ trên đó và hiện bóng trên các mặt phẳng như bức tường, mặt đất,…tương tự như hiệu ứng trên máy ảnh lỗ kim.
Chờ đón nhật thực đầu tiên năm 2020
Nhiều khu vực trên thế giới sắp đón nhật thực hình khuyên đầu tiên của năm 2020 sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Cuối tuần đón chờ nhật thực đầu tiên của năm 2020
Năm 2020 là năm có nhiều sự kiện thiên văn kỳ thú. Những tháng đầu năm thế giới đón nhận siêu trăng trong ba tháng liên tiếp. Chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadratids vào tháng 1, trận mưa sao băng trên mức trung bình với tần suất ở thời điểm cực đại khoảng 40 vệt sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Thiên Cầm xuất hiện hàng năm từ 16 - 25/4. Cực đỉnh diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23/4. Trong tháng 6, bầu trời sẽ xuất hiện cả hiện tượng nguyệt thực và nhật thực.
Sắp tới đây, những người yêu thiên văn trên khắp thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú nhật thực hình khuyên vào ngày 21/6.
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng. Mặt Trăng nằm xa Trái Đất, khiến nó dường như nhỏ sơn nhiều, do vậy không che kín Mặt Trời hoàn toàn và tạo ra một vành sáng đỏ có nhìn chiếc nhẫn. Khi đó bầu trời trở nên tối đen một phần vì ánh sáng bị Mặt Trăng che khuất.
Vào ngày 21/6, người dân ở các khu vực như Bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Phi, Congo, Ethiopia, phía nam Pakistan ... sẽ dễ dàng chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên. Tại Việt Nam, người xem chỉ quan sát được một phần hiện tượng.
Sự kiện bắt đầu vào lúc 10h45 theo giờ Việt Nam và đạt cực đại khoảng một giờ sau đó. Dự kiến hiện tượng sẽ kéo dài gần 4 tiếng trước khi kết thúc trên Thái Bình Dương. Nếu muốn chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên một lần nữa, những người yêu thích thiên văn sẽ phải chờ tới ngày 10/6/2021.
Từ nay đến cuối năm, bầu trời xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ thú trong đó có mưa sao băng Perseids từ ngày 9 đến 13/8, mưa sao băng Orionids vào tháng 10 có nguồn gốc từ sao chổi Halley hay trăng xanh trùng với đêm Haloween cuối tháng 10. Ngoài ra còn có nhật thực toàn phần, xảy ra vào ngày 14/12, Nguyệt thực nửa tối vào cuối tháng 11.
Sắp có nhật thực 'siêu đẹp' của thập kỷ, 11 năm sau mới gặp lại Nhật thực diễn ra vào ngày 21/6 tới đây là sự kiện thiên văn 'siêu hiếm', đáng mong chờ nhất của năm 2020. Phải đến 11 năm sau, người yêu thiên văn mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này. Nhật thực hình khuyên sẽ xảy ra vào ngày 21/6 tới. Việt Nam quan sát được pha một phần của...