Mách nhỏ cho người sắp làm mẹ
Thai kỳ sớm là cột mốc đầu tiên của sự mang thai, xảy ra trong 4 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, tương đương với giai đoạn trứng đã được thụ tinh và phát triển để hình thành lên phôi thai.
Các biến cố ở giai đoạn sớm này rất dễ xảy ra do sự phát triển mong manh của trứng thụ tinh ở giai đoạn đang di chuyển từ ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ.
Hiểu rõ được giai đoạn đầu mong manh này, các bà mẹ tương lai cần có sự sự chăm sóc cho đứa con yêu quý của mình đang dần dần lớn lên trong cơ thể của người mẹ.
Khi thai được 4 tuần tuổi sẽ phát hiện được bằng các test nhanh. (Ảnh minh họa)
Bào thai trong giai đoạn sớm
Trong khoảng hai tuần lễ đầu sau khi thụ thai, trứng lớn lên dần, thoạt đầu tiên trứng lưu lại trong vòng 48 giờ tại tai vòi, đây là nơi trứng và tinh trùng “kết duyên”.
Trong thời gian này, trứng thực hiện các hoạt động phân bào, từ 2 tế bào thành 8 tế bào có tên gọi là phôi dâu. Sau 3 – 4 ngày sau trứng thụ tinh di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Khi phôi dâu đến buồng tử cung, đã đạt đến 8 – 16 tế bào.
Trong vòng 48 giờ sau phôi dâu định vị cố định trong buồng tử cung dưới một lớp niêm mạc tử cung đã được sửa soạn để lót cho trứng làm tổ, trong thời gian này phôi dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, khi phôi dâu đạt số lượng 50 tế bào và trở thành phôi nang. Phôi nang gồm có một lớp tế bào đơn nhân bao bọc ở ngoài, rồi đến 10 tế bào tập trung xung quanh tạo nên cúc phôi, ở trung tâm là nang.
Video đang HOT
Từ tuần thứ ba trở đi phôi nang phát triển trở thành phôi thai, và hoàn toàn lệ thuộc vào cơ thể mẹ. Hoàng thể chu kỳ trở thành hoàng thể thai kỳ dưới tác dụng kích hoạt của bêta-HCG, đảm nhận duy trì cho phôi thai phát triển, cho đến khi nhau thai có thể đảm nhiệm vụ chế tiết progesterone giúp cho phôi thai phát triển.
Trong giai đoạn phôi thai, người ta phân biệt thành ba vùng, vùng đầu ở phía trước, vùng giữa, nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần đuôi. Vùng trước và vùng sau dần dần phình ra cho những phác họa của chân và tay thai nhi. Cũng ở phần đầu phôi, to một cách không cân đối đã có phác hình rõ dần của mắt, mũi, miệng và tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể như tuần hoàn, tiêu hóa bắt đầu thành lập ở giai đoạn này.
Cảm nhận của người mẹ
Ở giai đoạn đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể người mẹ có cảm giác lạ ban đầu thấy ăn uống thay đổi, có người mẹ lại thích ăn những thức ăn lạ và thèm ăn có thể ăn liên tục một loại thức ăn đó mà không thấy chán như thích ăn trái cóc xanh, thích ăn chè… Nhưng đồng thời khi ngửi một loại thức ăn khác thì nôn ói nhiều.
Ngoài các dấu hiệu trên là những triệu chứng khác cũng đến bất ngờ, đau trằn nhẹ vùng bụng dưới, đặc biệt khi vận động hay đi lại nhiều. Cảm giác hai vú căng và đau nhẹ, người mệt mỏi, đau lưng, táo bón, tăng tiết nước bọt và ra nhiều huyết trắng không hôi và không nóng rát ở âm hộ âm đạo. Dấu hiệu rõ nhất là trễ kinh, người mẹ không thấy hiện tượng ra kinh theo đúng chu kỳ.
Các dấu hiệu xác định có thai
Người mẹ đến khám với bác sĩ sản khoa vì dấu hiệu trễ kinh và ăn uống nôn ói. Có thử Quick stick hay còn gọi que thử thai bắng nước tiểu, xuất hiện hai vạch đỏ trên que thử lúc đầu vạch trên đỏ đậm, vạch dưới đỏ lợt, 4 ngày sau thử lại hai vạch đỏ ngay nhau.
Trên cơ thể người mẹ, thấy bầu vú lớn, trên quầng vú thâm lại và có những hạt gọi là hạt Montgomery. Vùng âm hộ và âm đạo sẫm màu hơn bình thường, khám bằng mỏ vịt thấy cổ tử lớn và tím lớn và mềm, khi khám bằng tay thấy tử cung lớn.
Siêu âm tử cung và hai phần phụ: ở giai đoạn trước hai tuần lễ thấy tử cung lớn, có thể thấy túi thai với kích thước đường kính dưới 12mm cấu trúc bên trong túi thai là hình ảnh ECHO trống, hay chỉ thấy nội mạc tử cung dày trên 12mm. Sau 7 ngày, siêu âm lại thấy túi thai rõ và kích thước đường kính trên 12mm, tương đương với tuổi thai từ 4 – 5 tuần, bên trong túi thai xuất hiện một vòng tròn nhỏ ta gọi là yolksac. Đây là yếu tố quyết định sự hoàn tất của một phôi dâu và chuyển thành phôi thai, cả bác sĩ và người mẹ cũng yên tâm rằng túi thai đã nằm trọn trong buồng tử cung, không sợ và lo lắng là thai nằm ngoài tử cung.
Những lưu ý
Ở giai đoạn thai kỳ sớm, người phụ nữ rất lo lắng, đặc biệt là những người có thai lần đầu tiên. Giai đoạn này cơ thể có sự thay đổi sức đề kháng có giảm sút, do người mẹ đang mang một mầm sống, biểu hiện một sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm gây ra những xáo trộn như nôn ói, lạt miệng, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi, có thể sốt…
Một số ít phụ nữ khả năng chịu đựng kém nên tự ý sử dụng thuốc uống mà không có sự tư vấn của bác sĩ nên đưa đến nguy hiểm cho thai. Trong giai đoạn này không nên sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào kể cả thuốc thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, ngoại trừ các loại thuốc giúp cho sự phát triển của thai được mạnh khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giai đoạn này nên ngưng chơi thể thao, kể cả đi bộ, hạn chế đi lại nhiều, hạn chế lên xuống cầu thang. Không nên đi du lịch, đi xa và không giao hợp. Một số loại thức ăn khi sử dụng sẽ không có lợi cho thai, như rau bồ ngót, rau cần tây, rau răm và đu đủ vì trong thành phần của những loại thức ăn này có một số chất gây nên sự co bóp của tử cung. Những thức uống như bia, rượu, cà phê, cũng không nên sử dụng. Hút thuốc lá ở người phụ nữ có thai hay trong giai đình mà luôn tiếp xúc với người đang hút thuốc lá, tỉ lệ sảy thai tăng gấp 3,6 lần so với những người không tiếp xúc khói thuốc lá.
Những điều nên thực hiện
Điều đầu tiên nên đi khám thai sau khi có dấu hiện trễ kinh 5 – 7 ngày.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sắp xếp để có thời gian nghỉ ngơi, những công việc mang tính căng thẳng, thức đêm, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc những chất độc hại.
Nên tạm ngưng hay đề nghị chuyển sang những công việc nhẹ, chia sẻ công việc cho người khác. Không nên làm việc quá sức, vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự không thành công của phôi thai ở giai đoạn hình thành và phát triển thành.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dễ tiêu, vì ở người có thai dễ bị táo bón, nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa dành cho bà mẹ mang thai.
Nên để tinh thần được thư thái, có thể nghe nhạc và sự quan tâm động viên chăm sóc của ông xã và người thân. Tất cả điều đó là nguồn thuốc bổ quý giá mang lại cho người mẹ vượt qua ở giai đoạn ban đầu khó khăn này.
Theo BS.CKII Nguyễn Hữu Thuận ( Sức khỏe đời sống)
Sợ bị dính buồng tử cung sau khi bỏ thai
Em có thai mà không biết nên em đã chích thuốc rubela và em đã quyết định giữ lại thai. Thai đến 6,5 tháng thì bị thai lưu .
Em đã đến bệnh viện để đặt thuốc và sinh em bé ra tự nhiên. Đến nay đã được 2 tháng, nhưng em chưa có kinh trở lại. Liệu em có bị dính buồng tử cung hay không? Và giờ em muốn có em bé lại có được không? Em xin chân thành cảm ơn! (Thao Truong)
Trả lời:
Xin chào Thao Truong,
Nếu chỉ qua lời kể của em thì chúng tôi không thể khẳng định được em có bị dính tử cung hay không vì để biết điều này em cần phải được siêu âm hoặc chụp X-quang. Sau 3-6 tháng sau khi tiêm vaccine Rubella, em có thể có thai lại.
Vì hiện tại em chưa có kinh nên chắc chắn là em đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi làm thủ thuật lấy thai lưu ra và nguy cơ dính buồng tử cung gây bế kinh là có thể xẩy ra. Em nên đi đến bác sỹ sản phụ khoa để bác sỹ khám, cho em siêu âm buồng tử cung và kê đơn chữa trị sớm để mau chóng có thai trở lại.
Tư vấn bởi:
Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng đài tư vấn 24/7: 19006802 và 1900599918
Theo PLXH
Nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh do tăng huyết áp đầu thai kỳ Một nghiên cứu mới đây cho thấy tăng huyết áp ngay đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh, các tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Kaiser Foundation ở California (Mỹ) đã báo cáo kết quả này trên tạp chí British Medical Journal. Nhóm nghiên cứu bổ sung rằng nguy cơ không đổi cho dù có dùng...