Mạch ngầm tôn giáo trong ngày Tết của người Do Thái
Sau khi chậm rãi thả những đồng tiền xu vào một chiếc hộp, ông Fettmann cầm lên một hộp diêm, quẹt lửa và lần lượt châm vào những ngọn nến được đặt ngay ngắn trên một chiếc tủ kệ.
Ánh nến bập bùng hòa quyện với tiến kèn Shofar trầm khàn như đang tái hiện một bức tranh nghi lễ đã có từ 4.000 năm trước.
Năm mới “ngọt ngào”
Thủ tục châm nến trong ngày đầu lễ Rosh Hashanah.
Cùng hàng triệu người Do Thái khắp nơi trên thế giới, ông Fettmann đang cùng gia đình đón chào Năm mới theo lịch Hebrew, với lễ Rosh Hashanah đánh dấu sự khởi đầu của khoảng thời gian kéo dài trong 10 ngày, và kết thúc bằng lễ Yom Kippur. Rosh HaShanah theo truyền thống là để kỷ niệm ngày Adam và Eva được Chúa tạo ra theo truyền thuyết trong Kinh thánh. Hàng ngàn năm thăng trầm lưu lạc, người Do Thái vẫn giữ gìn và thực hành gần như nguyên vẹn các phong tục và nghi lễ tôn giáo của cha ông.
Là một Rabbi, ông Fettmann mở một trung tâm giảng dạy về kinh thánh và kinh Talmud, gồm tất cả mọi khía cạnh của Do Thái giáo, không chỉ cho người theo đạo Do Thái mà cả các tôn giáo khác. Rabbi thường cũng là lãnh đạo tinh thần của một giáo phận hoặc cộng đồng Do Thái. Hằng năm, lúc Mặt Trời bắt đầu lặn trong ngày đầu tiên của Năm Mới, ông Fettmann lại cùng gia đình ra một giáo đường gần nhà để cầu nguyện. Truyền thống này gần như bắt buộc với các tín đồ Do Thái, trước khi các thành viên trong gia đình cùng trở về nhà quây quần trong bữa cơm năm mới.
Bữa cơm gia đình đầu năm đặc trưng của người Do Thái.
Bữa cơm gia đình đầu năm mang một nét truyền thống đặc trưng thú vị của người Do Thái. Đây là dịp chỉ có các thành viên trong gia đình sum vầy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ có thể mời một người già cô đơn đến dùng chung bữa tối, thể hiện sự san sẻ và đùm bọc cộng đồng. Các món chính thường bao gồm đầu cá, bánh mì vòng challah, táo ngâm mật ong, quả lựu, rượu vang, củ cải đỏ, đậu đũa… Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa nhất định, hầu hết đều được thêm mật ong làm gia vị để thêm phần ngọt ngào. Táo ngâm mật ong sẽ mở ra một năm mới ngọt ngào. Đầu cá thể hiện cho từ Rosh (cái đầu) trong cụm Rosh Hashanah, đồng thời là biểu hiện cụ thể cho câu cầu nguyện “hãy làm đầu, đừng làm đuôi”. Bánh mì hình bím tóc tượng trưng cho năm mới quay vòng. Quả lựu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và no đủ.
Trước mỗi món, cả gia đình lại cầu nguyện và chúc tụng bằng những câu được trích ra ghi trong sách Sự sống của Kinh Talmud. Tất cả đều cầu mong cho sự thịnh vượng, may mắn và no đủ. Sau đó từng món sẽ được chia cho mỗi thành viên trong gia đình. Sau bữa cơm là chúc phúc và viết thiệp mừng. Mọi người sẽ chúc nhau câu “Shana Tova umetukah”, trong tiếng Do Thái cụm từ này có nghĩa là “Năm mới tốt lành và ngọt ngào”. Ông Fettmann giải thích: “Năm mới có thể tốt lành cả năm, nhưng Shana Tova Umetukah nghĩa là tốt lành và ngọt ngào. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mật ong. Đó là lý do chúng tôi chấm táo vào mật ong”.
Mạch ngầm của lịch sử
Ông Fettmann và con trai trò chuyện cùng một Rabbi tại giáo đường trước giờ hành lễ.
Căn hộ của vợ chồng ông Fettmann nằm trong một tòa chung cư mới xây ở Jerusalem, Israel. Cũng giống như bao căn hộ của người Do Thái khác, nội thất và thiết bị trong nhà dù hiện đại đến đâu cũng không thể làm lu mờ nét truyền thống, thậm chí cũ kỹ của “góc Do Thái”: Tủ gỗ, bàn làm việc chạm khắc cầu kỳ. Giá sách chất đầy kinh thánh và sách tôn giáo với chữ bìa mạ vàng. Những chân nến bằng bạc tinh tế và sang trọng. Tấm ảnh đen trắng phảng phất nỗi đau của nạn Diệt chủng thời Thế chiến Thứ II. Chiếc kèn Shofar với chất sừng ánh lên sự trường tồn của dân tộc. Chuyển về Israel sau nhiều năm sinh sống tại Singapore, các vật dụng này được ông Fettmann mang theo và giữ gìn cẩn thận.
Mỗi vật dụng, từ chiếc “Hộp từ thiện”, hộp diêm, giá nến, kèn Shofa… đều mang một vẻ ngoài cầu kỳ và linh thiêng tôn giáo. Mỗi nghi thức kèm theo đều thể hiện một thông điệp và ý nghĩa sâu xa mà người Do Thái muốn gửi gắm và tự răn trong ngày đầu năm. Bỏ tiền vào “Hộp từ thiện” là một truyền thống tốt đẹp, có nguồn gốc từ Kinh Torah với điều răn “hãy mở rộng vòng tay với người nghèo, cho hoặc cho vay bất cứ những gì họ cần để có thể thoát nghèo”. Kèn Shofar được làm từ sừng của con cừu đực, tiếng kèn đánh thức bản thân “Hãy sám hối, hãy ngừng làm điều xấu và tăng cường làm việc tốt”. Châm nến để tưởng nhớ tới các bậc tổ tiên sinh thành. Viết thiệp chúc mừng năm mới cho cả gia đình một năm mới nhiều may mắn.
Người Do Thái cầu nguyện tại “Bức tường than khóc” ở thành cổ Jerusalem.
Do lịch của người Do Thái khác với lịch của các nước khác, nên đầu năm thường rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 của Công lịch. Năm nay, năm mới bắt đầu từ ngày 7/9, là ngày đầu tiên của tháng Tishri – tháng thứ bảy theo lịch Do Thái. Tuy nhiên, với người Do Thái “ngày” được tính từ lúc Mặt Trời lặn vào hôm trước đến lúc Mặt Trời lặn vào hôm sau, nên Tết năm nay thực sự kết thúc khi màn đêm buông xuống trong ngày 16/9, cũng là lúc hết lễ Yom Kippur.
Nếu Rosh HaShanah theo nghĩa đen là “Đầu của năm”, thì Yom Kippur có nghĩa là “chuộc tội”. Đây là ngày lễ linh thiêng nhất của người Do Thái. Mọi người nhịn ăn để tập trung cao độ cho việc cầu nguyện diễn ra gần như cả ngày trong nhà thờ. Họ suy nghĩ về hành động đã qua, về những sai lầm nếu có, thành tâm sám hối, sửa chữa và cầu xin sự tha thứ. Trong ngày Yom Kippur, dường như mọi hoạt động xã hội đều tạm dừng. Các cửa hàng kinh doanh, phát thanh truyền hình tới giao thông công cộng đều không hoạt động.
Tinh thần chính của Yom Kippur là sám hối, được cộng đồng Do Thái khoảng 15 triệu người khắp nơi trên thế giới duy trì và thực hành trong suốt chiều dài lịch sử đầy thăng trầm. Ông Fettmann cho biết: Người Do Thái coi ngày lễ Yom Kippur là một phiên tòa tối cao, nơi mọi người đối mặt với quan tòa là Chúa trời. Cả một tháng trước “Ngày phán xét”, họ dậy từ rất sớm, cầu nguyện, suy nghĩ về những lỗi lầm đã phạm trong suốt năm qua, kể cả những lỗi lầm không tự ý thức. Sau đó, họ tự răn sẽ không lặp lại lỗi lầm và cuối cùng là cầu xin sự tha thứ.
Cộng đồng Do Thái tại Israel chiếm khoảng 75% trên tổng dân số 9,5 triệu và đang tiếp tục tăng lên khi mỗi năm lại có thêm hàng chục ngàn người Do Thái hồi hương (Aliyah). Trải qua hàng nghìn năm lưu lạc và bị xua đuổi, người Do Thái từ một dân tộc tưởng chừng có lúc đã diệt vong nay đang hồi sinh với những thành tựu kinh tế, khoa học khiến cả thế giới kinh ngạc. Trong thành tựu đó có sự đóng góp thầm lặng của những người như gia đình ông Fettmann, những người đang góp phần duy trì mạch ngầm tôn giáo trong dòng chảy của dân tộc Do Thái.
Những thuyết âm mưu quanh vụ 11/9
Một số người tin vào thuyết âm mưu vô căn cứ rằng "nhà nước ngầm" tại Mỹ đã thực hiện vụ khủng bố 11/9, hay Lầu Năm Góc bị trúng tên lửa.
Chỉ vài giờ sau những vụ tấn công khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9/2001, những thuyết âm mưu đầu tiên đã xuất hiện trên Internet, kể từ đó ngày càng được lan truyền rộng rãi và thêm thắt do sự phát triển của mạng xã hội.
Những báo cáo từ Ủy ban 11/9, các cơ quan chính phủ Mỹ và nhiều nhóm chuyên gia đã bác bỏ sự tồn tại của bất kỳ âm mưu bí mật nào liên quan đến vụ khủng bố. Tuy nhiên, các nhóm vận động tại Mỹ và những nơi khác, nằm trong phong trào Sự thật 11/9, vẫn cho rằng có nhiều thứ đang bị che giấu.
Theo những phong trào thuyết âm mưu ngày càng lớn mạnh trên mạng, như QAnon, "nhà nước ngầm" tại Mỹ chịu trách nhiệm về vụ khủng bố . Các video trên mạng được cắt từ loạt phim tài liệu có tên "Loose Change", tổng kết những thuyết âm mưu về vụ 11/9, càng làm củng cố thêm nhiều thông tin sai lệch.
Người dân tại thành phố New York, Mỹ, chứng kiến khói bốc lên từ Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001. Ảnh: AP .
Một số người nói rằng chính phủ Mỹ đã dàn dựng các cuộc tấn công, hoặc biết trước âm mưu khủng bố nhưng vẫn cho phép nó diễn ra. Chuyện ngày càng đi xa hơn khi các phong trào trên mạng gần đây mang niềm tin rằng giới tinh hoa toàn cầu có kế hoạch hạn chế quyền tự do dân sự sau các vụ tấn công, tạo điều kiện thành lập một chính phủ chuyên quyền của thế giới.
Theo một tuyên bố được chia sẻ rộng rãi trên mạng, "nhiên liệu máy bay không thể làm tan chảy các dầm thép", nhằm chứng minh tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở thành phố New York đã bị phá hủy bằng chất nổ.
Tuy nhiên, một báo cáo chính thức giải thích rằng các máy bay đã gây hư hại đáng kể trụ đỡ của hai tòa tháp, làm hỏng lớp chống cháy. Thêm vào đó, ngọn lửa lên tới 1.000 độ C tại một số khu vực làm các dầm thép bị cong vênh, cuối cùng khiến hai tòa tháp sụp đổ.
Sự sụp đổ của tòa nhà WTC số 7 nằm ngay gần tòa tháp đôi cũng thu hút nhiều thuyết âm mưu, bao gồm một số lời đồn trở nên thịnh hành trên các mạng xã hội lớn vào dịp tưởng niệm vụ 11/9 năm ngoái.
Tòa nhà này là nơi đặt các văn phòng của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Bộ Quốc phòng Mỹ và Văn phòng Quản lý Khẩn cấp, sụp đổ vài giờ sau tòa tháp đôi, dù không bị máy bay đâm trúng hoặc bị nhắm trực tiếp.
Tuy nhiên, cuộc điều tra kéo dài ba năm của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ kết luận hồi năm 2008 rằng tòa nhà này sập vì những đám cháy dữ dội và không thể kiểm soát kéo dài gần 7 giờ, bắt đầu từ những mảnh vỡ văng ra từ Tháp Bắc gần đó khi nó sụp xuống.
WTC số 7 là tòa nhà chọc trời đầu tiên sụp đổ vì hỏa hoạn. Tuy nhiên, đến năm 2017, tòa nhà Plasco tại thủ đô Tehran của Iran cũng bị sập vì lý do tương tự.
Thông tin WTC số 7 bị sập được chạy trên một bản tin trực tiếp của phóng viên hãng BBC Jane Stanley, trong lúc tòa nhà vẫn hiện diện sau lưng cô, được lấy làm dẫn chứng trong những thuyết âm mưu rằng các cơ quan truyền thông lớn là một phần của âm mưu nội bộ bí mật.
Jane Stanley đưa tin tòa nhà WTC số 7 bị sập, trong khi tòa nhà vẫn đứng vững sau lưng cô. Ảnh: BBC .
Tuy nhiên, hãng thông tấn Reuters đã đưa tin nhầm về vụ sập trước khi thông tin được đăng trên BBC và cũng được CNN dẫn lại. Reuters sau đó đính chính, nhưng các video từ bản tin vẫn tiếp tục được lan truyền trong những ngày trước lễ kỷ niệm 11/9 hàng năm.
Một số thuyết âm mưu còn cho rằng Lầu Năm Góc, vốn bị chuyến bay số hiệu 77 của American Airlines đâm vào mặt phía tây, thực ra đã trúng tên lửa và đây là một phần âm mưu của chính phủ. Theo những người tin vào thuyết này, lỗ hổng để lại trên tòa nhà quá nhỏ, không thể do một máy bay chở khách đâm trúng.
Tuy nhiên, một thành viên Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ từng giải thích trên tạp chí Popular Mechanics rằng kích thước và hình dạng lỗ hổng là kết quả từ việc một cánh của chiếc Boeing 757 va xuống mặt đất, cánh còn lại bị đứt khi va chạm với tòa nhà.
Trong khi đó, chuyến bay thứ tư bị khống chế, mang số hiệu 93 của hãng United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania, sau khi các hành khách cố gắng giành lại quyền kiểm soát máy bay từ những tên không tặc.
Theo các thuyết âm mưu, chuyến bay này đã bị bắn rơi bởi một phi cơ màu trắng đang di chuyển vào một sân bay gần đó. Trong cuốn tự truyện của Dick Cheney, phó tổng thống Mỹ khi đó, ông tiết lộ từng ra lệnh bắn hạ bất cứ máy bay thương mại nào được cho là đã bị không tặc. Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban 11/9 cho hay mệnh lệnh này đã không được chuyển tới các phi công.
Một thuyết âm mưu khác đưa ra thông tin sai lệch rằng không có người Do Thái nào thiệt mạng trong các vụ tấn công, bởi 4.000 nhân viên người Do Thái tại WTC đã nhận được thông báo từ trước để không đi làm vào ngày xảy ra thảm họa.
Theo những người tin vào thuyết này, chính phủ Israel đã tiến hành vụ khủng bố nhằm khiêu khích Mỹ tấn công những kẻ thù của họ trong khu vực, hoặc đây là kế hoạch của tầng lớp tinh hoa Do Thái đầy quyền lực ngầm kiểm soát các sự kiện trên thế giới.
Ngày nước Mỹ bị tấn công 20 năm trước. Video: USA Today.
Trên thực tế, trong số 2.071 nạn nhân vụ khủng bố 11/9 làm việc tại WTC, 119 người đã được xác nhận là người Do Thái và ít nhất 72 người khác cũng được cho là gốc Do Thái. Theo một số ước tính, có tới 400 người Do Thái có thể đã thiệt mạng vào ngày 11/9.
Các thuyết âm mưu tương tự còn xoay quanh những quốc gia khác, bao gồm Iraq và Iran, nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào về sự liên quan trực tiếp của những nước này.
Quân đội Israel phong tỏa Bờ Tây và Dải Gaza trong các kỳ nghỉ lễ của người Do Thái Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/9, quân đội Israel thông báo sẽ phong tỏa hoàn toàn khu Bờ Tây và Dải Gaza trong các kỳ nghỉ lễ của người Do Thái vào tháng 9/2021. Binh sĩ và xe quân sự của Israel được triển khai tại khu vực biên giới với Dải Gaza. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo thông báo...