Mách mẹo cất tỏi, gừng, khoai tây để cả tháng không bị nảy mầm dù trời ẩm
Sử dụng muối, baking soda hay buộc thật chặt túi đựng tỏi, gừng, khoai tây liệu có tránh được trường hợp chúng bị mọc mầm trong thời tiết ẩm không?
Hành tỏi, hay gừng, khoai tây là những gia vị, nguyên liệu nấu ăn phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình. Thời tiết nồm ẩm, nhà đổ mồ hôi, đặc biệt những góc nhà tối, ẩm ướt là môi trường tạo điều kiện thích hợp nhất khiến cho chúng nảy mầm và không thể sử dụng được nữa.
Hãy “bỏ túi” ngay những “bí kíp” vô cùng đơn giản ai cũng có thể làm được để bảo quản tỏi, gừng, khoai tây không bị mốc hay lên mầm vào những ngày thời tiết nồm ẩm.
Để tránh gừng bị nảy mầm thì sử dụng muối ăn là phương pháp đơn giản mà nguyên liệu lại sẵn có.
Cho gừng vào túi nilong rồi rắc một ít muối lên.
Sau đó buộc chặt túi nilong gừng lại…
Rồi ấn cho túi xì hết hơi bên trong ra ngoài.
Video đang HOT
Đối với tỏi, bạn không dùng muối mà nên dùng baking soda (muối nở) thay thế.
Sau khi cho tỏi vào túi nilong, bạn đổ một ít baking soad vào mẩu giấy nhỏ…
rồi sau đó cố định lại bằng dây cao su cùng với 2 miếng gừng.
Đặt vào túi tỏi của nhà bạn, sẽ chẳng còn hiện tượng tỏi nảy mầm nữa.
Đừng quên buộc thật chặt túi tỏi lại, tránh để không khí bên ngoài vào nhé.
Khoai tây không nảy mầm nhờ trái táo
Bạn có biết, chỉ một trái táo cũng giúp cho rổ khoai tây nhà bạn tránh được tình trạng nảy mầm không?
Nếu khoai tây để lâu ngày chưa sử dụng hết, tuyệt đối đừng để tro tủ lạnh mà hãy đặt một trái táo vào cùng khoai tây.
Sau đó buộc kín, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra đấy.
Theo Khám Phá
Baking soda "thần thánh" thế, nhưng nếu dùng để vệ sinh những thứ này thì chỉ có sớm vứt đi
Tưởng chừng là một chất tẩy rửa tự nhiên khá hữu ích và an toàn, nhưng nếu sử dụng baking soda vệ sinh những đồ vật này thì bạn đành phải ngậm ngùi vứt chúng đi sớm thôi.
Baking soda (hay muối nở) là một loại nguyên liệu với công dụng tẩy rửa đáng kinh ngạc, giá thành phải chăng, mà lại không độc hại, giúp cho ngôi nhà của bạn sạch một cách tự nhiên, an toàn.
Từ làm sạch đồ làm bếp, vật dụng hàng ngày, cho đến vệ sinh các ngóc ngách trong nhà cửa, thậm chí sử dụng trong ẩm thực, hay làm đẹp,... baking soda được biết đến là "người bạn của trăm nhà".
Baking soda (muối nở) được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong tẩy rửa, ẩm thực hay làm đẹp,... tuy nhiên không phải vật dụng nào cũng có thể vệ sinh bằng baking soda.
Tuy nhiên, không phải vì an toàn mà chị em có thể sử dụng baking soda để vệ sinh bất cứ đồ vật nào trong nhà. Đặc tính mài mòn của baking soda là ưu điểm vì có khả năng tẩy rửa cao nhưng đồng thời lại cũng là mặt trái của nguyên liệu này, khiến các bề mặt đồ vật kim loại dễ hư hỏng, đổi hay mất màu.
Sau đây là những đồ vật và chất liệu chị nên tránh sử dụng baking soda để vệ sinh mà chị em cần lưu ý.
Vật dụng, trang sức bằng vàng, mạ vàng, bạc xưa
Các món đồ bằng vàng, mạ vàng như nhẫn, vòng cổ, lắc tay... khi vệ sinh các vết bẩn, bạn không nên dùng dung dịch tẩy rửa có baking soda hay dùng trực tiếp baking soda. Vàng là kim loại mềm, dưới tác dụng của baking soda, lớp vàng trên bề mặt đồ dùng sẽ dễ bị trầy, mài mòn. Món trang sức của bạn có giá trị đến mấy mà dùng baking soda làm sạch thì cũng đành ngậm ngùi bỏ đi vì hỏng mà thôi.
Trang sức hay đồ dùng bằng vàng, bạc, đặc biệt là mạ vàng hoặc bạc xưa cũ thì không nên sử dụng baking soda để làm sạch.
Tương tự, bạn cũng không nên dùng baking soda để vệ sinh đồ dùng bằng bạc, làm giảm tính thẩm mỹ và độ bền của chúng.
Đặc biệt, tránh tuyệt đối tiếp xúc baking soda với trang sức hay đồ dùng bằng bạc xưa, bởi chúng đã bị mài mòn quá nhiều và baking soda sẽ làm hỏng chúng sau khi chùi rửa.
Trang sức ngọc, ngọc trai hay đá quý
Trang sức như ngọc trai, đá quý mà tiếp xúc với baking soda thì quý giá đến mấy cũng sẽ nhanh bị hư, hỏng.
Không nên sử dụng baking soda để làm sạch các món trang sức có gắn thêm ngọc, ngọc trai, những món đồ quý giá nên đến tiệm trang sức để làm sạch an toàn và hiệu quả hơn. Nếu trang sức từ bạc có đính đá quý, bạn nên mang ra ngoài để thợ làm sạch, tuyệt đối không tự ý dùng baking soda.
Đồ dùng bằng nhôm
Nếu có dùng baking soda để tẩy rửa vết bẩn trên đồ dùng nhôm, cần dùng với1 lượng nhỏ và rửa lại bằng nước thật nhanh chóng.
Ngoài vàng, bạc thì một kim loại nữa nên tránh tiếp xúc với baking soda đó là nhôm. Baking soda có chứa chất gây oxi hóa bề mặt nhôm của đồ dùng, làm mất màu món đồ. Trong trường hợp sử dụng baking soda để vệ sinh đồ dùng nhôm, bạn nên sử dụng baking soda với 1 lượng nhỏ và cần rửa lại bằng nước thật nhanh chóng.
Bề mặt đá hoa cương, đá cẩm thạch
Bề mặt bàn bếp, bồn rửa,...bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch,...sẽ nhanh bị hỏng nếu lau rửa bằng baking soda.
Baking soda có tác dụng mài mòn, sẽ làm mòn từ từ bề mặt của đá hoa cương, ban đầu chỉ là vài vết trầy xước nhưng từ từ sẽ thấm sâu và ăn mòn từ ngoài vào trong, gây nứt, vỡ, giảm tính thẩm mỹ của đá hoa cương, cẩm thạch.
Vì vậy, các nhà sản xuất đá khuyên chúng ta không nên dùng baking soda để chùi những vật dụng có mặt đá cẩm thạch.
Theo Khám Phá
Mẹo bóc tem giá trên đồ dùng gia đình trong nháy mắt mà ít người biết Làm sao để loại bỏ những miếng nhãn dán khó ưa dính chặt trên đồ vật? Đừng lo, mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn này chỉ trong nháy mắt. 1. Dùng cồn Những miếng tem dán ghi giá dính trên cốc chén hoặc những vật dụng mới mua thường gây mất thẩm mỹ. Để gỡ nhãn dán nhanh...