Mách mẹ cách “xử” triệt để vết ố và mùi khai do nước tiểu của trẻ trên chăn đệm
Đối với những gia đình có con nhỏ, những vết ố vàng hay mùi hôi, khai do nước tiểu của trẻ để lại do tè dầm là “nỗi ám ảnh” với không ít chị em phụ nữ.
Cách thứ nhất: Dùng thuốc muối (baking soda)
Chuẩn bị:
Giấm
Bình xịt
Baking soda/bicarbonate (thuốc muối)
Thực hiện:
Bước 1: Dùng khăn khô thấm bớt nước tiểu của bé trên vùng nệm bị ướt.
Bước 2: Vừa đổ vừa trải đều phần baking soda lên toàn bề mặt vùng bị ướt để thấm hút.
Bước 3: Sau khi thấy baking soda thấm nước ướt, bạn dùng máy hút bụi hút sạch toàn bộ.
Bước 4: Cho giấm vào bình xịt và xịt lên vùng nệm vừa làm sạch. Để khô tự nhiên, mùi khai sẽ biến mất mà không để lại vết ố vàng.
Lưu ý: Khi đổ baking soda để thấm hút khô, bạn nên lặp lại nhiều lần đến khi không còn nước để thấm hút.
Cách thứ hai: Làm tan chỗ nước tiểu bẩn bằng nước và cồn
Chuẩn bị:
1 ca nước
Video đang HOT
1 khăn khô mềm
1 chai cồn nhỏ
1 ít phấn rôm
1 ít dầu thơm
Thực hiện:
- Trường hợp trẻ vừa tè: Bạn lấy ca nước đổ trực tiếp lên chỗ bị ướt và dồn hết sức giậm thật mạnh xuống như một cách vắt khô. Sau đó dùng khăn thấm khô bớt đi phần nào. Khi mặt đệm đã hơi ráo, bạn xịt ít cồn lên mặt và để nệm tự khô. Nếu không thích dùng cồn, bạn cũng có thể dùng phấn rôm để thay thế.
- Trường hợp trẻ tè đã lâu: Bạn thực hiện việc đổ nước và giậm mạnh nhiều lần để làm loãng đi phần nước tiểu đã khô. Sau đó xịt dầu thơm lên chỗ đã làm sạch và hong quạt khô.
Cách thứ ba: Dùng nước rửa chén
Chuẩn bị:
Baking soda
Giấm
Khăn giấy
Máy hút bụi
Nước
Nước rửa chén.
Thực hiện:
Bước 1: Dùng khăn giấy thấm khô phần nước tiểu.
Bước 2: Trộn giấm và nước ấm theo tỷ lệ 1/2 chén giấm : 1 lít nước ấm. Dùng dung dịch này đổ trực tiếp lên phần mặt nệm bị ướt và để khoảng vài tiếng.
Bước 3: Sau thời gian chờ thấm dung dịch trên, bạn lấy khăn giấy thấm khô lại.
Bước 4: Trộn đều ít nước và baking soda rắc đều lên toàn bộ vùng bị ướt. Sau khi thấy bột khô, dùng máy hút bụi hút sạch toàn bộ số bột.
Bước 5: Trộn đều 1 chén nước rửa chén và 1/2 giấm tiếp tục đổ trực tiếp lên vùng nệm bẩn và để như vậy trong khoảng nửa tiếng thì rắc thêm baking soda lên toàn bộ mặt nệm.
Bước 6: Sau khi bột khô, dùng máy hút bụi hút sạch thêm một lần và hong khô bằng quạt.
Những lưu ý khi xử lý nước tiểu trên nệm:
- Với những vết nước tiểu lâu ngày, các công đoạn làm sạch nên được lặp lại nhiều lần. Bước sau cùng nên dùng thêm một loại nước thơm hoặc phấn rôm, giấm, cồn để khử mùi.
- Khi muốn hong khô nhanh, bạn chỉ nên dùng quạt thay vì đem phơi nắng để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm nệm. Tuyệt đối tránh dùng bàn là để rút ngắn thời gian hong khô để tránh hỏng nệm.
- Càng xử lý sớm chỗ nước tiểu của bé trên nệm càng giúp bạn đỡ tốn công và tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn nấp. Ngay khi bé tè, tốt nhất nên dùng khăn thấm bớt nước và giậm chân mạnh để đẩy bớt nước tiểu vào khăn.
- Không dùng bàn là để thấm khô vết nước trên đệm vì có thể sẽ làm hỏng đệm hoặc bị cháy mà mùi hôi lại không được xử lý hết, vẫn bám trên đệm rất khó chịu.
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
6 mẹo hay giúp chị em tự tin đi giày cao gót mà không bị đau chân
Đây đều là những mẹo vặt nhỏ mà ai cũng cần biết để đi giày cao gót không lo đau chân, có thể di chuyển nhiều nơi một cách thoải mái nhất.
Giày cao gót là 1 trợ thủ đắc lực với phái đẹp, đặc biệt là với những cô nàng nấm lùn. Thế nhưng đôi giày giúp tôn dáng, khiến bạn quyến rũ này lại có thể khiến đôi chân khóc thét vì đau đớn, đặc biệt là lúc cuối ngày.
Nới rộng giày chật - đặt giày vào ngăn đá tủ lạnh 30 phút
Nếu giày bạn đi không thực sự ôm chân, cách đơn giản là đặt giày vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 30 phút. Khi đôi giày đã ngấm lạnh, bạn mang ra đi - nó sẽ vừa với hình dạng bàn chân ấm áp của bạn.
Bạn cũng có thể thử đặt một túi nước bên trong giày và đặt chúng vào tủ đá. Phần nước đóng băng sẽ làm căng giãn đôi giày của bạn ra một chút.
Tránh chân trượt xuống - dán băng dính 2 mặt vào đáy giày
Trong trường hợp bạn đi giày cao mà hay bị trượt xuống dưới, gây ra đau nhức ngón chân, thì hãy tìm đến sự giúp đỡ của băng dính 2 mặt.
Bạn có thể dán băng dính ở đáy giày và bàn chân, lúc này chân sẽ được cố định, không bị trượt xuống dưới, gây đau cho ngón chân nữa. Hoặc nếu tiện hơn, bạn có thể dùng miếng lót giày đặc biệt. Miếng lót này thường được làm bằng silicon hoặc vải, nó sẽ ngăn bàn chân bạn đổ về phía trước, giúp giảm đau và phồng rộp.
Chống ma sát - bôi kem dưỡng ẩm lên chân
Trước khi đi giày, bạn cũng có thể bôi chút kem dưỡng ẩm lên chân. Kem vừa giúp da bạn mềm mại, mịn màng lại còn tránh bị cọ xát, đau - đặc biệt là những đôi giày mới, còn kích chân.
Buộc ngón chân để giàm đau nhức
Trước khi xỏ chân vào những đôi giày bịt mũi, hãy dùng miếng băng keo cá nhân hoặc băng gạc buộc ngón chân giữa và áp út lại với nhau. Điều này sẽ giúp giảm thiểu cơn đau ở ngón chân khi bạn đang đi giày cao gót.
Dùng băng cá nhân - không lo phồng rộp
Giày dép mới còn khá cứng nên khiến phần gót chân bạn bị cọ sát nhiều, dễ phồng rộp. Giải pháp được đưa ra là luôn mang theo vài miếng băng dán cá nhân trong túi để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh phồng rộp, chai chân.
Phấn rôm vừa không chân hôi lại giảm ma sát
Để giảm lực ma sát giữa bề mặt mu bàn chân với giày, bạn hãy rắc một chút phấn rôm lên chân trước khi xỏ giày.
Bột talc cũng có tác dụng giúp chân bạn khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều nếu như bạn không mang tất khi đi giày.
Theo giadinhvietnam.com
Máy lọc không khí tiện lợi khi thời tiết giao mùa Sản phẩm có khả năng thanh lọc bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc có hại, đem lại không khí trong lành cho gia đình. Những cơn mưa trái mùa vừa qua ở TP HCM khiến nhiều vật dụng trong nhà trở nên ẩm ướt, là điều kiện để muỗi, côn trùng sinh sôi. Shop VnExpress giới thiệu một số sản phẩm máy lọc...