Mách chị em bí quyết sử dụng thẻ ATM an toàn
Trong những tháng gần đây, nhiều rắc rối phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ ATM khiến người sử dụng lo lắng. Những biện pháp phòng ngừa sau đây sẽ giúp chị em tránh được tình trạng gian lận, trộm cắp hay hạn chế việc gặp nguy hiểm khi sử dụng thẻ.
Rút tiền ở những cây ATM an toàn
Để hạn chế nguy hiểm, bạn chỉ nên rút tiền từ thẻ ATM vào ban ngày. Nếu buộc phải rút tiền buổi tối, bạn nên chọn cây ATM bên trong một doanh nghiệp hay trung tâm mua sắm. Ánh sáng đủ sẽ làm kẻ gian sợ và các máy quay an ninh có thể ghi lại rõ khuôn mặt của kẻ cướp.
Tốt nhất, bạn nên đi cùng bạn bè hay người thân để có người quan sát xung quanh trong khi đang rút tiền. Trong trường hợp, bạn bị một tên cướp áp sát, hãy đưa cho chúng, thoát khỏi đó càng nhau càng tốt và báo cảnh sát ngay lập tức.
Đề cao cảnh giác
Luôn đề cao cảnh giác với những người xung quanh, đặc biệt những người nhận giúp đỡ bạn khi thực hiện giao dịch ATM trục trặc. Cẩn thận với những người ngồi chăm chú theo dõi bạn từ xa. Khi rời khỏi máy ATM, bạn cũng nên quang sát xung quanh để xem có đối tượng nào đang theo dõi hay không? Nếu cảm thấy nghi ngờ và bị theo sát, bạn nên dùng điện thoại để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Video đang HOT
Ngăn chặn gian lận
Gian lận ATM là một trong những loại tội phạm khá phổ biến hiện nay. Vì vậy, bạn cần đề cao cảnh giác với kiểu trộm tiền tinh vi này. Bạn phải giữ thẻ cận thận và không được cung cấp mã pin cho bất cứ người nào. Khi sử dụng ATM, không được để người lạ đứng quá gần hoặc có thể nhìn qua vai. Dùng bàn tay để chen bàn phím khi nhập mã pin. Bạn cũng cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc, không viết mã pin ra bất cứ thứ gì.
Trước khi sử dụng một cây ATM nào đó, bạn cần phải quan sát chúng thật kỹ để kiểm tra xem, cây ATM có hay không những thiết bị lạ hay điều gì đó bất thường. Kiểm tra các góc khuất, nghi ngờ có thể bị kẻ gian đặt camera quay trộm để lấy cắp số pin của bạn.
Thay đổi pin ngay nếu nghi ngờ bị lộ. Khi tạo số pin, tránh chọn những số gắn liền với thông tin cá nhân như sinh nhật, số điện thoại…
Các biện pháp đề phòng khác
Không nên đeo trang sức đắt tiền hoặc mang những món đồ có giá trị khi rút tiền tại cây ATM.
Khi có kế hoạch rút tiền tại cây ATM, bạn cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết để chỉ vào rút tiền rồi đi ra. Điều này sẽ giảm thời gian bạn loay hoay ở máy ATM.
Khi rút tiền tại cây ATM, bạn không được đếm tiền ngay tại đó mà chỉ nên đếm khi đã ở những nơi an toàn như trong ôtô đã khóa cửa, văn phòng làm việc hay ở nhà.
Lưu biên lai rút tiền và so sánh chúng với báo cáo của ngân hàng xem có trùng khớp hay không. Nếu có vấn đề, bạn phải báo ngay với ngân hàng.
Khi bị mất thẻ, bạn cần gọi ngay đến số điện thoại của ngân hàng (nơi phát hành thẻ), cung cấp các thông tin cần thiết để khóa thẻ hoặc yêu cầu có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo DepPlus.vn/MASK
Máy ATM chống trộm bằng acid
Loại dung dịch được Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ phát minh sẽ không gây ra những vết thương kinh hoàng cho kẻ gian như acid thường, song cũng đủ để khiến kẻ trộm phải nản lòng.
Loại hỗn hợp hóa học do Đại học ETH Zurich tổng hợp sẽ được sử dụng để bảo vệ tiền đang vận chuyển hoặc tiền lưu trữ trong các máy ATM. Loại hóa chất này sẽ tạo ra một loại bọt nóng và được chế tạo dựa trên nguyên tắc của một loại bọ siêu nhỏ màu da cam/đen có tên "bọ pháo thủ".
Bọ pháo thủ có khả năng tự phòng vệ bằng cách bắn ra một loại hóa chất có nhiệt độ cực cao. Loài bọ này có 2 khoang riêng trong bụng, một khoang chứa hydroquinone (một loại phenol đôi khi được dùng trong khâu điều trị làm trắng da) và một khoang chứa hydrogen peroxide. Khi cảm thấy bị đe dọa, bọ pháo thủ sẽ xả cả 2 loại hóa chất này vào một khoang thứ ba trên bụng để trộn với nước và nhiều loại enzyme. Sau đó, chúng sẽ phóng ra loại dung dịch tổng hợp được, vốn có nhiệt độ đạt gần 100 độ C, vào người của đối thủ.
Cơ chế tự vệ ấn tượng của bọ pháo thủ
Bản năng tự vệ khá phức tạp của bọ pháo thủ đã giúp nhóm nghiên cứu của đại học ETH Zurich chế tạo ra loại công nghệ bảo vệ ATM mới. Máy ATM của ETH Zurich sẽ có 2 khoang chứa hóa chất riêng: một khoang chứa hydrogen peroxide, khoang còn lại chứa manganese dioxide (hóa chất tổng hợp trong pin và ắc-quy). 2 khoang này sẽ được ngăn cách nhau bởi một lớp bảo vệ khá mỏng manh. Nếu ai đó tấn công máy ATM, lớp ngăn cách nói trên sẽ nhanh chóng bị phá vỡ, các hóa chất sẽ trộn lại với nhau để tạo ra bọt nóng.
Các loại bọt nóng này không gây ra các vết thương cho kẻ trộm, nhưng có thể tạo ra dấu vết màu và các phân tử nano DNA trên các tờ tiền để khiến các tờ tiền này không còn khả năng sử dụng, hoặc để giúp các nhà điều tra có thể lần ra dấu vết của kẻ phạm tội.
Hình ảnh tờ tiền trong máy ATM sau khi bị phun acid
"Do loại vật liệu phản ứng tại đây không phụ thuộc vào điện, chúng có thể tạo ra một giải pháp thay thế có chi phí thấp thay cho các hệ thống an toàn hiện đang sử dụng cho các thiết bị công cộng, các máy ATM và trong các hệ thống chuyển tiền", các nhà nghiên cứu của ETH Zurich khẳng định khi công bố kết quả của mình.
Theo Time
Ngân hàng đau đầu vì Microsoft không còn hỗ trợ Windows XP Mặc dù khó tin nhưng thực tế có tới 95% các máy ATM trên thế giới vẫn chạy hệ điều hành Windows XP. Với việc Microsoft sẽ chấm dứt hỗ trợ Windows XP vào 8/4 tới đây, các nhà băng phải bỏ ra khá nhiều tiền để xử lý việc này. Hiện trên thế giới đang có khoảng 2,2 triệu máy ATM. 1/3...