“Mách” Bộ trưởng Thăng biển hạn chế tốc độ bẫy dân
Tại ngã ba lối ra Lĩnh Nam đi tiếp ra Tam Trinh (Hà Nội), phóng viên ghi nhận tình trạng biển báo hạn chế tốc độ bị che khuất.
Từ một chia sẻ về biển báo hạn chế tốc độ làm khó người tham gia giao thông trên diễn đàn Otofun.net, nhóm PV đã lên đường để tìm hiểu rõ câu chuyện.
Anh Hà bức xúc chia sẻ về việc biển báo hạn chế tốc độ đoạn ngã ba Lĩnh Nam bị cây che khuất lên trên một diễn đàn về giao thông
Tại ngã ba lối ra Lĩnh Nam đường vành đai 3 hướng cầu Thanh Trì – Lĩnh Nam đi tiếp để ra Tam Trinh, chúng tôi ghi nhận tình trạng biển báo hạn chế tốc độ bị che khuất.
Các phương tiện gần như không thể nhìn thấy biển báo hạn chế tốc độ ở đoạn ngã ba Lĩnh Nam
Người dân quanh khu vực này cho biết, nhiều phương tiện ô tô chạy tốc độ cao từ hướng cầu vượt trên cao xuống khi đi đến khu vực này thường rơi vào tình trạng “phóng nhanh phanh gấp” khiến cho người đi đường không khỏi hú vía.
Trong khi đó, vào thời điểm trưa và chiều muộn thường xuất hiện một chốt cảnh sát giao thông cách đó vài chục mét “sẵn sàng” xử lý các phương tiện vi phạm.
Video đang HOT
Liên hệ với anh Phan Mạnh Hà, tài xế xe khách tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, thường xuyên chạy trên tuyến đường này – chủ nhân của bài phản ánh trên mạng, chúng tôi được biết, biển báo này ban đầu được lực lượng chức năng cắm ở đây nhằm mục đích cảnh báo người tham gia giao thông giảm tốc khi đoạn đường đang được xây dựng. Tuy nhiên, đường xây xong đã lâu mà biển thì vẫn còn đó.
Anh Phan Mạnh Hà (bên trái) phản ánh với PV VOVGT
Theo anh Hà, nếu di chuyển từ cầu Thanh Trì xuống đường dẫn ra đường Tam Trinh thì hiện tại chân đường dẫn vẫn cắm biển hạn chế 35 km/giờ. Khi xuống chân cầu khoảng 200m thì sẽ gặp biển hạn chế 30 km/giờ, khiến các tài xế phải phanh gấp. Trong khi đó các xe ô tô khi di chuyển từ đường Lĩnh Nam ra đường Tam Trinh thì chắc chắn không ai có thể quan sát được biển hạn chế tốc độ này.
Anh Hà chia sẻ: “Tôi dám khẳng định 10 người đi qua đây nếu không biết trước thì sẽ có 9 người bị phạt. Nếu ai nhìn thấy được biển hạn chế tốc độ này thì phải công nhận người đó có đôi “mắt thần”.
“Nhiều lái xe già đã quen cung đường này như chúng tôi thường cố gắng đi chậm để cảnh báo các tài xế khác không biết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tài xế cố gắng vượt lên và đương nhiên là bị bắt vì vượt quá tốc độ cho phép”.
Phải di chuyển sát tới nơi lái xe mới có thể nhìn thấy rõ biển báo hạn chế tốc độ
Nhưng dù có thấy họ cũng sẽ phải căng mắt nhìn khi biển báo bị… lá cây che khuất
Thời gian gần đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Bộ Giao thông – Vận tải “ghi điểm” trong mắt người dân với quyết định điều chỉnh các biển báo liên quan đến tốc độ trên đường quốc lộ, trong đó thay thế biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/giờ bằng biển báo 40 km/giờ, trước thời hạn chót là ngày 30/6.
Thiết nghĩ thời điểm đó đã đến rất gần, mong Bộ Giao thông – Vận tải “giải quyết” nhanh trường hợp này và cắm biển một cách rõ ràng, để người tham gia giao thông không còn mắc phải những “biển báo bẫy” như thế này nữa.
Theo VOV
Nghi án hối lộ: Nhật Bản được thông báo những gì?
Sáng 24/6, tại buổi đối thoại lần 3 giữa Việt Nam-Nhật Bản về phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA Nhật, đại diện Bộ GTVT thông báo với phía Nhật Bản kết quả thanh, kiểm tra ban đầu các dự án đường sắt có sự tham gia của Cty JTC. Từ lần đối thoại này, đơn vị chủ trì phía Việt Nam được giao cho Bộ KH &ĐT.
Có sai sót
Buổi đối thoại để Việt Nam và Nhật Bản cùng đánh giá lại hành động và giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong các dự án ODA Nhật thời gian qua. Từ đó đề xuất, bàn thảo những giải pháp mới đẩy lùi tham nhũng, không xảy ra những vụ việc như nghi án hối lộ 16 tỷ đồng giữa Cty Tư vấn Kỹ thuật Giao thông Nhật Bản (JTC) và Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) - vỡ lở hồi tháng 3 vừa qua, tại Dự án Xây dựng Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1.
Đại diện Bộ GTVT cho biết đang hoàn thiện thủ tục để công bố chính thức kết quả thanh tra. Tuy nhiên, theo kết quả sơ bộ, thanh tra đã phát hiện có một số sai sót, thực hiện chưa đúng quy định, lý do chậm tiến độ... tại Dự án Xây dựng Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1). Với Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TPHCM, kết quả thanh tra sơ bộ chưa phát hiện sai phạm. Dự kiến kết quả thanh tra chính thức sẽ được công bố vào tháng 7 tới.
Với Dự án Xây dựng Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), Bộ GTVT đã thông báo với phía Nhật Bản một số biện pháp xử lý ban đầu, như: Việt Nam đã dừng giải ngân với hợp đồng tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu; dừng phát hành hồ sơ dự thầu gói thầu chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu; tạm dừng và chấm dứt thương thảo tài chính gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a với liên danh do Cty JTC đứng đầu; yêu cầu Ban quản lý Dự án đường sắt (VNR) tiến hành các thủ tục tiếp theo để tổ chức đấu thầu lại theo quy định...
Đại diện UBND TPHCM cũng thông báo kết quả thanh, kiểm tra các dự án đường sắt có sự tham gia của Cty JTC trên địa bàn thành phố, tới nay chưa phát hiện sai phạm.
Đường sắt vốn đã trì trệ, nay lại dính nghi án tham nhũng. Đây là cơ hội để ngành này cải tổ. Ảnh: Như Ý
Phối hợp chặt chẽ chống tham nhũng
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất của Việt Nam. Cùng với việc phối hợp để làm tốt các dự án ODA Nhật, Việt Nam và Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ để làm tốt việc phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA Nhật tại Việt Nam. Đặc biệt, sau nghi án hối lộ giữa Cty JTC và VNR. "Đây là sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng tới ODA Nhật cho Việt Nam", Thứ trưởng Dũng nói. Đồng thời khẳng định quyết tâm của Việt Nam đấu tranh đẩy lùi tham nhũng.
Ông Hideo Suzuki, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, vụ việc đưa hối lộ của Cty JTC là điều đáng tiếc trong quan hệ giữa 2 nước. "Điều tra vụ việc là để tìm sự thấu hiểu và đồng tình của người dân Nhật", ông Hideo Suzuki nói. Ông hy vọng cơ quan liên quan giữa 2 nước phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giải quyết vụ việc và có giải pháp ngăn ngừa những vụ việc tương tự về sau.
Theo thông cáo báo chí phát đi sau đàm thoại, Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Liên quan tới nghi án Cty JTC đưa hối lộ cho lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam hơn 16 tỷ đồng, ngày 9/5, Bộ Công an đã có thông báo chính thức quá trình điều tra. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (theo Điều 281 Bộ luật Hình sự) và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự), xảy ra tại Ban Quản lý các dự án Đường sắt (thuộc VNR). Hiện, đã có 6 cán bộ đã và đang công tác tại VNR bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Theo Lê Hữu Việt (Tiền Phong)
Bộ trưởng Thăng đe "trảm tướng" dự án QL3 mới Chiều 23/6, tại cuộc họp về QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ra tối hậu thư: Cuối tháng 7, nếu không hoàn thiện các hạng mục còn lại sẽ cách chức ông Lưu Việt Khoa - Phó GĐ Ban QLDA 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng Ông Thăng phê bình...