Mách bạn mẹo chỉ nhìn bằng mắt thường nhưng cũng biết đã đến lúc phải thay đũa ăn cơm
Sử dụng đũa bao lâu thì phải thay mới, câu trả lời sẽ có khi bạn biết mẹo quan sát chính chiếc đũa của mình bằng mắt thường.
Đũa ăn là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó phục bạn hàng ngày trong những bữa cơm và giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
Một chiếc đũa tốt không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn, mà còn giúp mâm cơm thêm đẹp mắt, chất lượng hơn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại đũa từ kiểu dáng, chất liệu tới hoa văn cho bạn lựa chọn.
Có thể kể tới như đũa gỗ mun, đũa gỗ trắc, đũa gỗ sao, đũa gỗ xương gà, đũa gỗ cẩm thị, đũa gỗ, đũa gỗ tre hay đũa gỗ dừa.
Đũa ăn cơm là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình nhưng để đánh giá khi nào cần thay đũa thì không phải ai cũng biết cách. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, đa dạng sản phẩm như thế kéo theo việc lựa chọn được mặt hàng tốt, đảm bảo chất lượng cũng là câu hỏi khó cho nhiều gia đình nếu không biết cách. Lựa chọn một thương hiệu đũa uy tín, hay tìm tới các điểm bán hàng đảm bảo chất lượng, có tên tuổi trên thị trường cũng là cách giúp bạn mua được những đôi đũa đảm bảo an toàn, được kiểm định chất lượng.
Thế nhưng, khi bạn mua đũa về sử dụng sau bao lâu sẽ phải thay mới. Đây là một câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là khi việc phân biệt đũa gỗ đã hỏng chỉ bằng việc nó gãy, hỏng hóc hay đánh giá chất lượng đã bị giảm đi hay chưa.
Video đang HOT
Nếu bạn cũng đang có điều thắc mắc tương tự thì đừng vội lo lắng vì việc đánh giá chiếc đũa của gia đình đã nên thay mới hay chưa là điều có thể, thậm chí còn rất dễ dàng chỉ qua việc sử dụng mắt thường.
Cụ thể, cách làm này được thực hiện như sau
Bạn sử dụng mắt thường quan sát nếu phát hiện ở đầu đũa xuất hiện một lớp màu trắng nhẹ bên ngoài thì lúc này đũa đã giảm chất lượng, cần bạn thay mới. Ảnh minh họa.
Bạn dùng mắt thường để quan sát nếu phát hiện ở đầu đũa ăn cơm của gia đình xuất hiện một lớp có màu trắng nhẹ bên ngoài thì lúc này đũa ăn đã bị giảm chất lượng và cần bạn phải thay mới.
Vì hiện tượng xù lông đũa này chính là lời cảnh báo giúp bạn rằng, gia đình nên thay đũa mới rồi nhé.
Bởi sau quá trình sử dụng đũa ăn hàng ngày, trải qua việc tẩy rửa bằng các loại hóa chất, tiếp xúc với nguồn nước nóng và lạnh, trong cả quá trình đun nấu thì các sợi gỗ sẽ bị bở ra. Nếu bạn quan sát nó trên kính lúp sẽ thấy nó chẻ nhỏ thành các sợi như bề mặt của chiếc bàn chải vậy.
Vì các sợi gỗ bị chẻ thành nhiều sợi nhỏ như vậy nên đũa càng khó được làm sạch, là cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng trú ngụ và làm tổ trong đó.
Nếu phát hiện thấy đũa của gia đình gặp trường hợp này, để đảm bảo sức khỏe và tránh ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn, bạn nên bỏ những chiếc đũa cũ này mà thay đũa mới để sử dụng.
Tuổi thọ trung bình của các chất liệu đũa
Như đã nói ở trên, chất liệu đũa cũng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của chiếc đũa.
Nếu như gỗ mun và gỗ trắc được sử dụng làm đũa bạn có thể quan sát thấy bề mặt của đầu đũa rất gọn, trơn láng, hầu như không nhận ra được sợi và thớ gỗ bằng mắt thường.
Còn đũa được làm từ các loại gỗ còn lại có thể phát hiện sợi và thớ gỗ bằng mắt thường, đầu đũa khó đạt được độ phẳng và trơn láng như đũa gỗ mun và gỗ trắc.
Đây chính là lý do vì sao bạn nên lựa chọn đũa được làm từ gỗ mun và gỗ trắc để sử dụng cho gia đình. Những chiếc đũa này sẽ có kết cấu chắc chắn, các sợi gỗ sít đặc nên bề mặt mịn mượt, trơn mát. Đũa dùng lâu chỉ bị mòn đi, không bị bở thớ gỗ, không có hiện tượng xù lông đầu đũa.
Đũa làm bằng chất liệu gỗ sao, gỗ xương gà, gỗ cẩm thị, gỗ ổi khả năng bị xù đầu đũa cao hơn do kết cấu gỗ không chặt chẽ bằng.
Đũa làm bằng tre, gỗ dừa là 2 chất liệu thân thiện với môi trường vì tốc độ trồng tre, dừa nhanh hơn.
Dân mạng phẫn nộ trước Tiktoker người Nhật miêu tả cách dùng đũa của người Việt nhưng lại sai cách, vô tình vướng phải điều "đại kỵ"
Cũng giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam cũng có thói quen dùng đũa gắp thức ăn, việc sử dụng đũa như thế nào cũng có quy định rõ ràng.
Là một trong những nước có thói quen dùng đũa phổ biến, từ những quán ăn bình dân đến khách sạn 5 sao, việc dùng đũa cũng phổ biến chẳng khác gì cách người châu Âu dùng dao dĩa.
Thoạt nhìn cách dùng đũa cũng khá đơn giản khi dùng 2 chiếc đũa bằng tre hoặc gỗ để gắp thức ăn. Thế nhưng nếu đã hiểu về ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có thể thấy chẳng những đồ ăn cực kỳ đa dạng mà từ cách dùng đũa sao cho đúng, không phạm phải điều kiêng kỵ cũng rất được chú trọng.
Hành động nối đũa gây tranh cãi của một Tiktoker Nhật Bản.
Một tài khoản Tiktok người Nhật Bản sống tại Việt Nam thường có những video so sánh những thói quen thường ngày của 2 nước có tới gần 40.000 lượt theo dõi và hơn 700.000 lượt thích mới đây đã vấp phải chiều chỉ trích khi làm video so sánh cách dùng đũa của Việt Nam và Nhật Bản.
Theo đó trong video tài khoản này mô tả cách gắp thức ăn cho nhau của người Việt Nam lại dùng cách nối đũa (thức ăn sẽ được đưa từ đũa người này sang đũa người kia), còn ở Nhật Bản lại là gắp thẳng vào bát và người cho đồ ăn cũng khá cẩn thận.
Video nhanh chóng thu hút nửa triệu lượt xem và rất nhiều bình luận thể hiện sự bức xúc với cách nhìn nhận mang tính cá nhân và thiếu đi sự tìm hiểu về phong tục của người Việt Nam.
Trong tài khoản Tiktok này cũng làm những video so sánh những thói quen hàng ngày khác của người Việt - người Nhật và bị dân mạng phản ứng.
Việc dùng đũa ngay từ nhỏ những đứa trẻ đã được bố mẹ hướng dẫn tỉ mỉ, từ chuyện thành viên nhỏ tuổi trong nhà đảm nhiệm việc so đũa trong mỗi bữa cơm, đưa tận tay cho những người lớn tuổi trước, đến việc nhắc nhở con cái không được dùng đũa gõ lên bát, cách đặt đũa như thế nào cũng đều có sự lý giải cặn kẽ.
Việc gắp nối đũa không những là cách hiểu lệch lạc về cách ăn uống của người Việt, mà hành động này còn là điều đại kỵ. Trong hàng chục lưu ý khi sử dụng đũa, việc nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã chết sau khi hỏa táng mà từ xưa đến nay đã lưu truyền trong phong tục từ rất lâu. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh, mà trong cách ăn uống hàng ngày việc làm này cũng không được thực hiện, đặc biệt là trong những bữa cơm gia đình.
Trong danh sách video của tài khoản này còn có nhiều video so sánh những thói quen khác của người Việt cũng mang tính chủ quan, bị nhiều thành viên mạng xã hội phản đối một cách gay gắt.
Đây là 5 vật dụng nhà bếp cần được thay mới vì tiềm ẩn nguy cơ ung thư, dọn nhà cuối năm cần mạnh dạn vứt bỏ Có lẽ đối với nhiều gia đình, chuyện có lối sống khoa học và sạch sẽ chỉ dừng ở việc lựa chọn thực phẩm sạch mà quên chú ý đến những dụng cụ có liên quan trực tiếp sức khỏe. Với thói quen tiết kiệm, nhiều gia đình dùng mãi các dụng cụ, chỉ đồng ý thay mới khi những vật dụng đấy...