Mách bạn loạt “skill” mặc váy chụp ảnh kỷ yếu chất hơn nước cất, đảm bảo lên hình đẹp không góc chết
Thời tiết dễ chịu hơn cũng là lúc những sinh viên năm cuối nô nức rủ nhau đi chụp hình kỉ yếu để giữ lại những khoảnh khắc đẹp. Vậy mặc váy chụp ảnh kỷ yếu thật đẹp cần những bí kíp nào?
Đối với các cô gái thì việc sở hữu những bức hình kỷ yếu không chỉ là một cách để lưu giữ tuổi thanh xuân. Mà đó còn mang ý nghĩa lớn khi đó là thời khắc mà những cô nàng này xinh đẹp nhất. Ai cũng chuẩn bị kỹ lưỡng với mong muốn có những bức hình lung linh nhất trong dịp này.
Trước khi mách bạn loạt “skill” mặc váy chụp ảnh kỷ yếu chất hơn nước cất. Hãy lưu ý những điều này đẻ đảm bảo không có sai sót gì trong quá trình chụp hình.
Trang điểm
Bạn không thể có bộ ảnh đẹp được nếu bỏ qua việc trang điểm. Thường thì các cô nàng sẽ diện áo dài để chụp hình. Thế nên hãy trang điểm nhẹ nhàng và tự nhiên nhất có thể. Tạo một chút điểm nhấn ở mắt, sử dụng son môi màu tự nhiên để thật nổi bật theo cách vừa phải nhé.
Lối make up tone hồng được các cô nàng lựa chọn nhiều nhất. Phần bởi nó tự nhiên và trong trẻo. Phần vì nó giữ tốt sự nhẹ nhàng và nữ tính cho bạn. Lưu ý không nên chọn màu son quá đậm, bởi không chỉ khiến bạn già dặn hơn mà còn làm mất đi tính chất vốn có của áo dài.
Về tóc thì cũng có khá nhiều lựa chọn cho bạn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn một kiểu mình thích để mặc cùng áo dài. Không cần quá cầu kì. Thậm chí chỉ là buông xõa tự nhiên cũng rất đằm thắm và dịu dàng rồi.
Mặc gì đi chụp ảnh kỉ yếu
Không nhất thiết phải mặc váy chụp ảnh kỷ yếu khi bạn còn có hàng loạt lựa chọn khác để lựa chọn như thế này:
Áo cử nhân
Đây là trang phục mà ai cũng muốn diện trong ngày tốt nghiệp. Chiếc áo này là thứ bạn bắt buộc phải có trong bộ ảnh kỷ yếu của mình. Nó không quá đẹp nhưng lại là đặc biệt nhất ki mang ý nghĩa lớn lao. Cũng mang lại nhiều cảm xúc khó tả cho người mặc.
Áo dài truyền thống
Video đang HOT
Từ xưa đến nay thì hình ảnh những cô gái Việt xuất hiện trong tà áo dài vẫn luôn gây thương nhớ trong lòng những con người đất Việt. Với gần 2000 năm lịch sử thì áo dài đa trở thành thứ trang phục kết tinh trọn vẹn nhất những nét đẹp theo thời gian. Nên lẽ dĩ nhiên đây là loại trang phục đẹp nhất dành cho bạn nữ trong các dịp đặc biệt.
Áo dài có sự thướt tha và tinh nghịch đủ dùng cho những cô nàng vừa bước chân ra khỏi giảng đường đại học. Bạn muốn lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu và hồn nhiên nhất trong thanh xuân của mình? Vậy thì đừng bỏ qua áo dài.
Sánh đôi đẹp nhất cùng những bộ áo dài tha thướt chính là áo vest nam. Thứ trang phục mang đậm cá tính quý ông này rất hợp cho các chàng trai diện trong dịp trọng đại như thế này. Nó không chỉ thể hiện được sự phong độ và mạnh mẽ đủ dùng cho các bạn nam.
Trong bức hình kỷ yếu sẽ có sự nhẹ nhàng, thướt tha của các cô nàng với áo dài và sự mạnh mẽ của các chàng trai với vest. Sự kết hợp này mang đến một tổng thể hài hòa trong cột mốc quan trọng của cuộc đời mỗi người.
Áo bà ba
Lạ lẫm nhưng rất đáng để thử nghiệm. Hãy kiếm lấy một vé cho mình được trở về tuổi thơ với chiếc áo bà ba này. Kỷ yếu mà, một bộ ảnh dùng cho cả một đời nên đừng bó hẹp hay giới hạn bản thân trong bất kỳ một kiểu trang phục nào cả. Hãy cùng nhau tạo ra điều khác biệt. Vì quan trong hơn tất cả là khi bạn thích và bạn muốn mang nó vào bộ ảnh kỷ niệm của mình. Chắc chắn đó sẽ là bộ ảnh kỷ yếu đẹp và độc tuyệt vời.
Đồ bao cấp
Bạn có bao giờ nghĩ rằng chính mình sẽ từ thì hiện tại trở về những năm 80 để sống lại trong không gian chân thực nhất thời bao cấp. Trong đó bạn và những người bạn của mình là nhân vật chính? Sau đó mang bộ ảnh này về cho ông bà và bố mẹ xem để nghe họ kể về một thời hào hùng của chính mình? Đây cũng là một loại phục trang còn khá mới và lạ lẫm, nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại cảm giác lạ lẫm cho bạn và mọi người.
Đồ dân tộc
Bạn muốn được thử diện lên mình bộ trang phục dân tộc. Bạn muốn mang nó vào bộ ảnh kỉ yếu của mình. Đồ dân tộc lạ mắt và cầu kỳ vừa có thể truyền tải được văn hóa dân tộc, vừa độc đáo và lạ lẫm. Bạn muốn được một lần thử diện nó chứ? Kèm theo những phụ kiện như khèn, gùi,… đặc trưng? Còn gì tuyệt và hấp dẫn hơn được nữa?
Đồ hình thú
Không nhất thiết cứ phải là mặc váy chụp ảnh kỷ yếu. Khi đã muốn cực độc đáo trong dịp này thì nhất định bạn không được bỏ qua trang phục hình thú. Những bộ trang phục cute phô mai que. Đảm bảo sẽ không có lớp nào có bộ hình kỷ yếu chất hơn lớp bạn nữa đâu. Đây chắc chắn sẽ là bộ ảnh dễ thương và tuyệt vời nhất trên đời!
Đồ trong phim
Bạn lỡ mê mẩn những bộ phim truyền hình và muốn hóa thân thành các nhân vật trong phim? Thế thì nhất định phải sử dụng những bộ trang phục này trong bộ hình kỷ yếu của mình nhé. Biết đâu đấy, đây sẽ là bộ hình đẹp không kém poster phim?
Tạo dáng
Chụp ảnh kỉ yếu khác với chụp ảnh thời trang và ảnh tự sướng thông thường. Vì vậy bạn cần nhớ một vài lưu ý để có bộ ảnh thật đẹp, thật xịn. Và để lưu lại được trọn vẹn cảm xúc tươi vui nhất của thời sinh viên. Hãy nằm lòng những quy tắc này để trở thành người nổi bật nhất.
Theo Nguồn tổng hợp
Tại sao vest nam không bao giờ cài chiếc cúc cuối?
Có một nguyên tắc cơ bản đối với việc cài khuy áo vest nam: Nếu bạn mặc một chiếc áo có ba khuy, bạn có thể cài khuy trên cùng, luôn luôn phải cài khuy ở giữa, và đừng bao giờ cài khuy cuối. Nếu bạn mặc một chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và đừng bao giờ cài khuy ở dưới.
Không cần biết bạn đang mặc loại áo vest nào, khuy cuối cùng không bao giờ nên cài lại. Đó là một quy tắc đã tồn tại từ lâu trong y phục vest nam giới. Ngay cả với cáo gi-lê (chiếc áo chẽn không tay, để mặc bên trong áo vest) cũng được áp dụng quy tắc tương tự: Luôn để mở khuy cuối cùng, không cài.
Đây là một quy tắc rất phổ biến đối với vest nam, tồn tại ở hầu khắp các quốc gia (dù vậy quy tắc này không áp dụng cho vest nữ). Đối với những nhà may vest có kinh nghiệm, họ thậm chí còn thiết kế làm sao để áo vest và áo gi-lê trông còn "bảnh" hơn khi không cài cúc cuối.
Dù quy tắc thời trang này rất phổ biến, nhưng không nhiều người hiểu nguồn gốc của "luật bất thành văn" này bắt đầu từ đâu. Tại sao phải có một chiếc cúc nằm đó, khi bạn không bao giờ nên cài nó? Câu trả lời quay ngược thời gian về một vị vua khá... "tròn trịa" trong lịch sử Hoàng gia Anh - Vua Edward VII (1841-1910).
Vua Edward VII trị vì vương quốc Anh từ năm 1906-1910. Từ khi còn mang danh xưng Hoàng tử Edward, ông đã là người có thân hình hơi mập. Lúc này, vest nam đang rất thịnh hành, nhưng hoàng tử Edward lại... hơi mập để có thể cài đủ tất cả các chiếc cúc mà vẫn cảm thấy thoải mái. Vì vậy, để thấy thoải mái hơn, ông thường bỏ cài cúc cuối của áo gi-lê.
Phải hiểu rằng giới quý tộc Anh rất tinh tế trong chuyện trang phục với những chuẩn mực khắt khe về thời trang. Việc một nhân vật tầm cỡ của Hoàng gia "quên" cài chiếc cúc cuối không hề lọt ra ngoài tầm mắt của các quý tộc khác.
Để thể hiện sự tôn trọng dành cho hoàng tử, người trong tương lai sẽ trị vì vương quốc, các quý tộc khác cũng bắt đầu bỏ cài chiếc cúc cuối. Từ giới quý tộc, dần dần tất cả nam giới trong vương quốc cũng đều bỏ cài cúc cuối áo gi-lê.
Vua Edward VII (trái) hồi năm 1901. Có thể thấy trong ảnh, ông không cài khuy cuối của áo chẽn.
Chính nhà vua Anh Edward VII đã là người làm xuất hiện quy tắc không cài khuy cuối áo gi-lê và áo vest, nhưng vì hai lý do hoàn toàn khác nhau. Đối với áo vest, ông không cài khuy cuối là bởi chiếc áo vest lúc này được dùng thay thế cho chiếc áo khoác cưỡi ngựa truyền thống.
Thực tế thiết kế áo vest mà nam giới mặc hôm nay mới bắt đầu xuất hiện hồi đầu thế kỷ 20, khi đó, chiếc áo này thường được gọi là "áo vest đi dạo", với ý nghĩa rằng đây là chiếc áo vừa đủ lịch sự, vừa đủ thoải mái, là dấu gạch nối giữa những bộ trang phục trịnh trọng và trang phục thường ngày.
Nếu bạn mặc một chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và đừng bao giờ cài khuy ở dưới.
Dần dần, nam giới thích dùng chiếc "áo khoác đi dạo" tiện dụng này thay cho cả chiếc áo khoác cưỡi ngựa - một thú vui thể thao phổ biến trong giới quý tộc Anh. Thời này, áo vest nam giới thường có 3 khuy, nam giới sẽ cởi khuy cuối để thuận tiện cho các động tác cưỡi ngựa.
Vua Edward VII thường không cài cả khuy thứ nhất trong hàng khuy 3 chiếc, chỉ để khuy giữa được cài. Vậy là, khi áo vest ngày càng trở nên phổ biến trong thời trang nam, vua Edward VII đã là người mở ra luật bất thành văn: bỏ cài khuy cuối áo vest và áo gi-lê.
Ở những thập niên trước, quy tắc không cài cúc cuối áo vest có thể chỉ phổ biến ở Vương quốc Anh, nhưng ngày này, quy tắc này đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia khác, khi phần lớn các nhân vật nổi tiếng, các chính khách, ngôi sao... khi mặc vest đều bỏ ngỏ chiếc cúc cuối.
Theo nguồn tổng hợp
Ai cũng nghĩ Đây là thời trang lúc còn trẻ của Đàm Vĩnh Hưng Thay đổi hình ảnh khác biệt hoàn toàn so với trước kia, Đàm Vĩnh Hưng muốn chứng minh, trẻ trung hay không nằm ở gu thời trang và độ chịu chơi. Để mang đến diện mạo mới mẻ và hình tượng phù hợp với xu hướng, nam ca sĩ đã chuẩn bị từng bước đi cho mình. Trong các MV như 'Vì anh...