Mách bạn cách trị táo bón hiệu quả
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim.
Dưới góc nhìn y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng… nặng hơn thì là viêm đại tràng mãn tính, trĩ và thậm chí là ung thư ruột già.
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là kali và chất khoáng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do cho nên việc chữa bệnh theo triệu chứng mô tả được coi là thuận tiện với nhiều người, ví dụ như thuốc nhuận tràng. Nhưng dùng thuốc như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề. Việc điều trị táo bón cần phải điều trị từ đúng nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như do thói quen ăn uống không khoa học ít vận động (thường xảy ra với dân văn phòng) lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu bị mất ngủ, căng thẳng do gặp phải những vấn đề ở ruột hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.
Video đang HOT
Có những cách đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị tận gốc chứng táo bón, hơn nữa lại khá tiết kiệm. Chỉ cần một chút kiên trì, những người hay bị táo bón sẽ không còn phải quá lo lắng về vấn đề này.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
- Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hoặc là uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, kết hợp với xoa bụng.
- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…
- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
- Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
- Sau bữa ăn chiều, nên dùng một chút nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh vắt.
- Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.
- Nên tạo thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, dù là có muốn hay không. Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.
Một vài cách đơn giản trên có thể sẽ rất có ích trong việc “giải quyết tận gốc” bệnh táo bón hơn bất kì loại dược phẩm nào. Với những người may mắn ít khi hoặc chưa bao giờ bị táo bọn thì cũng nên chú ý để tránh bị vì một khi bị táo bón liên tục thì sẽ rất mất thời gian trong việc chữa trị.
Theo PNO
Viêm đại tràng mãn - Không cần kiêng cữ khắt khe!
Một trong những sai lầm thường gặp của người bị viêm đại tràng mãn là chế độ ăn uống kiêng cữ quá khắt khe dẫn đến suy dinh dưỡng.
Từ kiết lỵ, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm cho đến bệnh có liên quan đến hệ thống miễn nhiễm đều có thể gọi chung là viêm đại tràng mãn, nếu bệnh kéo dài.
Bên cạnh các triệu chứng khó chịu như đau bụng dai dẳng, sốt về chiều, đầy hơi khiến biếng ăn..., vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều là tình trạng suy nhược, sụt cân, thiếu máu, rối loạn nước và chất điện giải do tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó cũng không kém phần quan trọng là phản ứng của thuốc kháng viêm, nhất là thuốc có chứa corticosteroid.
Chế độ dinh dưỡng của người bị viêm đại tràng mãn vì thế cần được chú trọng vào mục tiêu nâng đỡ tổng trạng bằng cách cung cấp nước và chất điện giải (chủ yếu là kalium vì đây là khoáng tố dễ bị thất thoát do tiêu chảy) chất đạm (để cơ thể vừa tái tạo niêm mạc đường ruột vừa tổng hợp kháng thể) hoạt chất sinh học (nhằm hỗ trợ tác dụng kháng viêm của thuốc đặc hiệu đồng thời trấn an khung ruột, nhằm tránh tình trạng co thắt thái quá).
Bệnh nhân do đó cần uống nhiều nước (2,5 - 3 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói, nếu được nước khoáng loại có nhiều muối natri càng hay).
Ưu tiên cho thịt "trắng" như thịt gia cầm hay tốt hơn nữa là thịt "giả" như đậu hũ (vì vừa dồi dào chất đạm vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận) tối thiểu 3 lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển (để cung cấp sinh tố D, nhân tố có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột)
Thay sữa tươi bằng sữa chua (vì sữa tươi thường gây tiêu chảy. Khéo hơn nữa nếu ăn thường xuyên 3 món sữa chua chuối khoai lang ta trên bàn ăn để bổ sung kalium và sinh tố B6) ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây (để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C vì thiếu C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành.
Đừng quên trái ổi vì vừa có sinh tố C vừa cung cấp chất chát làm êm dịu đường ruột) nếu thích rượu thuốc thì dùng rượu quế, rượu thì là hay rượu sa nhân sau mỗi bữa ăn nhưng nên nhớ chỉ một ly nhỏ.
Ngoài ra, người bệnh cũng đừng quên giảm tối đa thực phẩm công nghệ vì nhiều chất phụ gia là nguyên nhân gây dị ứng trên khung ruột già tránh các loại nước uống dạng cốm hòa tan hay sủi bọt cũng như các loại thuốc có sorbitol hay manitol trong thành phần vì dễ gây tiêu chảy cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.
Một trong những sai lầm thường gặp của người bị viêm đại tràng mãn là chế độ ăn uống kiêng cữ quá khắt khe. Người bị bệnh đường ruột không nên vì quá sợ tiêu chảy rồi tự gây suy dinh dưỡng. Chỉ cần loại bỏ món ăn nào không dung nạp và mặt khác, tìm cách đa dạng hóa khẩu phần là đủ.
Theo NLĐ
Phòng bệnh đường ruột dịp Tết Trong dịp Tết, nhịp sống thường ngày của chúng ta bị đảo lộn, lại là lúc có nhiều thay đổi về thời tiết, vui chơi và ăn uống thiếu điều độ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần nắm được cách xử trí khi đường tiêu hóa bỗng dưng trở...