Mách bạn cách phòng tránh ung thư hậu môn
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn là hút thuốc lá, nhiễm HPV, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tình trạng suy giảm miễn dịch.
Nhiều người có thể sống lâu, sống khỏe mạnh sau khi được chẩn đoán mắc ung thư hậu môn. Phát hiện sớm là chìa khóa để duy trì sức khỏe.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở những người bị ung thư hậu môn là 66,9%, dựa trên dữ liệu thu thập từ năm 2007 đến năm 2013. Ngoài ra, những người bị ung thư hậu môn khu trú có tỷ lệ sống sót là 81,3%.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư hậu môn
Theo Healthline, chỉ khoảng 0,2% ung thư hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Các yếu tố rủi ro bao gồm:
Ảnh minh họa: G.F.
Nhiễm virus HPV
HPV là một nhóm virus lây truyền qua đường tình dục và vẫn tồn tại trong cơ thể sau khi nhiễm bệnh. HPV hiện diện trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn. Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung.
HIV
Video đang HOT
HIV làm cho mọi người có nguy cơ cao bị ung thư hậu môn vì nó làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn.
Hoạt động tình dục
Có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục qua đường hậu môn một cách thoải mái có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn. Không mang bao cao su, cũng làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn do tăng nguy cơ nhiễm HPV.
Hút thuốc
Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị ung thư hậu môn, ngay cả khi họ đã bỏ thuốc.
Hệ thống miễn dịch kém
Hệ thống miễn dịch suy yếu có thể khiến cơ thể bạn không có khả năng tự vệ chống lại ung thư hậu môn. Bệnh này phổ biến nhất ở những người nhiễm HIV và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.
Tuổi già
Hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người trên 50 tuổi, theo Mayo Clinic.
Ngăn ngừa ung thư hậu môn
Không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư hậu môn, nhưng có một số cách bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh:
Thực hành tình dục an toàn
Bạn có thể thực hiện tình dục an toàn bằng cách hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thường xuyên đi kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bỏ thuốc lá
Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động bất cứ khi nào có thể.
Tiêm phòng
Chủng ngừa HPV loạt ba liều được chấp thuận cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26. Việc chủng ngừa này sẽ bảo vệ mọi người khỏi một số loại HPV thường gây ra ung thư hậu môn.
Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư hậu môn do các yếu tố khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình hoặc tuổi tác, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ về những lo lắng của bạn.
Cứ nhiễm HPV là có nguy cơ ung thư?
Nhiều chị em lo ngại bị ung thư cổ tử cung khi xuất hiện mụn cóc vùng sinh dục. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm virus HPV là có nguy cơ này.
Tỷ lệ nhiễm HPV khá phổ biến ở cả nam và nữ. Ở nữ giới, nhiễm HPV được cảnh báo làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải cứ nhiễm HPV là bị ung thư.
Phần lớn các chủng HPV gây ra mụn cóc trên da tại các vị trí như cánh tay, ngực, bàn tay hoặc bàn chân. Các type khác được tìm thấy chủ yếu tại các màng niêm mạc trong cơ thể. Các màng niêm mạc này là các lớp bề mặt ẩm bao phủ phía ngoài các cơ quan và bộ phận của cơ thể như âm đạo, hậu môn, miệng, hầu họng.
Trong thực tế điều trị các bác sĩ nhận thấy phần lớn các bệnh nhân ung thư cổ tử cung có nhiễm HPV. Đây là virus lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.
Khi nhiễm virus ở các type này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, còn các chủng khác không có nguy cơ này.
Tỷ lệ nhiễm HPV khá phổ biến. Trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự loại bỏ virus. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng nhiễm HPV có thể kéo dài dai dẳng. Nhiễm HPV mạn tính hoặc kéo dài, đặc biệt khi gây ra bởi một số type HPV có nguy cơ cao có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.
Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm và thậm chí phòng ngừa với các xét nghiệm sàng lọc thường quy. Xét nghiệm Pap tìm kiếm các thay đổi trong các tế bào cổ tử cung do nhiễm HPV. Xét nghiệm HPV tìm kiếm sự có mặt của chính virus HPV để có thể dự phòng ung thư chủ động.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ, cùng với tiêm phòng vắc xin, đây là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.
Nhiều chị em băn khoăn, đi sàng lọc ung thư cổ tử cung, ngoài xét nghiệm Pap, bác sĩ hỏi người bệnh có muốn xét nghiệm HPV hay không. Vậy hai xét nghiệm này khác nhau như thế nào?
Xét nghiệm Pap smear: Đây là xét nghiệm đơn giản, khi khám phụ khoa, soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm rất đơn giản để tìm những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung.
Đây là xét nghiệm quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện có bất thường tế bào hay không để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu, khẳng định bệnh.
Còn với xét nghiệm HPV cho phép phát hiện có hay không virus để có sự kiểm soát chủ động hơn.
Điểm danh các chủng HPV gây ung thư Tỷ lệ nhiễm HPV khá phổ biến. Trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự loại bỏ virus, một số có thể tiến triển thành ung thư. Các chủng HPV gây ung thư thường là HPV-16, HPV-18. HPV là gì? HPV là tên gọi tắt của human papilloma virus(virus gây u nhú ở người). HPV là một nhóm lớn bao...