Mách bạn cách phân biệt tôm, cua, cá đồng
Ai cũng biết rằng ăn tôm, cua, cá đồng thì luôn thơm ngon hơn loại được nuôi; tuy nhiên ít ai biết cách phân biệt được chúng, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Tôm đất sông vỏ mỏng, màu nâu hồng, khác với tôm đất nuôi vỏ dày, màu nâu sẫm. Cá lóc đồng có hai loại: một loại da đen có đốm hoa, một loại da đen hoàn toàn; đầu dẹt; sờ vào thấy da hơi ráp; ruột nhỏ, đỏ, không có mỡ; thịt ngọt, dai, thơm. Còn cá lóc nuôi da bóng, ruột to, nhiều mỡ; thịt bở. Nhiều người dựa vào kích cỡ (cá đồng nhỏ, cá nuôi lớn) để phân biệt, nhưng cả cá đồng, cá nuôi đều có con lớn, nhỏ. Cá rô đồng đầu hơi to, da ráp, nhám, ruột ít mỡ. Cá rô nuôi mập, da nhẵn, nhiều nhớt, nhiều mỡ.
Với cua, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua sông có gạch vàng, cua nuôi gạch đen xanh. Cua sông nhỏ càng, vỏ bóng; cua nuôi càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp. Cua sông thịt chắc, dai, ngọt; còn thịt cua nuôi nát, ăn có vị mặn chát.
Video đang HOT
Hiện nay, người tiêu dùng không chỉ nhầm lươn nuôi với lươn đồng mà còn mua nhầm con lịch (xương nhiều, cứng, tanh, ăn không ngon) hình dáng rất giống con lươn. Lươn đồng đầu to, đuôi dài; da vùng trên lưng có màu vàng đất, da dưới bụng vàng bóng hoặc vàng đốm hoa. Còn lươn nuôi đầu nhỏ, đuôi ngắn. Con lịch có đầu to, đuôi dẹp hình cánh quạt, xương lưng nhô lên, da vàng có đốm hoa.
Ếch đồng chân dài, da nhẵn; vùng da hai đùi vàng; mổ ra mỡ màu vàng hoặc đỏ. Ếch nuôi có loại da vàng, loại da đen; mập to, da xù xì, mỡ trắng
Theo Tapchiamthuc
Canh chột nưa xứ Huế
Cuối tuần về quê, chợt thấy mâm cơm mẹ nấu có món canh chột nưa mà tôi yêu thích. Mẹ vui vẻ nói: "Biết con về, mẹ tranh thủ đi chợ sớm để mua con cá lóc đồng về nấu nồi canh chột nưa. Đang vào mùa nên nưa rất ngon ngọt, không lo bị ngứa".
Nưa được trồng nhiều nơi ở các làng quê của Thừa Thiên-Huế. Chột nưa là phần thân của cây nưa, một loại cây thuộc họ môn. Cuối đông là khi nưa thu hoạch, chợ quê tôi lại bày bán đầy nưa.
Mỗi lần về quê, mẹ đều mua một bó nưa để tôi đem lên thành phố biếu cô chủ nhà và mấy đứa trong xóm trọ. Ai nấy đều khen ngon.
Ngọt thơm canh nưa cá lóc - Ảnh: Tuyết Khoa
Chột nưa chế biến được nhiều món dễ ăn. Chột nưa làm chua với kiệu, ăn kèm với thịt luộc thì đúng điệu. Hay chột nưa kho thịt, kho cá đồng ăn với cơm nóng vào những ngày mưa thì không gì ngon bằng. Nhưng khoái khẩu nhất có lẽ là món canh nưa cá lóc.
Canh nưa cá lóc được chế biến khá đơn giản. Nưa được làm sạch, xắt lát và nấu nhừ. Sau đó cho cá và gia vị vào. Để canh ngon và đậm đà, mẹ tôi thường cho vào một ít ruốc và khi chín cho thêm lá lốt, ngò tây thay cho hành lá. Vị ngọt của nưa và cá lóc đồng cùng mùi thơm của ruốc và lá lốt hòa quyện nhau tạo nên mùi vị khó cưỡng. Nước canh ngọt đậm đà.
Dân dã là thế, nên người Huế khi đi xa, không ít lần thèm được ăn một tô canh nưa và nhớ quê nhà...
Tuyết Khoa
Theo ihay
Canh chột nưa Cuối tuần về quê, chợt thấy mâm cơm mẹ nấu có món canh chột nưa mà tôi yêu thích. Mẹ vui vẻ nói: "Biết con về, mẹ tranh thủ đi chợ sớm để mua con cá lóc đồng về nấu nồi canh chột nưa. Đang vào mùa nên nưa rất ngon ngọt, không lo bị ngứa". Nưa được trồng nhiều nơi ở các...