Mách bạn cách khắc phục khi vô lăng ô tô bị rơ
Tình trạng vô lăng ô tô bị rơ thường là do xe đã sử dụng lâu ngày, có xảy ra va chạm. Trong những trường hợp có tiếng kêu có thể là do cụm trợ lực điện đang có vấn đề cần sửa chữa.
Nguyên nhân vô lăng ô tô bị rơ
Các chuyên gia về ô tô cho rằng, độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Ô tô gặp tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vành tay lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến các gara để điều chỉnh lại bạc lái vì là lỗi khá nặng.
Đối với các dòng xe hatchback hay sedan, thường dùng hệ thống treo trước MC Pherson chuyên kết hợp với hệ thống lái kiểu bánh răng – thanh răng, thủy lực hay trợ lực điện. Sự liên kết này đem đến hiệu suất cao và nếu hệ thống bị rơ thường do rô-tuyn đã hỏng hoặc bị hao mòn.
Dấu hiệu nhận biết vô lăng ô tô bị rơ
Có thể vì sự chủ quan mà bạn không biết rằng bản thân ô tô đã tự phát ra những tín hiệu báo tình trạng có vấn đề. Đối với hệ thống lái còn sử dụng tốt, tình trạng đứng yên xe hướng thẳng, góc rơ chỉ dao động từ 10 – 15 độ về mỗi phía, bạn chỉ cần dùng lực nhẹ để quay vô lăng.
Tuy nhiên, nếu góc quay tự do vượt quá chỉ số này, hệ thống lái chắc chắn đã bị rơ. Ngoài ra, đôi khi ở vị trí vô lăng sẽ có thể phát ra các tiếng kêu bất thường.
Cách khắc phục khi vô lăng ô tô bị rơ
Để điều khiển ô tô theo ý muốn, hệ thống lái giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trường hợp vô lăng bị rơ xe ô tô sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của tài xế vì xe cứ lao dần về phía trước. Điều này rất nguy hiểm có thể xảy ra va chạm với các phương tiện, chướng ngại vật khác trên đường hoặc lao xuống vực nếu đang đổ đèo.
Phương án an toàn nhất là cố gắng sử dụng phanh để cho xe dừng lại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nếu phát hiện ô tô có những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đem đến gara để nhân viên kĩ thuật kiểm tra và kịp thời xử lý. Không nên bỏ qua những lỗi nhỏ trên ô tô vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn khi lái xe.
Đặc biệt, khi đến kỳ bảo dưỡng định kì của “xế yêu” cần yêu cầu nhân viên kiểm tra hệ thống lái thông qua các chi tiết như sau:
- Độ khít của tay lái, giá đỡ, đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thủy lực. Trong trường hợp phát sinh sự cố, cần phải được khắc phục ngay hoặc thay mới.
- Độ rơ các đăng tay lái, hành trình tự do vành tay lái nếu vượt mức tiêu chuẩn cho phép thì cần có sự điều chỉnh thích hợp.
- Bổ sung mỡ bôi trơn tại các khớp lái và chỉnh bạc lái phù hợp.
Tình trạng vô lăng bị rơ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào kể cả khi xe đang vận hành, nếu không tinh ý có thể gây nguy hiểm cực độ đối với người lái và những người trong xe.
Do đó, bạn cần nên chăm sóc cho xe theo định kỳ để kiểm soát tình trạng xe trong trạng thái tốt nhất. Không chỉ có hệ thống lái, mà các hệ thống khác có trong xe đều giữ vai trò nhất định để xe ô tô có thể vận hành tốt như mong đợi.
.Theo Nguoiduatin
Nước rửa kính ô tô không lên và cách khắc phục
Dưới đây là những sự cố thường gặp đối với hệ thống gạt mưa rửa kính ô tô và cách khắc phục những lỗi này.
Cần gạt không làm sạch được bề mặt kính
Đây được xem là sự cố phổ biến nhất nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước rửa kính. Hệ thống này khi được bật vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên lại không thể gạt sạch bụi bẩn hay nước mưa đọng trên bề mặt kính.
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại chổi gạt. Nếu thấy chổi gạt đã mòn, bề mặt cao su bị chai cứng hay rạn nứt thì nên thay đổi chổi gạt mới. Khi thay mới nên chọn những loại chính hãng. Ngay sau khi thay chổi gạt, nên dùng dung dịch rửa kính và khăn vải mềm để lau sạch bụi bẩn còn bám trên bề mặt kính.
Cần gạt không khớp với kính
Cần gạt là chi tiết để gắn chổi gạt. Khi rửa hoặc đỗ xe dưới trời nắng nóng nhiều tài xế thường có thói quen dựng thẳng cần gạt để vệ sinh, đồng thời tránh làm bề mặt cao su chổi gạt bị biến dạng khi tiếp xúc với kính có nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, thao tác này nếu không cẩn thận rất dễ làm cong cần gạt khiến chổi gạt không khít với bề mặt kính. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng cần gạt mà còn rất dễ tạo ra các vết bẩn trên mặt kính. Người dùng nên chỉnh lại cần gạt, nếu độ cong vênh quá lớn nên thay thế cần gạt mới.
Gạt nước theo cả 2 hướng
Nếu như cần gạt nước đẩy nước theo cả 2 hướng thì có thể xe của bạn đã bị một trong những vấn đề sau: Lưỡi gạt nước mòn; Kính chắn gió hoặc cần gạt nước bị bẩn; Nước rửa kính có vấn đề.
Lúc này hãy sử dụng nước rửa kính mới, lau sạch kính chắn gió và lưỡi gạt trước khi thay lưỡi gạt mới. Để làm sạch lưỡi gạt, bạn chỉ cần lau chúng bằng giẻ sạch, ẩm. Sau đó, lau các cạnh của cần gạt bằng cồn, điều này sẽ giúp làm giảm các vệt nước trên kính chắn gió.
Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ
Khi thao tác công tắc nước rửa kính không phun, có khả năng bình chứa dung dịch nước rửa kính đã cạn. Khắc phục tình trạng này bằng cách mở nắp ca-pô khoang động cơ, tìm vị trí nắp bình để châm thêm nước rửa kính.
Trường hợp châm đầy bình nhưng nước rửa kính không phun hoặc phun chưa đủ, nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun. Vì có thể các chi tiết này bị nứt vỡ hoặc tắc nghẽn khiến nước không thể phun lên được. Đồng thời mở nắp ca-pô, tìm vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nếu máy bơm không hoạt động nên mang xe đến garage để kiểm tra.
Nên hạn chế dùng nước lã pha với nước rửa chén, chỉ có nước rửa kính chuyên dụng mới có thể lau sạch bề mặt kính và tăng tuổi thọ cho chổi gạt.
Không lau sạch hạt nước
Về cơ bản, những giọt nước có thể dễ dàng bị gạt đi. Nhưng trong điều kiện nào đó, những hạt nước vẫn bám trên kính chắn gió và che khuất tầm nhìn của tài xế.
Điều này thường xảy ra ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Dư lượng chất thải và khói bụi bám trên kính chắn gió chính là nguyên nhân khiến cho các giọt nước bám chắc trên kính. Nếu như vậy, bạn hãy làm sạch kính chắn gió của xe.
Tiếng kêu phát ra từ hệ thống gạt mưa
Nhiều trường hợp lái xe thấy tiếng kêu phát ra từ hệ thống gạt mưa nên nghĩ ngay tới việc thay chổi gạt, nhưng nguyên nhân thực ra lại nằm ở bộ thanh giằng.
Các khớp nối trên bộ thanh giằng được làm bằng nhựa nên tuổi thọ không cao. Vì thế trong quá trình sử dụng sẽ nhanh mòn dẫn tới hiện tượng rơ lắc và phát ra tiếng kêu khi làm việc.
Theo Giaothong
Đèn pha ố vàng và cách khắc phục Đèn pha ố vàng là hiện trạng thường xuyên xảy ra trên phương tiện. Biện pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn đều không phức tạp để giải quyết hiện tượng đèn pha bị ố vàng. Đèn pha ố vàng và cách khắc phục Theo kinh nghiệm ô tô, việc đèn pha ố vàng ẩn chứa nhiều nguy hiểm kèm theo tình...