Mách bạn cách kéo dài thời gian sử dụng của ắc quy ôtô
Dưới đây là những cách đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ của ắc quy ôtô, tài xế không nên bỏ qua.
Làm thế nào để kéo dài thời gian sử dụng của ắc quy ôtô? Ảnh: KL
Hạn chế để xe thời gian dài không sử dụng
Trường hợp ôtô không được sử dụng thường xuyên, ắc quy sẽ không được sạc và có xu hướng mất dần khả năng sạc. Vì vậy, bạn nên khởi động máy ít nhất 1 lần/tuần, tránh việc mức điện trong ắc quy cạn kiệt.
Lưu ý, khi khởi động xe, bạn nên tắt hết các thiết bị phụ tải và cho xe nổ liên tục khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Việc này giúp động cơ xe và các chi tiết máy được hoạt động, tăng sức bền động cơ và tăng tuổi thọ ắc quy ôtô.
Ắc quy không được gắn đúng cách sẽ bị rung, có thể dẫn đến hư hỏng bên trong và đoản mạch.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra vị trí ắc quy ôtô thường xuyên để đảm bảo ắc quy được gắn chặt và đúng vị trí trong giá đỡ.
Video đang HOT
Kiểm soát ăn mòn đầu cọc
Đầu cọc của ắc quy ôtô sẽ bị ăn mòn bởi axit theo thời gian. Vì vậy, hãy vệ sinh các đầu cọc thường xuyên. Sau đó, sử dụng chai xịt bảo vệ đầu cọc ắc quy để giúp đầu cọc của xe bền bỉ hơn.
Hạn chế lắp nhiều thiết bị phụ tải
Khi lắp thêm các thiết bị phụ tải cho xe ôtô như: camera, loa, đèn led,…bạn phải tìm hiểu kỹ và sử dụng những thiết bị này phù hợp.
Đặc biệt, tránh lắp quá nhiều phụ kiện, tiêu tốn nhiều điện năng của ắc quy. Lúc này, ắc quy sẽ cần sạc nhiều hơn, như vậy sẽ nhanh hỏng và giảm tuổi thọ.
Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
Bảo dưỡng xe ôtô thường xuyên, đúng cách là cách đơn giản để đảm bảo tuổi thọ của ắc quy, bởi ắc quy chỉ là một thành phần giúp xe ôtô chạy tốt.
Vì vậy, hãy đảm bảo các bộ phận khác được bảo dưỡng định kỳ, giúp xe của bạn hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ của ắc quy.
Chu kỳ bảo dưỡng xe ôtô theo km
Dưới đây là những thông tin cơ bản về chu kỳ bảo dưỡng xe ôtô theo số km đã di chuyển.
Bảo dưỡng xe ôtô là công việc giúp kéo dài tuổi thọ cho xe, tăng khả năng vận hành ổn định, bảo vệ người và xe an toàn. Ảnh: LĐO
Bảo dưỡng 5.000 km đầu tiên
Theo nhiều chuyên gia, chủ xe nên tiến hành thay dầu máy ôtô sau 5.000 km và sau mỗi 10.000 km tiếp theo để loại bỏ mọi tạp chất kim loại lẫn trong dầu có nguy cơ làm hư hỏng hệ thống động cơ.
Theo đó, thợ sẽ tiến hành nâng xe lên, siết ốc gầm xe, vệ sinh lọc gió động cơ, máy điều hòa. Tiếp đến là kiểm tra hoặc bổ sung nhiên liệu cho xe như dầu phanh, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính,...
Bảo dưỡng sau 10.000 km
- Kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng taplo, hệ thống lạnh và âm thanh;
- Kiểm tra cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hay điều chỉnh điện, dây đai an toàn;
- Kiểm tra hoạt động của cần số, phanh tay, bàn đạp côn (ly hợp) với xe số sàn và chân phanh;
- Kiểm tra các công tắc đèn trần, nâng hạ vô-lăng và gương chiếu hậu;
- Kiểm tra đèn pha, đóng mở bình xăng, cốp và cửa xe.
Bảo dưỡng sau 15.000 km
Đây là thời điểm thợ sửa xe tiến hành thực hiện chăm sóc các hạng mục quan trọng như: thay lọc dầu, dầu máy ôtô, bảo dưỡng phanh 4 bánh xe, đảo lốp và cân bằng động bánh xe, độ chụm bánh xe.
Bảo dưỡng sau 30.000 km
Thời điểm này, xe ôtô sẽ được các thợ sửa xe tiến hành thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
Đồng thời, kiểm tra tổng quát các chi tiết khác của xe để đảm bảo xe vẫn đang vận hành tốt.
Bảo dưỡng sau 40.000 km
Thời điểm này, xe ôtô sẽ được thay mới lọc nhiên liệu để hạn chế tình trạng lọc bị nghẹn bởi các chất cặn bã kim loại, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Bên cạnh đó, thợ sẽ kiểm tra và thay các loại dầu máy như dầu hộp số, dầu vi sai, dầu phanh, dầu li hợp, dầu trợ lực...Đồng thời, thay thế cả dây curoa để hệ thống truyền động của xe làm việc ổn định và hiệu quả.
Ôtô quá hạn bảo dưỡng có nên chạy tiếp? Hầu hết các hãng khuyên không nên sử dụng khi xe đến hạn bảo dưỡng mà chưa được bảo dưỡng, nếu bắt buộc, có thể chạy nhưng không quá 10% mốc cũ. Khi phải giãn cách xã hội dài ngày, nhiều chủ xe bị quá hạn bảo dưỡng vì các đại lý, garage đóng cửa. Tuy vậy, vì nhu cầu vẫn sử dụng...