Mách bạn cách chọn tai nghe “xịn” giá “mềm”
Bạn đã thực sự biêt cách chọn tai nghe ? Để có thể lựa chọn tai nghe vừa ý không phải điều đơn giản. Bởi ngoài chất âm, người mua nên quan tâm đến sự thoải mái và tiện dụng trong đặc điểm thiết kế của từng sản phẩm.
Chọn theo kiểu kết nối
Tai nghe có dây chiếm đa số trên thị trường, đa dạng từ hàng cao cấp của các hãng tên tuổi như Sony, Creative, Sennheiser, Philips… đến hàng rẻ tiền có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá cả do đó cũng dao động theo từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng… Không chỉ có sự khác biệt rõ ràng về âm thanh so với tai nghe phổ thông, loại tai nghe này còn được thiết kế ôm lấy vành tai, không bị ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài. Đặc biệt, chụp tai của loại này không gây nhức đầu khi đeo lâu.
Sennheiser HD 25 Originals là mẫu tai nghe có dây đang bán khá chạy tại Việt Nam
Trong khi đó ưu điểm của dòng sản phẩm không dây là linh hoạt, không gây vướng víu khi sử dụng. Tai nghe không dây thường dùng sóng vô tuyến, hồng ngoại, hay sóng bluetooth để truyền tín hiệu. Giá cả cũng phong phú từ loại bình dân 100 ngàn đến 1,5 triệu đồng, một số loại tai nghe còn có kèm theo chức năng nghe được sóng FM. Mặc dù tiện lợi nhưng dòng tai nghe không dây vẫn không được đánh giá cao vì chất lượng âm thanh không tương xứng với số tiền bỏ ra.
Chọn theo thông số kỹ thuật
Để lựa chọn được một chiếc tai nghe tốt, bạn cần phải chú ý đến những tính năng cơ bản của nó như khả năng cách âm, tính trở kháng, tần số…Khả năng cách âm của tai nghe hay nói cách khác là giữ được âm nhạc đi vào tai bạn và tránh tiếng ồn bên ngoài. Việc mở lớn âm lượng để át tiếng ồn ảnh hưởng lớn tới thính lực. Tính năng cách âm sẽ giúp bạn tiết kiệm pin máy nghe nhạc ổn định được âm lượng. Dòng tai nghe earbud (có đệm mút) có thể cách âm tốt vì chúng đóng kín tai bạn.
Earbud sẽ giúp tai nghe cách âm tốt hơn
Ngoài ra cần chú ý đến độ dải tần số của tai nghe. Một dải tần số rộng có nghĩa là bạn có thể nghe được nhiều hơn từ âm nhạc. Phạm vi được khuyến cáo là khoảng 10Hz – 25.000Hz. Tuy nhiên phạm vi mà đa số mọi người nghe được là vào khoảng 20Hz – 20.000Hz – bất cứ âm thanh nào trong khoảng đó cũng đều có thể nghe dễ dàng.
Chọn theo giá cả
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại tai nghe với giá cả khác nhau từ vài chục, vài trăm đến vài triệu đồng. Chỉ với khoảng 100 ngàn đồng là bạn hoàn toàn có thể sở hữu một đôi tai nghe cho riêng mình. Tuy nhiên các loại tai nghe giá rẻ này thường đến từ các hãng không tên tuổi, thậm chí không có xuất xứ rõ ràng.
Video đang HOT
Tùy vào số tiền để lựa chọn loại tai nghe thích hợp
Với sản phẩm của các hãng lớn như Sennheiser, Sony, Creative… mức giá rơi vào khoảng từ 1 triệu đồng trở lên. Các loại tai nghe này có giá cao nên thường được chế tạo khá tinh xảo và chất lượng âm thanh tốt hơn hẳn. Do đó, nếu là người thường xuyên sử dụng tai nghe thì cũng nên đầu tư để tậu một chiếc phù hợp với mục đích của mình và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài.
Chọn theo mục đích sử dụng
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên đường thì một chiếc tai nghe chụp tai hay loại nhét tai hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, tai nghe Bluetooth cũng là sự lựa chọn sáng suốt của bạn. Còn nếu cần dùng tai nghe trong lúc chơi thể thao thì một chiếc Sport headphone là thích hợp nhất.
Theo GenK
Qustodio - giám sát và quản lý trẻ em sử dụng máy tính nối mạng
Các bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn nhờ dùng Qustodio theo dõi sát các hoạt động trực tuyến của con em mình, đặt các thiết lập giới hạn truy cập Internet giúp bảo vệ trẻ khỏi những nội dung xấu.
Qustodio được cung cấp miễn phí tại http://www.qustodio.com/download (dung lượng: 408 KB), tương thích với Windows XP/Vista/7.
Thiết lập tài khoản
Sau khi tải về và cài đặt thành công, cần thực hiện một số thiết lập về tài khoản trước khi Qustodio có hiệu lực trên máy tính của bạn.
Lưu ý: Cài đặt Qustodio bằng tài khoản quản trị (Administrator).
Bước 1: Trước hết, bạn chọn I don't have a Qustodio account để tạo một tài khoản mới cho quá trình sử dụng chương trình> nhấn Next. Sau đó, nhập các thông tin cần thiết, trong đó địa chỉ email cần phải chính xác để bạn xác thực tài khoản.
Đặt tên tài khoản cho từng trẻ.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn số lượng tài khoản trẻ em sử dụng máy tính mà bạn cần quản lý (có thể thay đổi về sau), rồi lần lượt đặt tên tài khoản cho từng đứa trẻ theo thứ tự và khai báo năm sinh (Birth year), giới tính (Gender) và ảnh đại diện (Avatar).
Khai báo thông tin cho mỗi tài khoản.
Bước 3: Đặt tên máy tính hiện tại mà bạn đang cài đặt Qustodio, tên này được hiểu bởi Qustodio để phân biệt các máy tính nếu bạn sử dụng Qustodio trên nhiều máy tính. Ngoài ra, bạn còn có thể đánh dấu vào Hide Qustodio on this computer để che giấu đi việc bạn đã cài đặt phần mềm Qustodio trên máy tính này.
Thiết lập cho mỗi trẻ một tài khoản Windows.
Bước 4: Thiết lập mỗi đứa trẻ tương ứng với một tài khoản Windows. Nếu chưa có sẵn tài khoản cho các em thì bạn nhấn Add New. Trên cửa sổ hiện ra, bạn đặt tên tài khoản (Account) và mật khẩu (Password)> nhấn Save.
Đặt tên tài khoản và password.
Bước 5: Xong, nhấn Next> chọn Restart Now để khởi động lại Windows, đồng thời các thiết lập vừa tạo sẽ có hiệu lực sau khi khởi động xong.
Trên màn hình Welcome sau đó, ngoài tài khoản quản trị và các tài khoản đã có sẵn sẽ xuất hiện thêm các tài khoản của trẻ em mà bạn vừa tạo. Để quản lý lũ trẻ thì bạn chọn đăng nhập vào tài khoản quản trị, mọi thiết lập được thực hiện tại đây sẽ có hiệu lực trên tất cả tài khoản của những đứa trẻ. Sau này, bạn chỉ việc cung cấp tài khoản và mật khẩu tương ứng cho từng đứa trẻ để chúng đăng nhập sử dụng.
Cài đặt các quyền sử dụng máy tính của trẻ
Thao tác cài đặt các quyền cho tài khoản của trẻ được thực hiện trên giao diện web. Để đăng nhập vào hệ thống này, bạn cần đọc email nhận được sau khi đăng ký tài khoản. Sau đó, nhấn vào đường dẫn kích hoạt tài khoản trong email. Đợi cho tài khoản được kích hoạt thành công, bạn truy cập vào địa chỉhttps://family.qustodio.com và đăng nhập với thông tin tài khoản trên.
Giao diện web hiện ra khá đơn giản, các thẻ trên web tương ứng với các tài khoản của mỗi đứa trẻ. Bạn chọn tài khoản của trẻ muốn thiết lập quyền> nhấn tiếp Rules & Settings. Tại đây lại có thêm 2 thẻ chức năng, tương ứng với 2 nhóm quyền cấp cho trẻ.
- Web Browsing Rules: Quyền truy cập các trang web
Mặc định, Qustodio đã thống kê và phân nhóm các địa chỉ web trong mục Website categories. Bạn chỉ việc nhấn chuột lên một tên nhóm và chọn một trong ba quyềnAllow website's catelory (cho phép trẻ truy cập nhóm địa chỉ đó), Block website's category (cấm trẻ truy cập nhóm địa chỉ đó), Monitor website's category (cho phép trẻ truy cập nhóm địa chỉ web, nhưng sẽ có thông báo đến người quản trị về thao tác này).
Chọn các nhóm địa chỉ web trẻ có thể truy cập.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào những địa chỉ web muốn chặn (Block), cho phép (Allow) hay kiểm soát (Monitor) trong quá trình trẻ sử dụng Internet, bằng cách nhập địa chỉ trang web vào ô Add website exception> chọn quyền sẽ áp dụng> nhấn Add.
Thêm địa chỉ web muốn chặn.
Hơn nữa, Qustodio còn giúp loại bỏ các kết quả không phù hợp với trẻ khỏi danh sách tìm kiếm từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến. Để tính năng này có hiệu lực, bạn chọn YES ở Enforce Safe Search. Bên cạnh đó, bạn chọn YES để cho phép trẻ truy cập những địa chỉ web chưa có trong các nhóm, danh sách ở trên hoặc chọnNO để cấm.
- Time Usage Limits: Giới hạn thời gian lên mạng và sử dụng máy tính
Trong nhóm Internet usage schedule, bạn chọn YES ở Enable schedule để thiết lập các khoảng thời gian mà trẻ được quyền sử dụng Internet. Các khoảng thời gian được chia nhỏ theo từng giờ, bạn nhấn chuột trái vào một ô vuông để cho phép hay ngăn cản trẻ sử dụng Internet (màu đỏ là cấm, màu xám là cho phép).
Thiết lập khoảng thời gian trẻ được phép truy cập Internet.
Ngoài ra, tại nhóm Time allowance còn cung cấp tính năng thiết lập số giờ trẻ có thể lên mạng trong những ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6 (Weekday allowance) và trong hai ngày cuối tuần - Thứ 7, Chủ Nhật (Weekend allowance).
Thiết lập giới hạn số giờ.
Bên cạnh đó, các tính năng sau sẽ giúp bạn thiết lập linh hoạt hơn khi trẻ đã sử dụng hết thời gian cho phép: Lock navigation (không cho phép lên mạng, nhưng vẫn cho trẻ sử dụng máy tính), Lock computer (Không cho phép trẻ sử dụng máy tính dù Online hay Offline), Alert me (gửi thông báo đến người quản trị khi trẻ sử dụng hết thời gian cho phép). Bạn chỉ việc chọn YES để các tính năng trên có hiệu lực, ngược lại thì chọn NO.
Thiết lập sau khi hết thời gian truy cập cho phép.
Xem thông tin quá trình dùng máy tính của trẻ
Thẻ Activity Summary trên giao diện xuất hiện sau khi đăng nhập hệ thống Portal của Qustodio sẽ cho phép bạn theo dõi các thông tin sau. Đây là những hoạt động mà trẻ đã thực hiện trong suốt quá trình sử dụng máy tính.
"Soi" quá trình dùng máy tính của trẻ.
- Total usage time Last 15 days: Thời gian trẻ sử dụng máy tính trong 15 ngày gần nhất.
- Web Browsing Activity: Các trang web đã được truy cập bởi tài khoản của trẻ.
- Search Activity: Mục này cho biết trẻ đã tìm kiếm những nội dung gì trên các bộ máy tìm kiếm trực tuyến.
- Social Activity: Hoạt động của trẻ trên các trang mạng xã hội ảo.
- Devices Used: Liệt kê những thiết bị mà trẻ đã sử dụng trên máy tính.
Và thông tin tổng quan về những thao tác của trẻ trên máy tính, được làm mới sau mỗi 3 giờ và được hiển thị ngay giữa giao diện trang web.
Theo Vietbao
Những chiêu làm đẹp desktop cực ấn tượng Những hướng dẫn đơn giản giúp bạn trang trí máy tính chạy Windows 7 của mình. Chúng ta đang dành rất nhiều thời gian cho máy tính. Vậy tại sao bạn không đầu tư chút công sức để ghi dấu ấn riêng cho hệ thống của mình nhỉ? Loạt hướng dẫn dưới đây dành riêng cho người dùng Windows 7 đấy nhé. 1....