Mách bạn các bước vệ sinh lọc gió điều hòa ôtô đơn giản
Tài xế cần vệ sinh lọc gió điều hòa ôtô đúng cách để đảm bảo hoạt động hiệu quả tốt nhất.
Vệ sinh lọc gió điều hòa ôtô đơn giản. Ảnh: TT
Chức năng của lọc gió điều hòa ôtô
Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc Cabin, Cabin Filter, có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe ôtô.
Đối với các xe sedan, hệ thống điều hòa ôtô luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào rất có hại cho hệ thống điều hòa làm mát của xe.
Video đang HOT
Bởi vậy, người dùng ôtô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000km, thay mới lọc gió sau 20.000km. Trong quá trình sử dụng, nếu không khí đi qua điều hòa giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu… nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.
Các bước vệ sinh lọc gió điều hòa ôtô
1. Lấy lọc gió ra khỏi vị trí, gõ nhẹ xuống sàn để bụi và cát kích thước lớn rơi ra.
2. Dùng máy xịt không khí (hoặc máy hút bụi) làm bong các lớp bụi bẩn bám vào lọc gió. Đặc biệt, hiện nay có nhiều dung dịch chuyên dụng hỗ trợ vệ sinh lọc gió, bạn nên dùng súng xịt để làm sạch.
3. Tuyệt đối không chà rửa lọc gió bằng cách nhúng vào nước vì sẽ làm hỏng lọc gió, trường hợp nếu lọc gió quá bẩn không thể làm sạch hoặc bị rách thì nên thay lọc gió mới.
4. Sau khi làm sạch bụi bẩn, đem lọc gió lắp lại vị trí cũ. Lưu ý tránh lắp lọc gió ngược chiều.
5. Dùng tay nhấn nhẹ 4 góc giúp gioăng lọc gió khít vào rãnh trong hộp chứa.
6. Lắp lọc gió đúng vị trí và tiến hành đậy nắp, cố định lại bằng chốt gài, bằng đai ốc hay vít cấy.
7. Cuối cùng là khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay kiểm tra cổ góp xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.
Có nên bật điều hòa ôtô khi tiết trời vào thu
Khi thời tiết chuyển lạnh, rất nhiều tài xế không sử dụng điều hòa khi lái xe, làm như vậy liệu có hợp lý?
Theo các chuyên gia về ôtô, ngay cả khi không muốn làm mát xe, bạn vẫn nên bật điều hòa không khí trên ôtô vài tuần một lần (mỗi lần khoảng 10 phút) để nước làm mát có thể tuần hoàn khắp hệ thống.
Các chất làm mát có chứa một loại chất bôi trơn giúp các lót cao su và hệ thống đường ống luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, khi không sử dụng điều hòa thường xuyên, hơi ẩm sẽ bám vào các ống thông khí gây ra nấm mốc và vi khuẩn. Khi điều hòa được khởi động lại sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng không hoạt động, những vi khuẩn này sẽ được thổi vào trong xe.
Để không cảm thấy lạnh khi dùng điều hòa không khí trên ô tô vào mùa đông, cách tốt nhất là bạn hãy bật máy sưởi. Ảnh: Cardriver
Không thể phủ nhận điều hòa không khí là một công cụ quan trọng giúp người sử dụng xe duy trì tầm nhìn. Nó không chỉ làm lạnh không khí trong xe mà còn có chức năng sấy khô.
Điều đó có nghĩa là sử dụng điều hòa sẽ giúp loại bỏ độ ẩm trong không khí, đặc biệt là rất hữu dụng trong mùa đông. Hệ thống này giúp kính chắn gió và cửa sổ xe không bị mờ. Khi bật điều hòa, lượng hơi nước bám trên bề mặt kính chắn gió sẽ lập tức bốc hơi. Ngay cả độ ẩm trong hơi thở của bạn cũng bị phân tán vào không khí thay vì đọng trên kính chắn gió.
Làm thế nào để không cảm thấy lạnh khi bật điều hòa khi trời lạnh?
Để không cảm thấy lạnh khi dùng điều hòa không khí trên ôtô vào mùa lạnh, cách tốt nhất là bạn hãy bật máy sưởi. Làm như vậy, máy lạnh vẫn chạy, có thể giữ được các chất bôi trơn và hút ẩm trong xe mà người ngồi trong xe vẫn cảm thấy ấm áp.
Sử dụng điều hòa sẽ khiến xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn. Sau khi tắt điều hòa, bạn nên mở cửa sổ để làm sạch hơi sương trên kính xe.
Nên nhớ rằng hệ thống điều hòa bao gồm các thành phần chuyển động, vì vậy, các bộ phận này sẽ bị hao mòn nhanh khi sử dụng thường xuyên. Cách tốt nhất để bảo vệ hệ thống này bật/tắt khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm đến hao mòn hay chi phí nhiên liệu tăng thêm, không có lí do gì mà bạn không để điều hòa ở chế độ "on".
Bọc vô lăng ô tô 5 năm, chủ xe xót xa hối hận Nếu không vệ sinh và chăm sóc bọc vô lăng đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không ngờ tới, có thể làm hỏng cả chiếc vô lăng nguyên bản của xe. Hốt hoảng khi gỡ vỏ bọc ra khỏi vô lăng Bọc vô lăng (hay còn gọi là ốp vô lăng) là một loại phụ kiện ô tô...