Mách bạn 7 tư thế yoga điều trị hen suyễn hiệu quả nhanh
Dưới đây là 7 tư thế yoga điều trị hen suyễn giúp người bệnh kiểm soát sự căng thẳng, ngăn chặn các cơn hen tái phát hiệu quả.
Các bài tập yoga điều trị hen suyễn không chỉ giúp người bệnh cảm giác thoải mái hơn mà còn duy trì thói quen lành mạnh cho sức khỏe. Luyện tập yoga đúng kỹ thuật sẽ gồm các bước như tập thở (thở đều, thở chậm, thở sâu) để điều chỉnh hơi thở giúp duy trì tốc độ thở ổn định, cải thiện chức năng phổi cho người bị hen.
1. Tư thế Yoga Con Cá (Fish Pose)
Tác dụng: Là một trong những bài tập yoga điều trị hen suyễn được nhiều người biết đến bởi nó có tác dụng mở khoang ngực và giúp người bệnh hen có thể đẩy hơi thở tốt hơn.
Cách thực hiện:
Để thực hiện tư thế yoga con cá, bạn nằm ngửa trên một tấm thảm, tiến hành duỗi hai chân thẳng trên sàn và khép vào nhau. Đặt hai tay xuống phía dưới sàn và thực hiện đẩy ngực lên, ngửa cổ về phía sau. Lưu ý phương pháp yoga này nhằm dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, đảm bảo lồng ngực được mở rộng tối đa để tăng hơi thở của người bệnh.
Tư thế yoga con cá tốt cho người bệnh hen suyễn
2. Tư thế Yoga Cây Cầu (Bridge Pose)
Tác dụng: Nhắc đến bài tập yoga điều trị hen suyễn không thể không nhắc đến yoga cây cầu. Đây là phương pháp có tác dụng thư giãn và mở rộng các khoang phổi, giảm các bệnh về hô hấp, thúc đẩy sự hoạt động của đường hô hấp và phổi tốt hơn.
Cách thực hiện: Để thực hiện tư thế cây cầu, người bệnh cần nằm trên sàn, đầu gối co lên, bàn chân tiến hành đặt chắc trên mặt sàn như tư thế ngồi. Dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên tới khi bắp đùi song song với mặt sàn, thở ra đều để luyện thở. Cố gắng giữ tư thế trong khoảng một phút và tăng lên cho những lần tập sau.
Tư thế yoga cây cầu
3. Tư thế Yoga Trồng Cây Chuối (Headstand Pose)
Video đang HOT
Tác dụng: Tư thế trồng cây chuối là bài tập yoga điều trị hen suyễn mang đến nhiều năng lượng cho phổi, giúp kiểm soát và xoa dịu các cơn hen phế quản hiệu quả.
Cách thực hiện: đặt hai bàn tay xuống sàn nhà, nhấc hai chân khỏi sàn nhà, hạ đầu xuống sàn sao cho trọng lực tập trung vào vai, cánh tay, cổ tay. Luyện tập hàng ngày đây sẽ là bài tập yoga điều trị hen suyễn hiệu quả cao.
Tư thế yoga trồng cây chuối
4. Tư thế Yoga Cái Cung (Bow Pose)
Tác dụng: Tư thế yoga cái cung là tư thế yoga tốt cho người hen suyễn bởi tư thế này giúp căng giãn cơ ngực và tạo áp lực để phổi hoạt động tốt hơn, giúp tăng công suất hít thở cho phổi.
Cách thực hiện: Thực hiện tư thế cái cung bằng cách nằm sấp và để hai tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể. Tiến hành gập 2 đầu gối sau đó đưa hai tay thẳng ra phía sau để kéo lấy cổ chân tạo thành hình vòng cung và hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất, mặt hướng về phía trước. Nên giữ tư thế này ổn định và chú ý đến hơi thở trong khoảng 15 – 20 giây sau đó thư giãn là một trong bài tập yoga điều trị hen suyễn nên áp dụng thường xuyên.
Tư thế yoga cái cung tốt cho việc luyện hơi thở
5. Tư Thế Yoga Rắn Hổ Mang (Cobra Pose)
Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang là một trong những bài tập yoga điều trị hen suyễn tốt bởi tư thế này phần ngực sẽ được kéo căng hơn nhờ đó tăng khả năng hít thở và hoạt động của phổi.
Cách thực hiện: Tiến hành nằm sấp xuống sàn sau đó dang hai chân rộng bằng hông và lòng bàn tay đặt úp xuống sàn, bên cạnh đầu. Dùng tay làm điểm tựa để nâng thân và đầu cao đồng thời hít vào, thở ra từ từ và hạ đầu xuống sàn.
Tư thế yoga rắn hổ mang
6. Tư thế Yoga Đứng Bằng Vai (Shoulder Stand Pose)
Tác dụng: Tư thế đứng bằng vai là tư thế tốt cho hô hấp và là bài tập yoga điều trị hen suyễn.
Cách thực hiện: Thực hiện bằng cách nằm ngửa và hai đầu gối tiến hành gập lại, sau đó cho hai cánh tay xuôi theo thân người và úp lòng bàn tay xuống. Hai khuỷu tay chống xuống sàn, hai đầu gối được kéo về phía trước, nông mông lên. Dùng tay đỡ hông và toàn thân lên, dồn trọng lực lên vai, giữ cột sống thẳng, thở ra hít vào đều đặn.
7. Tư thế Yoga Vặn Cột Sống (Twised Seated Pose)
Tác dụng: tư thế yoga vặn cột sống là một tư thế quan trọng giúp phổi hoạt động tốt, là bài tập yoga điều trị hen suyễn được nhiều người lựa chọn. Tư thế này giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh hen phế quản.
Cách thực hiện: Thực hiện bằng cách ngồi thẳng lưng, mở rộng hai chân trước mặt. Tiến hành uốn cong đầu gối trái, đưa chân phải về phía mông trái để chân chạm sàn, chân phải chạm vào mông bên trái. Tiến hành đưa tay phải qua bên trái sao cho phần cẳng tay trên bắp chân. Cuối cùng tiến hành xoay thân bên trái cùng đầu, cổ, vai và nâng phần cằm ngang vai trái, quay người nhìn ra sau.
Tư thế Yoga vặn cột sống
Những bài tập yoga điều trị hen suyễn trên mang tính chất tham khảo và hỗ trợ điều trị bệnh. Để ổn định bệnh bạn cần kết hợp luyện tập hàng ngày và có chế độ ăn uống, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phương Nguyễn
Viêm mũi dị ứng: Biến chứng và hậu quả khi không điều trị
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, thường hay tái phát, nếu không được dự phòng và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân hen suyễn.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng nguyên gây ra. Do viêm nên lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: không khí lạnh, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, lông thú nuôi, nấm mốc, các loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản hoặc có tính kích thích như hạt tiêu, ớt...
Triệu chứng của VMDƯ thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng với các biểu hiện: Hắt hơi đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng; Ngứa mũi, đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài; Chảy nước mũi trong, thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi;
Tắc ngạt mũi do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi và đau mặt, sưng quầng mí mắt dưới, có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi...
Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
Biến chứng và hậu quả khi không điều trị
Nếu bệnh nhân VMDƯ không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến các hậu quả như tắc ngạt mũi kéo dài gây đau đầu, mất ngủ dẫn đến kém tập trung vào ngày hôm sau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Tắc ngạt mũi kéo dài dẫn đến bệnh nhân phải thở bằng miệng lâu ngày sẽ dẫn đến một số biến dạng khuôn mặt như răng vẩu ra, cằm đưa ra phía trước. Mất ngủ kéo dài dẫn đến mắt thâm quầng, nếp nhăn ngang mũi do chà xát mũi vì ngứa.
Còn nếu VMDƯ không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang; Do viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa; Do ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động... Ngoài ra, khi bị VMDƯ, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.
Đặc biệt, VMDƯ có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây VMDƯ cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân VMDƯ kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị VMDƯ nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Người bệnh cần làm gì?
Khi có biểu hiện mắc bệnh VMDƯ, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng hoặc dị ứng để khám và được hướng dẫn điều trị. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng. Về dùng thuốc, bác sĩ có thể cho dùng các loại thuốc kháng viêm dạng xịt hoặc uống, thuốc kháng histamin.
Để giảm ngạt mũi, người bệnh có thể dùng thuốc thông mũi, tuy nhiên, tránh sử dụng kéo dài và phải theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi, tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, làm sạch niêm mạc mũi giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc mũi.
Đối với bệnh nhân hen có VMDƯ, cần điều trị dự phòng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần hết sức lưu ý ngay khi có các triệu chứng VMDƯ, phải khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây kích phát cơn hen.
Để phòng bệnh VMDƯ, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, cần giữ môi trường sống trong sạch, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ sạch đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, nệm chiếu; Không nuôi chó, mèo trong nhà; Đeo khẩu trang khi ra đường; Hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, nước hoa, hương liệu, hóa chất có thể gây dị ứng;...
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh, tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột. Vào buổi sáng, nên dùng hai bàn tay chụp lại hai bên cánh mũi và miệng, day và xoa dọc hai bên cánh mũi khoảng vài phút giúp làm ấm và lưu thông mũi.
Những điều cần nhớ
VMDƯ là một bệnh mạn tính rất hay tái phát. Khí hậu lạnh và sự gia tăng khói bụi, môi trường ô nhiễm ở nước ta hiện nay càng làm cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên ngừng thuốc khi mới có dấu hiệu giảm triệu chứng. Không lạm dụng thuốc nhỏ thông mũi, dùng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc và khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh cần tái khám đúng lịch để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp tùy theo diễn biến của bệnh.
BS. Nguyễn Thị Bích
5 loại trái cây tốt cho phụ nữ có thai Dưới đây là những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, vitamin, phụ nữ có thai nên sử dụng nhiều để nâng cao sức khỏe. Táo: Táo rất giàu chất dinh dưỡng, được chứng minh là có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài việc chứa Vitamin A và C, táo cũng là nguồn cung cấp kali, chất xơ rất tốt cho...