Macedonia khởi động đàm phán gia nhập NATO
Hãng tin Anadolu ngày 18-10 (giờ địa phương) đưa tin, Macedonia đã bắt đầu tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), sau hơn 10 năm theo đuổi khối này và vướng phải tranh chấp về tên gọi với một vùng lãnh thổ phía Bắc Hy Lạp.
Theo lời mời chính thức của NATO đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh của khối này tại Brussels hồi tháng 7 vừa qua, Macedonia hôm 18-10 (giờ địa phương) đã khởi động đàm phán để gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới nối hai bờ Đại Tây Dương, sau nhiều năm theo đuổi.
Analodu dẫn lời một số quan chức Macedonia cho biết, cuộc đàm phán kéo dài hai ngày được diễn ra tại trụ sở của NATO ở Brussels sẽ tập trung vào các vấn đề cốt lõi như an ninh, quốc phòng, tư pháp, tài chính và đặc biệt là lộ trình gia nhập của Macedonia.
Họp báo của NATO và Macedonia về việc khởi động quá trình đàm phán. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, đại diện của NATO cho biết, trong quá trình diễn ra các vòng đàm phán, Macedonia cũng cần song song thúc đẩy nhanh chóng việc đổi tên nước, vốn đã đề ra trong Hiệp định Prespa với Hy Lạp vào hồi tháng 6, chấm dứt tranh cãi suốt ba thập kỷ về việc Macedonia trùng với tên của một khu vực phía Bắc của nước này.
Video đang HOT
Hiện tại, tuy vấp phải một số khó khăn tới từ phía đảng phái đối lập, nhưng Quốc hội Macedonia vẫn đang tiếp tục tranh luận sửa đổi hiến pháp về việc đổi tên nước theo đề xuất của chính phủ.
Bà Oana Lungescu, phát ngôn viên của NATO bà Oana Lungescu trong cuộc họp báo mới nhất khẳng định, Macedonia đang đứng trước một cơ hội lịch sử để trở thành thành viên của đại gia đình NATO, giúp củng cố hòa bình và ổn định tại khu vực Tây Balkan.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Ngoại trưởng Nikos Kotzias.
Được biết, Macedonia lần đầu tiền được mời gia nhập NATO vào năm 2008 nhưng do vướng phải tranh chấp với Hy Lạp về tên gọi nên từ đó đến nay vẫn chỉ được coi là một đối tác của NATO.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã chấp nhận đơn từ chức của Ngoại trưởng Nikos Kotzias vào hôm 17-10, sau cuộc tranh cãi trong nội các Athens về thỏa thuận đổi tên nước với Skopje.
Theo Reuters, ông Kotzias đã mâu thuẫn với Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos, đồng thời là Chủ tịch đảng “Những người Hy Lạp độc lập” theo đường lối dân tộc, và là đối tác trong liên minh cầm quyền tạo nên chính phủ của Thủ tướng Tsipras. Ông Kammenos đe dọa rời khỏi liên minh cầm quyền và chuyển sang phe đối lập vì tranh cãi trên.
Theo cand.com.vn
Khó lường tình thế Macedonia trước ngưỡng cửa NATO, EU
Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không
Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không. Động thái này được chính phủ thân phương Tây của Macedonia thúc đẩy nhằm giải quyết tranh chấp về tên gọi với Hi Lạp nhiều năm nay và mở đường cho nước này gia nhập NATO và EU.
Vấn đề tranh chấp tên gọi này đã là rào cản đối với việc Macedonia muốn tham gia các tổ chức phương Tây lớn kể từ khi tách khỏi Nam Tư vào năm 1991.
Người dân Macedonia đứng trước một cột mốc quan trọng của quốc gia. (Nguồn: Reuters)
Hy Lạp, nơi một tỉnh miền bắc của họ có tên là Macedonia, luôn cho rằng tên của quốc gia Macedonia muốn tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh thổ trên của họ. Hi Lạp luôn phủ quyết Macedonia gia nhập NATO và EU, và buộc nước này phải tham gia Liên Hợp Quốc dưới tên Cộng hoà Nam Tư cũ Macedonia FYROM.
Cuộc trưng cầu dân ý này là một trong những trở ngại cuối cùng để thông qua thoả thuận ngày 17/6 giữa Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia.
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cho rằng, việc chấp nhận một cái tên mới là một cái giá đáng để trả cho việc gia nhập EU và NATO. Tuy nhiên, phe phản đối nói rằng việc đổi tên sẽ làm suy yếu bản sắc dân tộc của nước này, nơi đa số dân cư là người Slavic. Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov nói ông sẽ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý.
Cuộc trưng cầu dân ý mở cửa từ7 giờ sáng và đóng cửa lúc 7 giờ tối để khoảng 1,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Câu hỏi trong lá phiếu trưng cầu là: "Bạn có ủng hộ trở thành viên NATO và EU cùng với việc chấp nhận thỏa thuận với Hy Lạp" hay không.
Cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến nghị và không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng đa số thành viên của quốc hội cho biết họ sẽ tuân theo kết quả cuộc trưng cầu này để ra quyết định. Thoả thuận đổi tên cần sự ủng hộ của 2/3 trong quốc hội.
Để cuộc trưng cầu hợp lệ, ít nhất 50% cử tri phải bỏ phiếu và phần lớn trong số họ phải đồng ý với thoả thuận đổi tên.
Theo toquoc
NATO "mở cửa" nghênh đón Macedonia, đẩy cao sức nóng chia rẽ trong EU Liên minh Châu Âu bị chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không, nhưng NATO vẫn sẵn sàng chào đón Skopje. EU chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không. Ảnh: Reuters. Với sự ủng hộ đàm phán thành viên từ các chính phủ EU khác và Ủy ban Châu Âu,...