Macau đóng cửa tất cả sòng bài vì siêu bão
Macau, một trong những kinh đô cờ bạc của thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử đã lâm vào tình trạng “đóng băng” sau khi giới hữu trách cảnh báo đặc khu hành chính này sẽ bị ngập nặng.
Du khách trước casino Lisboa nổi tiếng tại Macau AFP
Chính quyền Macau đã hứng chỉ trích kịch liệt từ người dân khi bão Hato đổ bộ hồi năm ngoái. Khi đó, giới hữu trách bị cho là không được chuẩn bị ứng phó đầy đủ, dẫn đến tổn thất trên diện rộng và 12 người chết.
Rút kinh nghiệm, chính quyền đặc khu hành chính của Trung Quốc vào cuối ngày 15.9 tuyên bố đóng cửa toàn bộ 42 sòng bài trên địa bàn trước khi siêu bão Mangkhut ập vào miền nam nước này, dự kiến trong chiều tối nay 16.9. Quyết định đã được Trưởng đặc khu Thôi Thế An thông qua với sự đồng thuận của giới chủ sòng bài.
“Việc ngưng hoạt động casino là nhằm đảm bảo sự an toàn cho nhân viên sòng bài, du khách và người dân địa phương”, AFP hôm 16.9 dẫn thông báo từ chính quyền Macau cho hay.
Video đang HOT
Các sòng bạc sẽ ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới, trong khi chính quyền đặc khu nâng cảnh báo bão lên mức cao thứ hai.
Sáng nay, chính quyền Hồng Kông cũng nâng lệnh báo động bão lên đến mức cao nhất, sơ tán hàng trăm người dân khỏi khu vực bờ biển, đồng thời cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, theo Reuters. Hàng chục ngàn hành khách bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế ở Hồng Kông do nhiều chuyến bay bị hủy.
Trước đó, siêu bão Mangkhut tàn phá khu vực rộng lớn trên đảo Luzon của Philippines, gây ra mưa lớn và lở đất nghiêm trọng.
Chính phủ Philippines vẫn đang thu thập dữ liệu về con số thương vong và đánh giá thiệt hại do hệ thống điện lẫn thông tin liên lạc tại những khu vực siêu bão đi qua đã bị hư hại.
Ông Francis Tolentino, điều phối viên ứng phó thảm họa tự nhiên của chính phủ Philippines, cho biết đến thời điểm này có ít nhất 25 người thiệt mạng.
Theo TNO
Một loạt bão nhiệt đới cùng lúc càn quét các đại dương
Nhiều quốc gia trong khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đang khẩn trương ứng phó thiên tai, trong khi những cơn bão mới chuẩn bị hình thành.
Các cơn bão hiện tại và sắp hình thành trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ảnh: Twitter/Jamaica Weather
Thế giới đang đối mặt với số lượng kỷ lục các cơn bão lớn đồng loạt hình thành, đặt ra mối nguy hiểm lớn. Nhà khí tượng học Tim Heller đăng trên Twitter rằng ông "chưa từng thấy nhiều biến động tại vùng nhiệt đới cùng một lúc như vậy" trong suốt 35 năm sự nghiệp, theo RT.
Florence, siêu bão được dự đoán là "nguy hiểm nhất trong lịch sử Carolina", di chuyển qua Đại Tây Dương và đổ bộ vào Mỹ, khiến người dân phải sơ tán trên quy mô lớn. Giới chức Mỹ đã kêu gọi di tản hơn 1,4 triệu người tại Carolina và Virginia để ứng phó với siêu bão. Cùng với Maryland và Washington DC, các bang này đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Tại phía đông của Đại Tây Dương, bão Helene đang đi theo hướng đông bắc về phía châu Âu, theo Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, cơn bão cấp 1 này dự kiến suy yếu dần trước khi tới đất liền vào tuần sau.
Trong khi đó, tại vùng biển Caribbe, bão nhiệt đới Isaac đang quét qua quần đảo Lesser Antilles với tốc độ gió hơn 70 km/h. Cơn bão này cũng được dự đoán suy yếu và đổ bộ Jamaica dưới dạng áp thấp nhiệt đới vào ngày 17/9.
Joyce, một cơn bão khác hình thành tại Đại Tây Dương, đang hướng về phía quần đảo Azores của Bồ Đào Nha và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào tuần tới.
Tuy nhiên, khu vực Đại Tây Dương vẫn cần chuẩn bị kế hoạch ứng phó, bởi các nhà khí tượng học hôm qua cho biết một cơn bão nhiệt đới khác có thể hình thành trong 48 giờ tới, sau khi họ phát hiện sự xáo trộn ở trung tâm Vịnh Mexico.
Thời tiết xấu cũng đang hoành hành tại khu vực Thái Bình Dương với siêu bão Mangkhut chuẩn bị đổ bộ miền bắc Philippines. Người dân đã dùng các tấm gỗ chặn cửa kính, gia cố nhà cửa bằng dây thừng và dùng thuyền đánh cá di chuyển đến nơi an toàn.
Cũng tại Thái Bình Dương, bão nhiệt đới Olivia dự kiến di chuyển qua các đảo ở Hawaii, gây mưa lớn và lũ quét, thậm chí "đe dọa tính mạng" người dân. Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cảnh báo sóng cao và gió giật có thể làm mất điện và đổ cây cối.
Washington Post giải thích sự hình thành đồng thời của các cơn bão tại Đại Tây Dương là do sự kết hợp đột ngột của hai yếu tố năng lượng và gió. Các cơn gió mạnh trong khí quyển có thể ngăn chặn sự phát triển của bão ở độ cao thấp, nhưng hiện các luồng gió tại khu vực này đều khá yếu. Thêm vào đó, sự thay đổi tốc độ và hướng gió đột ngột, hay còn gọi là hiện tượng gió đứt, đã đạt đến mức tối thiểu, khiến bất cứ sự xáo trộn nào cũng trở thành bão.
Theo Ánh Ngọc (VNE)
Quan chức Đài Loan tự tử ở Nhật Bản vì áp lực sau chiến dịch sơ tán bão Jebi Một đại diện ngoại giao Đài Loan đã tự tử tại nhà riêng ở Osaka, Nhật Bản sau khi hứng chịu hàng loạt chỉ trích vì đã không hỗ trợ khách du lịch Đài Loan bị mắc kẹt ở Nhật Bản do siêu bão Jebi, khiến một số người Đài Loan bị yêu cầu phải xác nhận là công dân Trung Quốc mới...