Mặc tỉnh ra công điện khẩn về mưa lũ, người dân vẫn lội sông quăng chài
Cơn mưa kéo dài từ đêm 25.6 đến sáng 26.6 khiến nước từ đầu nguồn đổ về ngày càng nhiều. Dọc con sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, rất đông người dân buông cần, văng chài bắt cá.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết trong ngày 26.6 nguy cơ lớn xảy ra sạt lở đất, lũ quét ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu (Quảng Ninh); Mẫu Sơn, Lục Bình, Đình Lập (Lạng Sơn) và ngập úng tại thành phố Hải Phòng.
Cơn mưa nặng hạt kéo dài qua đêm đã khiến nước từ khắp các nơi đổ về. Đến trưa hôm nay nước tại sông Kỳ Cùng bắt đầu dâng cao và chảy xiết. Bỏ qua những lo âu, phiền muộn mưa lũ nhiều người dân lại tìm đến thú vui tiêu khiển câu cá, thả lưới, kéo vó bắt cá.
Dọc đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận TP. Lạng Sơn hôm nay thu hút hàng chục “cần thủ” trong vùng đổ về để thả câu. Theo người dân cho biết, do nước lũ về cá từ trong các ao, đầm tràn ra rất nhiều nên người dân dùng mọi biện pháp để đánh bắt.
Từ quăng chài, cất vó hay thả cần câu để bắt cá.
Video đang HOT
Người dân bắt được dưới sông chủ yếu các loại các như: Chép, rô phi, trôi, trắm… chỉ sau vài lần quăng chài, cất vó.
Trung bình con to nhất mà các “cần thủ” có thể câu được có cân nặng khoảng 2-3kg. Mỗi người có thể câu, bắt được vài cân cá và chủ yếu nấu ăn gia đình, mang biếu chứ không mang bán.
Chú Mai Hữu Trung ở phường Đông Kinh cho biết: “Thường khi nước lũ về thì có nhiều cá nên tôi cùng một vài người bạn lại rủ nhau ra đây câu. Nếu thuận lợi, một ngày một người có thể bắt được vài kg cá. Hôm nay tôi ra đây ngồi từ 10h đến giờ cũng bắt được kha khá.
Chú Trung cho biết: “Nước đang đổ dồn về, nhiều nơi phía dưới bắt đầu ngập không biết đến khi nào mới rút. Lũ thì cũng đã lũ, ngập thì cũng đã ngập trong khi đó mình có biết phải làm sao đâu nên đành đi thả lưới, buông cần cho đỡ buồn”.
Dọc bờ sông Kỳ Cùng cách đoạn không xa một tốp người cũng đang buông cần. Những người dân này thường câu đến chiều muộn thậm chí qua đêm vì câu đêm có thể sẽ được nhiều cá lớn hơn.
Hiện tại mưa đã ngớt, trời quang đãng trở lại nguồn nước đổ về ngày càng nhiều khiến mực nước sông Kỳ Cùng đang dâng. Chưa có thiệt hại lớn về hoa màu và con người. Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu vẫn tiếp tục hình thành và phát triển mạnh trên khu vực Đông Bắc, tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang. Lượng mưa đo được trong 6 giờ qua (từ 1h30 đến 7h30 ngày 26.6) ở Quảng Hà (Hải Phòng): 123mm; Tiên Yên (Quảng Ninh): 91,3mm; Mẫu Sơn (Lạng Sơn): 52mm; Đình Lập (Lạng Sơn): 43mm…
Lạng Sơn: Ban hành công điện khẩn về phòng, chống lũ quét
Chiều ngày 26.6, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công điện khẩn chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, các sở, ngành, các cơ quan tập trung chỉ đạo ứng phó, với tình hình của mưa, lũ và sạt lở đất.Trong Công điện khẩn, UBND tỉnh có nêu rõ cần có phương án ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; ảnh hưởng đến Kỳ thi trung học phổ thông, kịp thời bố trí các phương tiện chuyên dụng hỗ trợ thí sinh tham gia giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngập sâu…để dự thi an toàn, đúng giờ; chủ động xử lý các tình huống phát sinh do mưa lũ, đảm bảo Kỳ thi diễn ra an toàn..Triển khai ngay các phương án, biện pháp bảo đảm an toàn công trình, đặc biệt đối với các công trình hồ, đập có nguy cơ mất an toàn cao; kiểm tra, rà soát, sơ tán, di dời dân ở các khu vực nguy hiểm chú ý các vùng có nguy cơ cao như hạ lưu các đập có nguy cơ mất an toàn, bờ sông, suối, vách núi, khu vực khai thác khoáng sản… đặc biệt dân cư tập trung ven sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Trung, những nơi có nguy cơ sạt lở như thị trấn: Na Sầm, Thất Khê, Lộc Bình, Hữu lũng, Bắc Sơn và T.p Lạng Sơn. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố trong mưa, lũ; tuyên truyền, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn về người và tài sản khi có mưa, lũ.Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh cho biết: đến 13 chiều nay, lượng mưa trên Mẫu Sơn 69 mm; Đình Lập 60 mm; các nơi khác trong tỉnh 16- 40mm. Dự báo trong mai vẫn còn mưa to có nơi mưa rất to.
Theo Danviet
Lai Châu: 2 công nhân lái máy xúc rơi xuống vực đã qua cơn nguy hiểm
Cuối giờ chiều ngày 26.6, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hót sạt sụt, đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Km46 700 Quốc lộ 12 địa phận xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, hai công nhân lái máy cùng hai máy xúc của Công ty Cổ phần Cầu đường bộ một Lai Châu bất ngờ bị đất đá trên ta luy dương sạt, đẩy xuống vực sâu.
Với khoảng 50.000m3 đất đá đổ xuống đã đẩy hai chiếc máy và hai công nhân lái máy xuống vực sâu gần trăm mét và một chiếc máy bị vùi lấp hoàn toàn. Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường tổ chức giải cứu các nạn nhân. Đến 23h các nạn nhân đã được cứu thoát. Rất may cả hai nạn nhân chỉ bị thương và được đưa về cơ sở y tế cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
Đến sáng 27.6 tình trạng sức khỏe của hai nạn nhân đã ổn định theo như xác nhận của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Lai Châu. Tuy nhiên, hiện hai chiếc máy xúc bị vùi lấp dưới vực chưa thể kéo lên.
2 công nhân lái máy đang thi công tại Km46 700 Quốc lộ 12 địa phận xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ bị kéo xuống vực sâu hơn 100m cùng hai cái máy xúc.
Rất may vụ tai nạn đã không xảy ra tổn thất về người.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, mưa lũ tại Lai Châu đã khiến 38 người thương vong. Trong đó, có 14 người chết, 11 người mất tích và 13 người bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản đến cuối giờ chiều 26.6 khoảng 300 tỷ đồng.
Hiện, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lai Châu vẫn đang tiếp tục được các địa phương tập trung thực hiện.
Theo Danviet
Hà Giang: Chồng ngã quỵ trước thi thể vợ con nhấc lên từ đống bùn lạnh lẽo Nhớ lại giây phút nhận cuộc gọi báo tin dữ, anh Cồ tức tốc chạy xe về. Đặt chân đến bản nghèo, anh quỵ ngã trước thi thể vợ và con gái được nhấc lên từ đống bùn lạnh lẽo. Phải mất nửa ngày đường đi bộ, băng qua những khúc đường bị nứt toác, sạt lở, PV mới tiếp cận được rốn...