Mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật nặng vẫn sinh 2 con khỏe mạnh
Sản phụ mang song thai, được phát hiện bị tiền sản giật nặng từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ sinh thành công ở tuần 35 của thai kỳ.
Cặp song sinh chào đời khỏe mạnh dù mẹ bị tiền sản giật nặng, tiểu đường thai kỳ (ảnh: BVCC)
Ngày 20/1, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội cho biết, vừa mổ sinh thành công cho sản phụ Lê Thị Thu T. (SN 1984, Hà Nội) bị tiền sản giật nặng, lấy ra cặp song sinh khỏe mạnh.
Trước đó, từ tuần 32 của thai kỳ, chị T. bat đau xuat hien tinh trang phù kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chỉ số protein niệu cao, ảnh hưởng chức năng gan, chức năng phổi. Sản phụ có tiền sử mổ đẻ cũ 2 lần, cùng với đó đang điều trị tiểu đường thai kỳ nên đến BV Phụ sản Hà Nội thăm khám.
Tại đây, sản phụ được y bác sĩ chăm sóc và theo dõi sát sao. Khi thai được 35 tuần, các bác sĩ nhận định đay la truong hop tien san giat nang nên quyet đinh mo chủ động ở tuần 35 để đam bao an toan, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của ca san phu va em be. Ca mo đuoc thuc hien boi PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV vào chiều ngày 19/1.
Sau gần 1 tiếng thực hiện, ca mổ đã thành công. Kíp mổ lấy ra em mot be trai nang và một bé gái đều có cân nặng 2.300g. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định, hiện đang được chăm sóc tại khoa D3 của BV.
Video đang HOT
TS. BS. Đinh Thúy Linh, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, tiền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).
Bác sĩ Linh cho biết, đối tượng của tiền sản giật rất rộng. Trên thế giới có hơn 10 triệu ca mắc, và khoảng 76.000 thai phụ tử vong mỗi năm do tiền sản giật và các rối loạn cao huyết áp có liên quan. Tiền sản giật là bệnh lý gây nguy hiểm tính mạng cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
Hiện nay, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, từ thời điểm 11 tuần 6 ngày của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thực hiện sàng lọc tiền sản giật, thai phụ sẽ được thực hiện 3 bước, bao gồm đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm.
Hiện tại, BV Phụ Sản Hà Nội thực hiện chương trình: “Miễn phí sàng lọc tiền sản giật cho thai phụ”. Theo đó, tất cả các thai phụ ở tuổi thai 11 tuần 6 ngày – 13 tuần 6 ngày, đến khám tại BV sẽ được thực hiện sàng lọc miễn phí tiền sản giật với đầy đủ 3 bước như trên.
May mắn ca mổ 2 trong 1 của sản phụ 48 tuổi sinh con lần đầu
Trong thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt nguy cơ mắc tiền sản giật với hậu quả rất lớn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết thai phụ chủ quan, chỉ kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi mà quên sàng lọc sức khỏe của chính mình.
Cơ thể bị phù nghĩ là bình thường, nào ngờ...
Mới đây, BV Phụ sản Hà Nội đã điều trị cho sản phụ Nguyễn Thị H. (SN 1972, Hà Nội) bị mắc tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, đồng thời mổ bóc u xơ tử cung. Gia đình cho biết, sản phụ đã 48 tuổi nhưng mới sinh con lần đầu, bởi đã 28 năm chạy chữa hiếm muộn. Trước đó, khi mang thai đến tuần thứ 23, sản phụ được phát hiện tiểu đường thai kỳ, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau đó, sản phụ xuất hiện triệu chứng phù chân - dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiền sản giật.
Một sản phụ được điều trị tiền sản giật tại BV Phụ sản Hà Nội ảnh: BVCC
Khi thai được 34 tuần, chị H. tới BV Phụ sản Hà Nội thăm khám và được chỉ định nhập viện tại khoa Sản bệnh A4 để theo dõi hiện tượng tiền sản giật. Qua siêu âm, bệnh nhân được phát hiện nhân xơ tử cung kích thước 71 x 47 x 74mm. Sang tuần 35, thai phụ được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sau hơn 1 tiếng thực hiện, kíp mổ đã lấy ra bé gái nặng 2,1kg. Khối u xơ tử cung của chị H. cũng được loại bỏ. Tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định.
Trước đó, BV Phụ sản Hà Nội cũng đã cấp cứu thành công cho sản phụ Nguyễn Thị N.B. (SN 1988, ở Hà Nội), bị tiền sản giật. Sản phụ cho biết, từ tuần thai thứ 28 thấy xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, sản phụ cho rằng, đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nên không thăm khám. Sau 3 tuần, hiện tượng phù toàn thân tăng dần, thai phụ xuất hện thêm cơn đau đầu dữ dội nên gia đình đưa đến BV.
Các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng huyết áp cao, phù toàn thân, đau đầu nhiều, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, có triệu chứng phù não. Kết quả xét nghiệm cho thấy, người bệnh rối loạn chức năng gan, thận, kết quả siêu âm phát hiện tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi. Đây là các dấu hiệu và hậu quả của bệnh tiền sản giật nặng. Ngay sau khi hội chẩn, BV chỉ định mổ cấp cứu. Kíp mổ lấy ra em bé nặng 1,2kg rồi chuyển lên khoa Điều trị tích cực của BV. Sản phụ được chăm sóc và theo dõi sát sao tại phòng Hồi sức tích cực. Sau một thời gian chăm sóc, cả mẹ và bé sức khỏe ổn định nên được xuất viện.
Theo các chuyên gia, tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu ca mắc, 76.000 thai phụ tử vong do bệnh này và các rối loạn cao huyết áp có liên quan.
Sai lầm khi không sàng lọc tiền sản giật
TS Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (BV Phụ Sản Hà Nội), cho biết, tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trước và trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân.
Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính.
Bác sĩ Linh cũng cho biết, bệnh nhân bị tiền sản giật sẽ có các triệu chứng như huyết áp đột ngột tăng cao; có protein trong nước tiểu hay những vấn đề về thận; đau đầu; thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng; đau bụng trên; buồn nôn, nôn mửa; đi tiểu ít...
Các chuyên gia cho biết, bệnh tiền sản giật có thể được phát hiện kịp thời từ thời điểm 11 tuần 6 ngày của thai kỳ, sau khi thực hiện sàng lọc. Quy trình sàng lọc này gồm 3 bước: Đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm. "Việc điều trị dự phòng sẽ giúp giảm gần 70% các trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% các trường hợp tiền sản giật trước tuần thai 32", bác sĩ Linh nói.
Hiện nay, đa phần thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh chỉ nhằm phát hiện bệnh lý cho thai nhi mà bỏ qua tình trạng của mẹ. Bác sĩ Linh cho rằng, đây là một sai lầm lớn, bởi tiền sản giật gặp ở 3-5% thai phụ, tức cứ 100 bà bầu sẽ có 3-5 người mắc bệnh lý này. Thậm chí, ở nhiều nơi trên thế giới, con số này là 8/100 thai phụ. Trong khi đó, hậu quả của tiền sản giật rất lớn.
Nếu tiền sản giật xuất hiện sớm, diễn biến bệnh nặng, việc ngừng thai kỳ sẽ khiến em bé đối diện tình trạng sơ sinh non tháng rất nặng, thậm chí nhiều thai nhi không có cơ hội sống sót. Do đó, để phòng tiền sản giật, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của thai nhi, người mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình. Ví như, thực hiện sàng lọc dự phòng tiền sản giật và một số bệnh khác có nguy cơ mắc trong thai kỳ để được phát hiện sớm và điều trị tốt nhất.
Mẹ cạn sạch nước ối ở tuần thai 23, em bé vẫn chào đời khỏe mạnh Chị Y. từng được cho biết em bé trong bụng không có khả năng cứu sống. Tuy nhiên, người mẹ trẻ vẫn tìm kiếm thông tin chữa trị, mong bằng mọi cách có thể giữ con. 6 năm trên hành trình tìm con, chị Nguyễn Thị Y. (SN 1991, trú tại Yên Bái) trải qua 1 lần mang song thai IVF nhưng bị...